Thương hiệu cá nhân của bạn là gì? Làm sao để cải thiện?

Khi người sử dụng lao động sàng lọc đơn xin việc, họ sẽ kiểm tra những ưu và khuyết điểm của các ứng viên theo cách mà bạn, với tư cách khách hàng, đánh giá những ưu và khuyết điểm của một sản phẩm xa xỉ mà bạn dự định tiêu rất nhiều tiền vào nó. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một sản phẩm thành công, bạn cần xây dựng thương hiệu thành công.

Mục lục

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là hình ảnh, giá trị và ấn tượng mà một cá nhân xây dựng và truyền tải cho người khác. Đây là tổng hòa của đặc điểm, kỹ năng, ý thức và tư duy riêng biệt, giúp tạo sự khác biệt và tin tưởng trong kinh doanh và giao tiếp cá nhân.

Ví dụ. Thương hiệu cá nhân của một sinh viên có thể là cách mà người đó học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động ngoại khoá tích cực và truyền tải sự tích cực đó đến mọi người.

Mẹo về thương hiệu cá nhân cho sinh viên.

Hãy suy nghĩ về thương hiệu cá nhân như cách bạn thể hiện mình với người khác. Nhận dạng thương hiệu là tất cả những phẩm chất làm cho bạn khác biệt và độc đáo. Thương hiệu cá nhân có thể rất hữu ích đối với bạn khi bạn đang tìm kiếm việc làm cho sinh viên, bởi nó giúp bạn nổi bật trong đám đông và tạo ấn tượng đáng nhớ và tích cực.

1. Kỹ năng và đặc điểm nội trội.

Hãy suy nghĩ về tất cả các kỹ năng của bạn có thể được sử dụng để củng cố thương hiệu cá nhân của bạn. Tự hỏi bản thân mình:

  • Bạn giỏi trong việc gì và giỏi nhất trong việc gì?
  • Bạn có kỹ năng độc nhất nào giúp bạn nổi bật trong số những ứng viên khác?

Ví dụ. Bạn là một người hoà đồng, có sở thích giúp đỡ mọi người, được đánh giá là một người có thể lắng nghe, thấu hiể và giúp đỡ người khác. Như vậy, có thể nói bạn giỏi trong lĩnh vực Customer Service - một ngành nghề đang rất cần thiết trong chuyển đổi dịch vụ của nước ta hiện nay.

2. Những kinh nghiệm cá nhân.

Hãy hồi tưởng về sự nghiệp của bạn cho hiện tại và ghi lại tất cả những kinh nghiệm của bạn có thể mang lại lợi ích cho thương hiệu cá nhân của bạn. Tự hỏi bản thân:

  • Bạn có kinh nghiệm chuyên môn không?
  • Bạn có kinh nghiệm tình nguyện nào không?
  • Bạn đã từng thắng giải nào chưa?
  • Bạn đã đừng đạt thành tích tốt khi là một thực tập sinh?
  • Bạn đã tốt nghiệp từ một trường đại học uy tín?
  • Bạn đã tốt nghiệp với bằng danh dự?

3. Các giá trị của bạn.

Giá trị là những nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa cho cuộc sống và bản thân bạn. Xác định các giá trị cốt lõi của bạn và sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ quan trọng. 

Ví dụ. Khi tham gia một việc làm Part time được một thời gian, bạn có thể giúp đỡ những người mới bằng kiến thức mà bạn đang có để họ làm quen nhanh với công việc của mình hơn.

4. Đam mê của bạn.

Tất cả chúng ta đều có những niềm đam mê cá nhân nhưng cũng chuyên nghiệp. Tự hỏi bản thân:

  • Tôi thích làm gì khi có thời gian rảnh?
  • Các chủ đề mà tôi có thể nói chuyện không ngừng nghỉ là gì?
  • Những hoạt động nào tôi đam mê?

Ví dụ. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ không tìm kiếm được đam mê của mình, lý do cho việc đó là các bạn chưa tiếp xúc nhiều với những loại hình công việc hoặc hoạt động khác ngoài những hoạt động hằng ngày. Hãy cố gắng tìm hiểu những việc làm Part time phổ biến và học thử một khoá học về những thứ bạn nghĩ bạn sẽ thích như piano hay tiếng Nhật.

5. Danh tiếng hiện tại của bạn.

Hãy suy nghĩ về những tài năng nói lên sự khác biệt của bạn so với những người khác. Tự hỏi bản thân:

  • Có điều gì đó tôi làm tốt hơn bất cứ ai khác không?
  • Những kỹ năng nào người ta thường nhận thấy trong tôi?
  • Bạn đã tìm thấy tài năng số 1 của mình chưa?

Ví dụ. Bạn có một kỹ năng cứng đó là kỹ năng sử dụng phần mềm Photoshop để làm việc một cách hiệu quả. Khả năng sử dụng nhanh cùng với sản phẩm bạn làm ra rất tốt vì vậy đã được mọi người đánh giá bạn cao trong công việc. Như vậy, danh tiếng của bạn như một Designer cũng tăng theo.

6. Bạn muốn tiếp cận với ai.

Bây giờ bạn cần suy nghĩ về công việc lý tưởng. Tự hỏi bản thân mình:

  • Nó có thể ở đâu?
  • Các công ty bạn cần tiếp cận là gì?
  • Tìm kiếm vị trí tuyển dụng liên quan đến vị trí chính xác mà bạn đang nhắm tới.

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, bạn cần đưa ra “elevator pitch” - đoạn giới thiệu ngắn gọn, súc tích, khoảng 150 ký tự về bản thân rằng bạn sử dụng bất cứ khi nào bạn cần giới thiệu bản thân với một đối tác kinh doanh hay một nhà tuyển dụng.

Kết luận.

Qua bài viết trên StudentJob đã lý giải cho các bạn về định nghĩa thương hiệu cá nhân và những cách mẹo cải thiện thương hiệu cá nhân cho sinh viên. Ngoài ra chúng tôi cũng có cả những ví dụ cụ thể cho từng mẹo để các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy cố gắng xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

50+ Câu nói nghệ thuật đối nhân xử thế làm mọi người nể phục
Nghệ thuật đối nhân xử thế không chỉ là việc biết cách nói đúng lúc, đúng chỗ, mà còn là khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người khác, tạo ra một không gian giao tiếp cởi mở, ấm áp.
90+ Câu nói ngọt ngào nhân dịp Valentine cho người yêu
Trong bầu không khí ngọt ngào của ngày lễ tình nhân, hãy để những câu nói tràn đầy tình cảm và lãng mạn thắp lên ngọn lửa của tình yêu. Cùng gửi đến nửa kia những lời chúc ngọt ngào, kết nối trái tim hòa mình vào giai điệu tình yêu đong đầy, và để mỗi dòng chữ như là những cánh hoa, thể hiện tình cảm sâu sắc của chúng ta.
40+ Câu nói ý nghĩa về nhân cách sống và giá trị con người
Nhân cách sống của mỗi người không chỉ là cách thể hiện cá tính bản thân mà còn là biểu hiện của những giá trị tinh thần, phẩm chất riêng biệt. Người ta thường nói rằng "Đôi khi, giá trị của chúng ta không phản ánh qua những thành công hay tài sản mà chính là những cử chỉ nhân từ cùng lòng tử tế." Vì vậy, tư duy cởi mở, lòng nhân ái và sự độ lượng chính là yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách sống đẹp đẽ.