Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi

08/01/2024 16:32
Chuyện công sở
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.

Mục lục

Những dấu hiệu nhận biết một người sếp tồi

Một người sếp tồi có thể gây ra ít nhiều khó khăn cùng căng thẳng cho nhân viên, khiến nhân viên khó phát triển và thăng tiến trong công việc. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết một người sếp tồi:

Thiếu kỹ năng lãnh đạo sáng suốt

Thiếu sự lãnh đạo

Một người sếp nên có kỹ năng lãnh đạo tốt để có thể quản lý và sử dụng nhân viên một cách hiệu quả, đồng thời đem lại lợi ích cho nhân viên

Một người sếp tồi thường thiếu kỹ năng lãnh đạo. Họ không thể truyền đạt rõ ràng mục tiêu và kỳ vọng của mình, không biết cách tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên, hoặc không biết cách giải quyết xung đột cùng xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên.

Sếp không tập trung vào mục tiêu hoặc không định hướng rõ mục tiêu cho nhóm sẽ tạo ra môi trường làm việc mơ hồ, thiếu hướng dẫn, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và động lực của nhân viên. 

Sự thiếu rõ ràng có thể dẫn đến việc nhầm lẫn, tốn thời gian và năng lực của nhân viên không được tận dụng tối đa. Nhân viên cảm thấy không biết rõ mục tiêu công việc và không có hướng để phát triển, từ đó ảnh hưởng đến sự hứng khởi cùng cam kết của họ.

Một người sếp tồi có thể dễ dàng gạt bỏ ý tưởng của nhân viên, không đưa ra sự hỗ trợ trước những tình huống khó khăn mà nhân viên gặp phải. Điều này có thể bắt nguồn từ việc sếp thiếu kiến thức chuyên môn để hướng dẫn hoặc không muốn dành công sức giúp đỡ cấp dưới.

Không tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Một nhiệm vụ của sếp là lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu, khó khăn mà cấp dưới gặp phải, từ đó đưa ra hỗ trợ cần thiết để nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Một người sếp không thừa nhận sự khó khăn của nhân viên hoặc không đưa ra phản hồi mang tính xây dựng sẽ làm giảm động lực và sự gắn kết của cấp dưới.

Việc sếp không quan tâm đến vấn đề cung cấp cơ hội để nhân viên phát triển kỹ năng, tăng cường kiến thức hoặc thăng tiến trong công việc sẽ gây ra cảm giác bị bỏ rơi và thiếu động lực cho nhân viên. Sự thiếu hụt cơ hội phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến lòng trung thành cùng cam kết của họ đối với tổ chức. 

Thiếu giao tiếp cởi mở

Sếp không tạo điều kiện cho sự giao tiếp cởi mở có thể tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và kém linh hoạt. Khi thiếu vắng sự khích lệ hoặc không gian cho những cuộc giao tiếp, nhân viên có thể cảm thấy không tự tin trong việc chia sẻ ý kiến hoặc ý tưởng của họ. Điều này có thể dẫn đến giảm sút sự sáng tạo, cản trở quá trình học hỏi, ngăn cản sự phát triển của nhân viên và cả nhóm.

Sếp thiếu giao tiếp còn tạo ra một môi trường làm việc mập mờ và không hiệu quả. Nếu sếp không thể hoặc không mong muốn giao tiếp một cách rõ ràng, điều này có thể dẫn đến sự bất đồng và nhầm lẫn trong công việc. 

Thiếu giao tiếp có thể gây ra những hiểu lầm, mất thông tin quan trọng và tăng cường cảm giác lo lắng hay căng thẳng trong nội bộ nhân viên. Việc thiếu giao tiếp cũng có thể tạo ra môi trường làm việc thiếu minh bạch, gây hoang mang, lo lắng.

Coi trọng tiểu tiết quá mức

Coi trọng tiểu tiết quá mức

Không nên giám sát và chi li trong mọi công việc, có thể làm nhân viên cảm thấy gò bó khi bị giám sát quá chặt

Những người sếp bị ám ảnh việc giám sát quá mức công việc của cấp dưới có thể cản trở sự tự chủ, sáng tạo và phát triển của nhân viên. Những người sếp này thường mang thái độ kiểm soát mọi khía cạnh công việc mà không tôn trọng ý kiến của nhân viên.

Sếp quá chú trọng vào những chi tiết nhỏ, không đặt nặng vào mục tiêu chung, làm cho nhân viên cảm thấy bị kiểm soát mức độ cao và không có sự tự do trong công việc của mình. Việc quá chú trọng vào tiểu tiết cũng có thể làm chậm quá trình làm việc, gây ra sự không linh hoạt trong cách xử lý vấn đề.

Đối xử không nhất quán hoặc không công bằng

Một người sếp tồi thường đối xử với nhân viên thiếu công bằng hoặc thực hiện các chính sách, quy định không nhất quán. Một trong những biểu hiện phổ biến là sự ưu ái, khi một số nhân viên nhất định luôn nhận được các cơ hội tốt hơn, các dự án hấp dẫn, hoặc được đối xử đặc biệt mà không có sự biện minh rõ ràng dựa trên trình độ hoặc hiệu suất của họ. 

Điều này bao gồm việc đánh giá công việc, thưởng phạt, thăng tiến theo các tiêu chí chủ quan, không rõ ràng. Thái độ không công bằng của sếp có thể tạo ra sự bất mãn và thiếu minh bạch trong môi trường làm việc.

Thiếu sự tôn trọng cần thiết

Hành vi thô lỗ, xúc phạm hoặc lăng mạ là biểu hiện tiêu cực của một người sếp tồi. Những hành động không tôn trọng như nói xấu, chỉ trích gay gắt mà không mang tính chất xây dựng, hoặc lăng mạ công khai sẽ tạo ra một môi trường làm việc kém lành mạnh và không an toàn cho tinh thần nhân viên.

Người sếp thô lỗ thường có thái độ không tôn trọng cơ bản với cấp dưới của mình. Họ có thể sử dụng ngôn từ không thích hợp, cách cư xử khó chấp nhận được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và môi trường chung. Nhân viên cảm thấy không an toàn, không được tôn trọng và không được đánh giá đúng mức, từ đó làm giảm sự hứng khởi và động lực để làm việc.

Những giải pháp cần thực hiện khi có một người sếp tồi

Phải đối diện với một người sếp tồi là một bài toán nan giải đối với bất cứ ai. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể bạn có thể tương tác một cách hợp lý hơn với một người sếp tồi:

Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

Tìm hiểu nguyên nhân

Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người sếp của bạn và cố gắng hiểu sếp hơn

Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến sếp của bạn trở nên tồi tệ. Biết đâu sếp của bạn đang gặp áp lực trong công việc, hoặc có những vấn đề cá nhân cần giải quyết. Áp lực từ công việc có thể làm sếp cảm thấy căng thẳng và khó khăn trong việc quản lý nhân viên. Những vấn đề cá nhân như sức khỏe, gia đình, hoặc môi trường cá nhân cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng cùng cách sếp tương tác với nhân viên.

Việc hiểu được nguyên nhân sâu xa sau hành vi của sếp có thể giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách nhạy cảm hơn và đề xuất giải pháp hỗ trợ hợp lý. Bạn có thể thảo luận với sếp một cách tôn trọng, đặt ra câu hỏi nhẹ nhàng để hiểu thêm về tình hình, cung cấp sự hỗ trợ nếu cần thiết. Đôi khi, việc thể hiện sự quan tâm, đồng cảm có thể giúp sếp cảm thấy được thấu hiểu và mở lòng để giải quyết vấn đề.

Tạo những cuộc trò chuyện với sếp

Thảo luận với sếp về những mối quan ngại hoặc vấn đề mà bạn gặp phải là một cách làm thẳng thắn, đáng được tôn trọng. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu rõ tình hình, xác định những vấn đề cụ thể bạn đang gặp phải. Bắt đầu các cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực để làm rõ những kỳ vọng, mục tiêu. 

Nếu có thể, đề xuất cách cải thiện tình hình, ví dụ như xây dựng với sếp để cải thiện môi trường làm việc. Điều quan trọng là thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của sếp. Đối mặt với tình huống một cách chín chắn và kiểm soát cảm xúc, tránh phản ứng quá mạnh hay xuất hiện sự bực tức.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài

Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề với sếp của mình, hãy tìm người hỗ trợ khác, có thể là những người quản lý cấp cao hơn hoặc bộ phận nhân sự, để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. 

Bạn nên tham khảo lời khuyên từ người cố vấn, đồng nghiệp hoặc các chuyên gia khác trong lĩnh vực, những người có thể đưa ra hướng dẫn và cách làm hiệu quả.

Tập trung vào sự phát triển của bạn

Tập trung vào sự phát triển của bạn

Nếu không quá ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, hãy tập trung vào công việc của bạn

Việc đầu tư vào phát triển cá nhân và chuyên môn nghề nghiệp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong bất cứ cuộc tranh luận nào. Kỹ năng giao tiếp, khả năng lắng nghe, xử lý xung đột và quản lý cảm xúc sẽ tạo dựng một môi trường trao đổi ý kiến tích cực và hiệu quả. Điều này có thể trao cho bạn quyền giải quyết các thử thách một cách độc lập, đồng thời chứng minh giá trị của bạn với công ty.

Khi đối phó với một người sếp tồi, điều quan trọng là phải bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khoẻ tinh thần. Duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống, cùng việc tham gia vào các hoạt động sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

Chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất

Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên xem xét các lựa chọn khác như tìm cơ hội công việc mới hoặc tìm cách để chuyển sang bộ phận có người quản lý khác. Bởi vì một người sếp tốt có thể giúp bạn phát triển và thăng tiến trong công việc, vậy nên điều quan trọng là phải tìm được một người sếp phù hợp.

Hãy chuẩn bị cho trường hợp bạn phải rời khỏi công ty. Bắt đầu tìm kiếm một công việc mới và xây dựng các mối quan hệ với những người có thể giúp đỡ bạn trong tương lai.

Việc đối phó với một người sếp tồi có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và chiến lược. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề một cách kiên nhẫn và thông qua giao tiếp cởi mở thường là con đường khôn ngoan nhất để xử lý tình hình.

Có lẽ người sếp đó không tồi như bạn nghĩ?

Trước khi bạn quyết định rằng sếp của bạn là một người tồi, hãy dành thời gian suy nghĩ xem liệu bạn có đang nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hay không. Có thể bạn đang quá nhạy cảm với những lời chỉ trích, hoặc bạn đang so sánh sếp của mình với một người sếp lý tưởng mà không thực tế.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi để xem liệu bạn có đang đánh giá sếp của mình một cách công bằng hay không:

  • Liệu sếp của bạn có phải đối xử với tất cả nhân viên như nhau không?
  • Liệu sếp của bạn có phải là người có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực của mình không?
  • Liệu sếp của bạn có phải là người có trách nhiệm và đáng tin cậy không?

Nếu bạn trả lời "có" cho những câu hỏi này, tức sếp bạn là một người công tâm, không thiên vị cá nhân, có kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm, thì có thể sếp của bạn không tồi như bạn nghĩ. Có thể bạn chỉ cần học cách thích nghi với phong cách quản lý của họ. Ngoài ra, sau đây là một số lời khuyên về giao tiếp nơi công sở, đặc biệt là với sếp của bạn:

  • Thể hiện sự tôn trọng: Hãy luôn tôn trọng sếp của bạn, ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.
  • Thể hiện sự tích cực: Hãy luôn thể hiện sự tích cực và nhiệt tình trong công việc, không một người sếp nào ghét một nhân viên có trách nhiệm cả.

Nếu bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể cải thiện mối quan hệ với sếp, bạn có thể cân nhắc việc tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì bạn đang có và những gì bạn có thể mất.

Kết luận

Những người sếp tồi thường có thái độ, hành vi không tốt đẹp trong cách quản lý, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường làm việc và sự phát triển cá nhân của nhân viên. Bằng cách nhận ra các dấu hiệu của một người sếp tồi, thực hiện các chiến lược để vượt qua trở ngại, bạn có thể lấy lại quyền kiểm soát nghề nghiệp của mình, đồng thời mở đường cho một sự nghiệp viên mãn, thành công. 

Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, trước khi đưa ra quyết định nào mang tính thay đổi lớn, bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì bạn đang có và những gì bạn có thể mất. Chúc bạn làm việc vui vẻ!

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.
Chuyên môn nghiệp vụ là gì? 5 Ví dụ về chuyên môn nghiệp vụ
Bạn đã từng nghe qua cụm từ “chuyên môn nghiệp vụ” chưa? Đây là một trong những yêu cầu cơ bản yêu cầu người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc. Ở bất kỳ một ngành nghề nào cũng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm này chưa? Hãy để StudentJob giúp bạn hiểu hơn về khái niệm chuyên môn nghiệp vụ qua những ví dụ về chuyên môn nghiệp vụ bạn nhé!