Cách áp dụng phương pháp STAR trong phỏng vấn

15/12/2023 16:08
Mẹo phỏng vấn
Phương pháp STAR là vũ khí bí mật để bạn có thể vượt qua những câu hỏi phỏng vấn khó, biến quá trình phỏng vấn căng thẳng thành cơ hội mà bạn có thể tỏa sáng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn bằng phương pháp STAR, kỹ thuật này có thể cải thiện đáng kể hiệu quả phỏng vấn của bạn. Chúng tôi sẽ liệt kê các ví dụ về các câu hỏi và câu trả lời áp dụng phương pháp STAR, đồng thời trình bày những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.

Mục lục

Phương pháp STAR là gì?

Phương pháp STAR là gì?

Hiểu một cách đơn giản, STAR là từ viết tắt của Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), và Result (Kết quả).

Phương pháp STAR thường được ứng viên sử dụng trong cuộc phỏng vấn nhằm trả lời các câu hỏi về hành vi, cách xử lý tình huống. Câu trả lời dựa trên những ví dụ thực tế bạn đã trải qua như: bạn vượt qua thử thách cùng tình huống khó xử như thế nào, kết quả bạn đạt được ra sao.

Thêm vào đó, bạn rút ra được kinh nghiệm gì cho tương lai, bài học gì cho những khó khăn sau này. Mỗi một từ là một phần trong cấu trúc câu trả lời của bạn. Áp dụng phỏng vấn theo cách này, bạn có thể đem đến câu trả lời vừa toàn diện vừa dễ hiểu cho người đối diện theo dõi.

Bạn đã hiểu về khái niệm phương pháp STAR?

  • Situation (Tình huống): Bạn đặt ra những bối cảnh, những tình huống trong câu trả lời của bạn, đảm bảo có liên quan đến câu hỏi.
  • Task (Nhiệm vụ): Thử thách hay mục tiêu của bạn là gì? Cố gắng làm nổi bật những công việc cần phải làm.
  • Action (Hành động): Trình bày chi tiết các bước bạn đã thực hiện, trong đó tập trung vào công việc bạn đã tham gia.
  • Result (Kết quả): Kết quả công việc của bạn là gì? Chia sẻ thành tích hoặc bài học kinh nghiệm của bản thân.

Chuẩn bị cho phương pháp phỏng vấn STAR

Chuẩn bị cho phương pháp phỏng vấn STAR

Chuẩn bị kỹ càng là chìa khóa để thành công trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số mẹo chuẩn bị phỏng vấn bằng phương pháp STAR.

  • Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu công ty và lĩnh vực để xác định những năng lực mà họ cần ở ứng viên. Chuẩn bị giải đáp cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến thường thấy một cách hiệu quả và ấn tượng nhất.
  • Tiếp theo, đối với những câu hỏi về những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trước kia thường sẽ xuất hiện ở tất cả các buổi phỏng vấn. Hãy suy ngẫm về những trải nghiệm của bạn, cách bản xử lý vấn đề phát sinh trong công việc, sau đó lựa chọn các ví dụ phù hợp với yêu cầu từ phía công ty.
  • Cuối cùng, bạn nên tập thực hành diễn đạt các câu trả lời bằng cấu trúc phương pháp STAR cho đến khi bạn thành thục phương pháp này và tự tin hơn khi nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi có thể áp dụng phương pháp STAR.

Càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng có câu trả lời tự nhiên, chau chuốt hơn. Bạn có cách diễn đạt để người phỏng vấn hiểu cách bạn xử lý các tình huống trong quá khứ. Để có cái nhìn tổng quan hơn về cách áp dụng phương pháp STAR, hãy cùng StudentJob xem qua 2 ví dụ về câu hỏi hành vi và câu hỏi năng lực dưới đây.

Ví dụ về câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn bằng phương pháp STAR

Phương pháp STAR là một công cụ tuyệt vời để các câu trả lời phỏng vấn diễn tả đầy đủ tình huống, nhiệm vụ, hành động và kết quả. Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, lần đầu tiên bước vào lĩnh vực chuyên môn hay là một nhân viên dày dạn kinh nghiệm đang quan tâm đến một vị trí mới, việc áp dụng phương pháp STAR có thể là tấm vé vàng để bạn mở cửa cơ hội. Hãy cùng chúng tôi khám phá các ví dụ về cách trả lời bằng phương pháp STAR để minh hoạ và tham khảo.

Câu trả lời STAR áp dụng cho câu hỏi về hành vi và năng lực. Cụ thể:

Ví dụ về câu hỏi hành vi phương pháp STAR

Câu hỏi: “Bạn có thể đưa ra một ví dụ về thời điểm bạn phải giải quyết xung đột trong nhóm của mình không?”

Trả lời:

  • Situation (Tình huống): Ở vai trò trước đây của tôi, hai thành viên chủ chốt trong nhóm đã xung đột về sự khác biệt trong sáng tạo, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
  • Task (Nhiệm vụ): Với tư cách là người giám sát nhóm, trách nhiệm của tôi là giải quyết xung đột và đảm bảo tính liên tục của dự án.
  • Action (Hành động): Tôi đã sắp xếp một cuộc họp hòa giải để mỗi bên có thể bày tỏ mối quan ngại của mình. Tôi đã tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận để tìm ra điểm chung và đề xuất cách giải quyết là sự kết hợp quan điểm của cả hai bên.
  • Result (Kết quả): Sự thỏa hiệp không chỉ giải quyết xung đột mà còn tạo ra một dự án sáng tạo hơn, được khách hàng đánh giá rất cao. Nó cũng thiết lập một tiền lệ để giải quyết xung đột hiệu quả trong nhóm.

Ví dụ câu hỏi về năng lực phương pháp STAR

Câu hỏi: "Hãy cho một ví dụ về cách bạn sử dụng các kỹ năng của mình để giải quyết một vấn đề khó khăn."

Trả lời:

  • Situation (Tình huống): Tại công ty trước, trong một giao dịch sắp đến hạn, khách hàng của chúng tôi đột nhiên rút lui, công ty đứng trước nguy có một lượng hàng tồn kho lớn, khó xử lý.
  • Task (Nhiệm vụ): Tôi chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề nan giải này. Công ty yêu cầu không được làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng cùng uy tín doanh nghiệp.
  • Action (Hành động): Tôi nhanh chóng xác định và liên hệ với các khách hàng cũ, tìm hiểu xem liệu giờ đây họ có nhu cầu về loại hàng hoá này hay không. Nếu có, tôi sẽ thương lượng về mức giá và các điều khoản vận chuyển nhanh.
  • Result (Kết quả): Chúng tôi đã tìm được nhà cung cấp mới trong vòng một tuần. Sự cố này cũng khiến công ty phát triển một kế hoạch dự phòng nhằm giải quyết các tình huống bất ngờ triệt để hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn STAR

Áp dụng phương pháp STAR trong các cuộc phỏng vấn xin việc có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn STAR

Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn STAR

Phương pháp STAR đem lại một cấu trúc rõ ràng cho câu trả lời của bạn. Nó giúp bạn trình bày kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của mình một cách thu hút, ấn tượng. Người phỏng vấn có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả các kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp và cách xử lý cụ thể trong từng tình huống bạn nêu ra.

Cụ thể, phương pháp STAR có những ưu điểm sau:

Đối với ứng viên:

  • Đánh giá được năng lực và kỹ năng thực tế của ứng viên: Phương pháp STAR tập trung vào những tình huống cụ thể mà ứng viên đã trải qua, từ đó đánh giá được khả năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,... của ứng viên.
  • Giúp ứng viên thể hiện bản thân tốt hơn: Phương pháp STAR cho phép ứng viên chia sẻ những câu chuyện thực tế của bản thân, từ đó thể hiện bản thân một cách tự nhiên và ấn tượng hơn.

Đối với nhà tuyển dụng:

  • Tăng tính khách quan trong đánh giá: Phương pháp STAR sử dụng những câu hỏi cụ thể, có thể đo lường được, giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách khách quan, tránh thiên vị.

Nhược điểm của phương pháp phỏng vấn STAR

Tuy phương pháp STAR có những ưu điểm nêu trên nhưng chúng ta có thể chỉ ra một số nhược điểm của phương pháp này. Cụ thể phương pháp STAR có những nhược điểm sau:

  • Việc soạn thảo các câu trả lời chi tiết có thể mất rất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, không phải bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng xuất hiện các câu hỏi theo dự kiến, để bạn có thể chia sẻ theo như đúng mong muốn. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu bạn xử lý các tình huống bất ngờ và linh hoạt. Họ có thể đưa ra câu hỏi bạn chưa từng gặp và nghĩ tới bao giờ.
  • Sự chuẩn bị của bạn có thể không phù hợp với tất cả các buổi phỏng vấn. Những tình huống bạn đưa ra có thể gặp phải nhiều thắc mắc đòi hỏi thông tin chi tiết. Và khi điều này xảy ra, bạn phải biết cần nói những gì với nhà tuyển dụng, tránh đưa ra những sơ suất không nên thể hiện. 
  • Kinh nghiệm không phù hợp. Một số trường hợp, kinh nghiệm của bạn không phù hợp với yêu cầu của họ, cho nên dù câu trả lời được chuẩn bị trước vẫn không được đánh giá cao.
  • Khó áp dụng cho người chưa có kinh nghiệm phỏng vấn. Về cách áp dụng, phương pháp STAR yêu cầu nhiều yếu tố, kinh nghiệm, cách giải quyết xử lý vấn đề… Việc điều chỉnh câu trả lời theo phương pháp STAR có thể gây khó khăn đối với một số người, đặc biệt những người chưa từng có kinh nghiệm.

Kết luận

Phương pháp STAR là một lựa chọn tối ưu nên được áp dụng trong phỏng vấn. Bạn có thể dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện sự chuyên nghiệp tỉ mỉ. Phương pháp giúp bạn tự tin trả lời câu hỏi đầy trôi chảy, không bị quá sa đà kể lể rời xa trọng tâm câu hỏi hay lâm vào khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ. Chúc bạn phỏng vấn thành công!

Bài viết liên quan

Bí quyết viết CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
Curriculum Vitae (CV) là một công cụ quan trọng giúp chúng ta trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của mình khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Một CV chất lượng giúp bạn nổi bật trong đám đông, tăng khả năng được mời phỏng vấn và nhận công việc mơ ước. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá bí quyết viết một CV ấn tượng, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
Chìa khóa thành công: Ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn đóng một vai trò quan trọng như những gì bạn nói. Ngôn ngữ cơ thể giúp nhà tuyển dụng hiểu biết bạn là ai và bạn thực sự đang nghĩ gì. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao tiếp phi ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn trong cách bạn truyền đạt và thể hiện bản thân. Vì vậy ngôn ngữ cơ thể có tác động đáng kể đến cơ hội thành công của bạn. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và cách bạn nên vận dụng nó vào trong các buổi phỏng vấn của mình.
Cách trả lời Điểm Mạnh và Điểm Yếu trong phỏng vấn
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến mình nổi bật trong buổi phỏng vấn xin việc không? Hay điều gì đang cản trở bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Cuộc phiêu lưu tìm việc không chỉ là hành trình đến với cơ hội mới mà còn là cơ hội để bạn khám phá bản thân. Vì vậy, hôm nay StudentJob sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình này bằng cách đặt ra những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn xin việc.