Kỹ năng giao tiếp là gì? Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp?

Có thể bạn đã biết hoặc chưa việc sở hữu kỹ năng giao tiếp mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống. Vậy chính xác kỹ năng giao tiếp là gì, có tác dụng gì và làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình? Hãy cùng StudentJob tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như lời nói, cử chỉ cơ thể và ngôn ngữ phi ngôn từ để diễn đạt ý kiến, quan điểm và tình cảm. Nó được định nghĩa là những hoạt động diễn ra trong mọi lúc, mọi nơi và là cầu nối giữa con người để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm và thúc đẩy mối quan hệ.

Trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp diễn ra hai chiều, bao gồm cả việc truyền đạt thông tin và lắng nghe, quan sát, cảm thông. Sự phát triển của công nghệ đã mang đến sự đa dạng cho giao tiếp. Hiện nay, chúng ta có nhiều phương thức giao tiếp khác nhau, từ trực tiếp đến gián tiếp, bao gồm giao tiếp qua điện thoại, email, mạng xã hội và tin nhắn.

Điều này cũng ảnh hưởng đến xã hội và tạo ra nhiều công việc và yêu cầu cho các vai trò khác nhau. Hiện nay gần như mọi ngành nghề đều yêu cầu bạn sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, đực biệt trong ngành như kinh doanh bán hàng, biên dịch/phiên dịch, luật/pháp lý, v.v.

kỹ năng giao tiếp là gì

Tầm quan trọng của Kỹ năng giao tiếp.

Trong cuốn sách "Sức mạnh của ngôn từ" do Shin DohyeonYun Naru đã viết "Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp". Từ đây, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hiệu quả, được thể hiện trong những khía cạnh sau.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là cầu nối đầu tiên để chúng ta tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với những người khác.

Một người có kỹ năng giao tiếp tốt có khả năng tạo ấn tượng tích cực và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Mối quan hệ này cực kỳ quan trọng với gia đình, bạn bè, người thân, hàng xóm, và tất cả những người xung quanh chúng ta trong xã hội.

Giao tiếp không thể được tiếp cận một cách đồng nhất đối với tất cả mọi người. Chúng ta cần có khả năng phân biệt và thích ứng khi giao tiếp với người lớn, trẻ em, thành viên trong gia đình và những người khác.

Việc lắng nghe và chia sẻ cũng đóng vai trò quan trọng để tạo động lực và tăng cường sự hiểu biết trong mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp góp phần quan trọng trong việc làm quen với người lạ, đặc biệt giúp những sinh viên làm quen với bạn mới.

Giao tiếp tốt giúp chúng ta tạo ra môi trường giao tiếp lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ. Nó giúp chúng ta truyền đạt ý kiến, cảm xúc và ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng giúp chúng ta giải quyết xung đột và khó khăn, thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm với người khác, và thúc đẩy sự đồng thuận và hợp tác.

Vai trò của giao tiếp trong công việc

vai trò của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp trong môi trường công việc là vô cùng quan trọng để tương tác và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Người thành công luôn hiểu rằng việc học và nâng cao kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu.

Nếu bạn không thể tạo được ấn tượng tích cực với đối tác, có thể bạn sẽ mất đi những hợp đồng quan trọng. Nếu bạn không thể hòa đồng với đồng nghiệp, hiệu suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng và cũng có thể làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng.

Ngay từ khi bạn bắt đầu công việc trong một vai trò mới, khả năng giao tiếp của bạn sẽ được đánh giá trong quá trình phỏng vấn. Trong suốt quá trình làm việc, hành động và cách ứng xử của bạn sẽ là cơ sở để đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng đánh giá và nhận định về bạn.

Ngay cả khi bạn đã đạt được thành tựu nhất định và có vị trí cao như C-Level, bạn vẫn cần học cách giao tiếp với cấp dưới, thúc đẩy, động viên và truyền cảm hứng để mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung.

Kỹ năng giao tiếp không chỉ bao gồm khả năng tạo thiện cảm với người khác, mà còn bao gồm khả năng lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng ánh mắt. Ngoài ra, từng công việc cũng đòi hỏi những yêu cầu giao tiếp khác nhau như giao tiếp qua điện thoại, viết email chuyên nghiệp, tư vấn khách hàng, và nhiều hơn nữa.

Làm sao để cải thiện Kỹ năng giao tiếp?

Cải thiện kỹ năng giao tiếp là một quá trình đòi hỏi nhiều sự chăm chỉ và cần nhiều nỗ lực phát tiển bản thân và cải thiện.

1. Hãy biết lắng nghe.

Việc đầu tiên bạn nên làm trong một cuộc nói chuyện để cải thiện kỹ năng giao tiếp là học cách lắng nghe kỹ hơn những gì người khác nói. Khi bạn bắt đầu lắng nghe nhiều hơn, bạn có thể hiểu rõ những gì người khác nói hơn. nghe giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cách

2. Học cách diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng.

Ông cha ta vẫn có câu "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" để chỉ tầm quan trọng của việc diễn đạt trong kỹ năng giao tiếp. Bất cứ ý kiến cá nhân nào đều cần phải thật thận trọng trước khi nói ra. Bạn sẽ không biết được ý kiến của mình có thể khiến cho người khác hiểu nhầm dễ dàng và đôi khi gây ra những sự việc đáng tiếc không đáng có. Vì thế, hãy học cách diễn đạt logic nhất có thể, sử dụng những ngôn ngữ mạnh mẽ và truyền đạt suy nghĩ, lời nói một cách hiệu quả để người nghe có thể hiểu và đồng tình với bạn.

3. Học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể là điểm nhấn khiến bạn nổi bật hơn khi giao tiếp. Từ biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, tư thế hay cách ngồi cũng đều ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể còn khiến cho bạn cảm thấy tự tin hơn, truyền tải thông tin tới người nghe tốt hơn.

Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

4. Học cách đặt câu hỏi.

Kỹ năng đặt câu hỏi rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp. Có những vấn đề trong quá trình giao tiếp bắt buộc bạn phải đặt ra những câu hỏi để câu chuyện diễn ra suôn sẻ hơn. Hãy học cách đặt câu hỏi sao cho đúng trọng tâm và khiến người khác cảm thấy thoải mái chia sẻ cho bạn.

Ngoài ra, việc đặt những câu hỏi còn thể hiện sự quan tâm của bạn đến câu chuyện của người khác. Nhưng bạn cũng cần lưu ý cần tránh hỏi những câu mang hơi hướng vô duyên, hỏi về câu chuyện riêng tư của người khác khiến họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời.

5. Đọc sách và các tài liệu.

Bạn có thể không còn lạ với lợi ích từ việc đọc sách ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi người. Đọc sách không những giúp bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức mới, nó còn trực tiếp giúp ngôn từ của bạn phong phú hơn, đầu óc của bạn sáng tạo hơn và bạn có nhiều chủ đề để trò chuyện hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.

6. Tham gia các khóa hoc giao tiếp.

Nếu bạn có rất ít bạn hoặc không có ai thực hành phát triển kỹ năng giao của chính mình, hãy tham gia những khóa học có sẵn. Những khóa học giao tiếp thường cung cấp rất nhiều kiến thức và mẹo giao tiếp giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, tham gia khóa học còn giúp bạn trực tiếp thực hành kỹ năng giao tiếp với người khác, cải thiện đáng kể khả năng của chính mình.

Lời kết.

Nhìn chung, sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ mở ra nhiều cánh cửa, mang đến cho bạn nhiều cơ hội quý giá. Đừng bỏ qua những cơ hội giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như tự cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân để có thể phát triển tốt hơn.

Bài viết liên quan

100 câu nói tạo động lực từ những người thành công
"Thành công không phải là đích đến cuối cùng, mà là một hành trình." - Nelson Mandela. Câu nói này của vị tổng thống vĩ đại đã trở thành một trong những câu nói truyền cảm hứng nhất mọi thời đại. Câu nói đã thắp lên ngọn lửa mơ ước của nhiều thế hệ.
Work-life balance là gì? Cuộc sống cần có sự cân bằng
Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, khái niệm work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
Trong xã hội hiện đại, bên cạnh kiến thức chuyên môn và trình độ kỹ thuật, kỹ năng mềm đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để thành công trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng mềm không chỉ giúp cá nhân phát triển các mối quan hệ xã hội tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả, giải quyết xung đột, và nâng cao khả năng lãnh đạo.