Thực tập sinh là gì? Vì sao sinh viên nên đi thực tập?

18/07/2023 09:52
Thực tập sinh
Thông thường, các bạn sinh viên sẽ có một khoảng thời gian để đi thực tập ở năm 3 hoặc năm 4 đại học. Trong bài viết này, StudentJob sẽ giải thích cho các bạn về định nghĩa thực tập sinh, những lý do mà sinh viên nên đi thực tập. Đồng thời, đề xuất một số việc làm thực tập sinh và địa điểm thực tập cho các bạn sinh viên.

Mục lục

Thực tập sinh là gì?

Thực tập sinh là người sẽ thực hiện quá trình đào tạo và học hỏi về công việc tại doanh nghiệp liên quan đến những kiến thức mà mình đã được học trên ghế giảng đường. Vị trí thực tập sinh tại doanh nghiệp thông thường sẽ dành cho các bạn sinh viên năm 3 hoặc năm 4 đại học, đó cũng là thời điểm mà các bạn sinh viên được tiếp xúc những kiến thức quan trọng trong chuyên ngành học của mình.

Công việc của vị trí thực tập sinh là học hỏi và nâng cao kiến thức về quy trình làm việc tại doanh nghiệp. Sau một thời gian học hỏi có thể tham gia vào quá trình làm việc để đánh giá mức độ phù hợp của công việc thực tế đối với sinh viên.

Mục tiêu chính của vị trí này là học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu sinh viên tìm được doanh nghiệp phù hợp thì có thể chủ động hơn trong việc đóng góp cho doanh nghiệp và tạo ra cơ hội được làm việc chính thức sau thực tập.

Ngoài ra, thực tập sinh còn được sử dụng với danh từ tiếng anh Intern - thuật ngữ tiếng Anh này được viết tắt từ "Internship", thường sử dụng trong ngành CNTT - IT tại Việt Nam

Thực tập sinh là gì?

Vì sao sinh viên nên đi thực tập?

Thực tập là một quá trình bắt buộc mà một sinh viên phải hoàn thành để được đánh giá đạt điều kiện để qua môn. Thời điểm thực tập rất phù hợp để sinh viên có thể tiếp xúc với công việc liên quan đến ngành học của mình. Cùng StudentJob phân tích về những lợi ích cho sinh viên khi đi thực tập, qua đó trả lời câu hỏi "Vì sao sinh viên nên đi thực tập?"

Áp dụng kiến thức học tập vào thực tế.

Áp dụng kiến thức vào thực tế

Một trong những lợi ích cho sinh viên khi đi thực tập là áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế. Đây không đơn giản chỉ là việc sử dụng kiến thức để làm việc mà là quá trình nghiên cứu để làm việc hiệu quả, đồng thời bổ sung cho những kiến thức còn thiếu - những kiến thức chỉ có công việc thực tế mới cung cấp được cho sinh viên.

Ví dụ. Sinh viên học chuyên ngành Ngân hàng sẽ học những kiến thức như lãi suất cho vay, hạn mức cho vạy, và những kiến thức chung về Ngân hàng. Khi đi thực tập, sinh viên sẽ biết được về quy trình làm việc tại Ngân hàng như quy trình tìm kiếm khách hàng, tạo hồ sơ cho vay, thẩm định khách hàng và những quy trình nhập liệu liên quan đến công việc.

Xây dựng kỹ năng mềm.

Xây dựng kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng quan trọng như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, và nhiều kỹ năng khác nữa. Khi tham gia vào quá trình thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những công việc đặc thù và phải tìm ra cách để giải quyết, thông qua đó sẽ phát triển được những kỹ năng mềm liên quan.

Nếu các bạn sinh viên trước khi đi thực tập đã từng có việc làm Part time thì những kỹ năng này chắc chắn sẽ được nâng cao hơn nữa trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

Ví dụ. Bạn là sinh viên học chuyên ngành Digital Marketing. Trong thời gian thực tập, bạn sẽ phải học về những cách thức chuẩn hoá nội dung phù hợp với yêu cầu từ các mạng xã hội như Facebook và công cụ tìm kiếm như Google với mục đích tạo ra quảng cáo thu hút khách hàng đồng thời không vi phạm quy định của bên cung cấp dịch vụ. Quá trình này sẽ cho bạn cơ hội để nâng cao kỹ năng tự học, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Xây dựng mối quan hệ.

Xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ trong ngành là rất cần thiết cho công việc tương lai. Trong quá trình thực tập, các sinh viên có thể tận dụng tối đa vị trí thực tập sinh của mình để làm thật tốt những công việc được giao và tạo ấn tượng với công ty từ đó tạo ra mối quan hệ thân thiện với những đồng nghiệp trong công ty.

Sau khi kết thúc quá trình thực tập. Nếu sinh viên muốn có được một vị trí làm việc tại công ty thì mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo là yếu tố quan trọng để được đánh giá nhận vào làm việc, điều này cho thấy sinh viên phù hợp với văn hoá và có thể hoà hợp với công ty.

Mặt khác, sinh viên không muốn ở lại công ty làm việc. Mối quan hệ tốt vẫn có thể hữu ích trong trường hợp những công ty tuyển dụng trong tương lai liên lạc với bộ phận thực tập của sinh viên để hỏi về quá trình thực tập và mức độ hoàn thành của sinh viên trước đó. Có được mối quan hệ tốt với công ty thực tập sẽ làm giảm rủi ro cho sinh viên khi đi xin việc trong tương lai.

Bổ sung kinh nghiệm làm việc.

Bổ sung kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc luôn là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Việc ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan hoặc ở vị trí tương tự nói lên mức độ hiểu biết về quy trình và cách thức làm việc. 

Lợi ích này còn quan trọng hơn nữa ở những ngành nghề đặc thù như Marketing, IT, Design, v.v. vì những ngành này yêu cầu không chỉ kiến thức chung về lĩnh vực mà còn yêu cầu hiểu biết về công cụ phân tích, công cụ đo lường, công cụ thiết kế, v.v. và những quy định chung liên quan đến chuẩn sản phẩm đầu ra.

Ví dụ. Nếu bạn là ứng viên cho một vị trí Nhân Viên Facebook Ads, bạn sẽ phải biết được cách thức nghiên cứu hành vi khách hàng, quy trình xây dựng nội dung, công cụ đo lường mức độ hiệu quả của bài viết, và những yêu cầu khác nữa. Thông qua quá trình làm thực tập sinh, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những kinh nghiệm thực tế nêu trên và có nhiều cơ hội được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với những ứng viên không có kinh nghiệm khác.

Đo lường mức độ phù hợp với công việc.

Đo lường mức độ phù hợp với công việc

Lợi ích không kém phần quan trọng của sinh viên khi đi thực tập đó là đo lường được mức độ phù hợp của bản thân với công việc. Có rất nhiều ngành học tuỳ phù hợp với sinh viên ở khía cạnh kiến thức nhưng khi vào làm công việc thực tế lại rất khác. Chính vì vậy sinh viên cần phải đi thực tập để nắm rõ được mức độ phù hợp của bản thân đối với công việc từ đó sắp xếp kế hoạch tương lai hiệu quả hơn.

Ví dụ. Bạn là sinh viên chuyên ngành Marketing. Bạn có lợi thế về quay video quảng cáo sản phẩm và quan hệ xã hội của bạn rất tốt. Nhân viên SEO Marketing là một công việc hiện tại thị trường việc làm Marketing đang thiếu và bạn muốn thử sức với vị trí này.

Tuy vậy trong quá trình thực tập, bạn nhận ra quy trình làm việc của Nhân viên SEO Marketing khác hẳn những gì bạn biết về Marketing và không phù hợp với thế mạnh của bạn. Sau đó, bạn có thể mau chóng tìm hiểu thêm về đặc thù của ngành marketing và chọn cho mình một vị trí phù hợp hơn đó là mảng truyền thông trên mạng xã hội.

Những việc làm thực tập sinh phổ biến cho sinh viên.

Thực tập sinh có thể coi là vị trí ít quan trọng nhất trong công ty và doanh nghiệp vì những công việc dành cho thực tập sinh khá đơn giản. Những công việc mà thực tập sinh có thể làm thực chất không đa dạng vì không có tính chuyên sâu. Tuy nhiên, đây cũng là điểm mạnh của vị trí này vì có thể đứng trước rất nhiều lựa chọn để bản thân muốn trở thành. 

Hãy cùng StudentJob phân tích những việc làm thực tập sinh phổ biến cho sinh viên tại Việt Nam.

Thực tập sinh Marketing.

Thực tập sinh Marketing

Thực tập sinh Marketing là công việc mà các thực tập sinh sẽ được hướng dẫn và đào tạo về các quy trình liên quan đến mảng Marketing. Những vị trí thực tập sinh Marketing rất phổ biến nhất là ở mảng việc làm tại Hà Nộiviệc làm tại TPHCM.

Hiện nay, tại Việt Nam có thể kể đến những hình thức thực tập sinh Marketing phổ biến như sau.

  • Thực tập sinh chạy Ads. Sinh viên thực tập ở mảng này sẽ được hướng dẫn để nghiên cứu và thiết kế ra những quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, v.v. và trên các nền tảng công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. sao cho thu hút được khách hàng, đồng thời học được cách tránh vi phạm quy định trên các nền tảng đang quáng cáo.
  • Thực tập sinh SEO Marketing. Sinh viên thực tập dưới vị trí SEO Marketing sẽ được hướng dẫn về cách viết ra nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm như Google, cách nghiên cứu hành vi tìm kiếm của người dùng, và cách sử dụng những công cụ như Google Search Console, Google Analytics, v.v. để giúp cho một website đạt được thứ hạng cao hơn theo đánh giá của Google.
  • Thực tập sinh Social Media Marketing. Sinh viên thực tập dưới vị trí này sẽ được hướng dẫn để nghiên cứu và tạo ra những bài viết trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, v.v. Công việc của nhân viên Social Media Marketing liên quan nhiều hơn đến việc sản xuất nội dung cho tài khoản xã hội như thiết kế Content Template, nghiên cứu Facebook Insight, nghiên cứu về hành vi và sở thích của người dùng để tạo ra những nội dung được người dùng quan tâm và chia sẻ.
  • Thực tập sinh Nghiên cứu thị trường. Sinh viên thực tập dưới vị trí này sẽ được đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể đi khảo sát thị trường. Thị trường ở đây có thể là thị trường trong khu vực nơi mà công ty đặt trụ sở hoặc chi nhánh. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng sẽ được thực hiện khi công ty có kế hoạch nhắm mục tiêu vào khu vực cần nghiên cứu. 

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Marketing. Từ 2 triệu đến 4 triệu đồng một tháng. Có thưởng khi đạt được KPIs tuỳ vào mảng mà sinh viên chọn thực tập.

Nội dung có ích về ngành Marketing. Những công việc liên quan đến Marketing trên có điểm chung là phải nghiên cứu về hành vi người dùng, từ đó triển khai kế hoạch Marketing sao cho hiệu quả nhất. Hiệu quả ở đây có thể là bán được nhiều hàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và có hình ảnh tốt hơn trong con mắt đại chúng.

Thực tập sinh Ngân hàng.

Thực tập sinh Ngân hàng

Thực tập sinh Ngân hàng là công việc mà các thực tập sinh sẽ được hướng dẫn và đào tạo về quy trình liên quan đến những hoạt động của Ngân hàng. Hiện nay, tại Việt Nam có thể chia ra những hình thức thực tập sinh Ngân hàng phổ biến như sau.

  • Thực tập sinh khách hàng cá nhân. Sinh viên thực tập dưới vị trí này sẽ được tiếp cận với những thông tin sản phẩm cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng. Sau khi nắm được rõ về thông tin sản phẩm, thực tập sinh sẽ được học về những cách thức hiệu quả để tiếp cận khách hàng và cách thức làm hồ sơ mở tài khoản cho khách hàng. 
  • Thực tập sinh khách hàng doanh nghiệp. Sinh viên thực tập dưới vị trí này sẽ được tiếp cận theo một cách khác hoàn toàn so với vị trí thực tập sinh khách hàng cá nhân. Làm việc với doanh nghiệp đòi hỏi có kiến thức vững chắc về ngân hàng, đồng thời có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Những sinh viên được nhận vào vị trí này thường sẽ được cùng quản lý đi gặp gỡ khách hàng là những đại diện của doanh nghiệp để làm việc.
  • Thực tập sinh chăm sóc khách hàng. Sinh viên thực tập tại vị trí này sẽ được hướng dẫn và bồi dưỡng về kỹ năng nói, kỹ năng thuyết phục và khả năng chịu đựng. Vị trí này yêu cầu thực tập sinh phải đạt những yêu cầu tối thiểu về chăm sóc khách hàng trước khi được tiếp cận với khách hàng để xử lý tình huống hoặc là sẽ phải thông qua giám sát của một nhân viên chính thức tương tự để có thể tiếp cận với khách hàng sớm hơn.
  • Thực tập sinh quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là một bộ phận chịu trách nghiệm nghiên cứu và theo dõi những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng nhà nước và quản lý nguồn tiền trong Ngân hàng. Những sinh viên được nhận thực tập vào bộ phận này thường là những người thiên về xử lý dữ liệu hơn là giao tiếp khách hàng. Thực tập tại vị trí này sẽ cho sinh viên nhận được rất nhiều lợi ích như kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng lên kế hoạch, và kỹ năng báo cáo.

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Ngân hàng. 15.000 đồng - 25.000 đồng/hợp đồng mới với khách hàng. Có thưởng hoa hồng khi đạt được KPIs tuỳ vào phòng ban mà sinh viên chọn thực tập, đặc biệt sẽ được thưởng rất cao khi có thể bán được bảo hiểm cho khách hàng. Thực tập sinh tại bộ phận quản lý rủi ro có thể được mức lương tương đương theo giờ tuy nhiên lại không có thưởng hoa hồng.

Nội dung có ích về ngành Ngân hàng. Các sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được nhận hơn khi nộp đơn thực tập đến những ngân hàng như MB, TCB, EIB, v.v. và những ngân hàng tư nhân mới thành lập khác so với những ngân hàng lớn thuộc Big 4.

Lý do cho việc đó là những phòng ban của ngân hàng tuyển thực tập sinh thường là những phòng ban thuộc chi nhánh nhỏ tại những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, với mục tiêu mở rộng tệp khách hàng và cạnh tranh với những chi nhánh ngân hàng khác thuộc khu vực.

Thực tập sinh Lập trình.

Thực tập sinh Lập trình

Thực tập sinh Lập trình là công việc mà các thực tập sinh chuyên ngành IT sẽ được tiếp cận với những công việc thực tế ở công ty. Những công việc này sẽ liên quan đến quy trình thiết kế phần mềm, thiết kế website, kiểm thử và khởi chạy dự án. Những vị trí sinh viên có thể thực tập sinh ở mảng lập trình bao gồm.

  • Thực tập sinh Front End. Công việc của vị trí thực tập sinh này bao gồm thiết kế và phát triển trang web, ứng dụng web hoặc các sản phẩm khác liên quan đến UI/UX. Yêu cầu cơ bản dành cho Thực tập sinh Front End là hiểu về cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript và các framework để tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của bộ phận.
  • Thực tập sinh Back End. Nhiệm vụ của thực tập sinh Back End là xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu, các API và các tính năng liên quan đến việc lưu trữ và xử lý dữ liệu. Các kỹ năng cần thiết cho một thực tập sinh Back End bao gồm: kiến thức về các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, Ruby, PHP; kiến thức về cơ sở dữ liệu và SQL; kỹ năng phân tích logic và thiết kế hệ thống.
  • Thực tập sinh Full-Stack. Sinh viên thực tập tại vị trí này sẽ được đào tạo để trở thành một lập trình viên Full-Stack có khả năng xử lý cả phía front-end và back-end của ứng dụng web. Các kỹ năng cần thiết bao gồm: HTML/CSS, JavaScript, Angular/React, Node.js, Python/Django, Java/Spring, SQL/NoSQL, v.v.
  • Thực tập sinh Tester. Sinh viên thực tập tại vị trí thực tập sinh Tester sẽ được hướng dẫn để sử dụng những phần mềm cần kiểm thử, đồng thời được giao cho công việc thiết kế test case, viết test report hàng ngày. Vị trí này ở Việt Nam thường được các bạn nữ quan tâm hơn vì không đòi hỏi quá nhiều khả năng code, thay vào đó là đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết trong quá trình làm việc.

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Lập trình. Từ 3 triệu đến 6 triệu đồng một tháng. Mức lương phụ thuộc vào đóng góp của thực tập sinh trong quá trình làm việc. Theo tìm hiểu của StudentJob, vị trí Thực tập sinh Tester thường có mức lương trung bình thấp hơn so với vị trí yêu cầu lập trình.

Nội dung có ích về ngành Lập trình. Ở Việt Nam, FPT được coi là công ty công nghệ thường xuyên tuyển dụng thực tập sinh lập trình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do FPT Software Academy - một tổ chức bán khoá học và cam kết đầu ra được thành lập và có vẻ như nó đã đạt được kết quả tốt nên hiện tại FPT tuyển dụng thực tập sinh liên quan đến mảng Marketing nhiều hơn.

Các sinh viên có thể tìm kiếm các tổ chức khác thường xuyên tuyển dụng Thực tập sinh Lập trình như Viettel, VNPT, BKAV, HVCG Software, v.v. và những công ty về sản xuất phần mềm khác.

Thực tập sinh Nhân sự.

Thực tập sinh Nhân sự

Công việc của thực tập sinh nhân sự là tiếp cận với các hoạt động và quy trình thực tế liên quan đến quản lý nhân sự, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Vị trí thực tập sinh nhân sự cung cấp cho sinh viên cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế trong việc tuyển dụng, đào tạo, phân tích nhân sự và các nhiệm vụ khác liên quan.

Các nhiệm vụ của thực tập sinh nhân sự bao gồm.

  • Tuyển dụng. Hỗ trợ quá trình tuyển dụng bằng cách đăng tin tuyển dụng trên những trang tuyển dụng như StudentJob, sàng lọc hồ sơ dựa trên tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng, gọi điện phỏng vấn hồ sơ và đánh giá ứng viên. 
  • Đào tạo. Hỗ trợ trong việc tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động phát triển nhân lực cho công ty.
  • Quản lý thông tin nhân viên. Hỗ trợ quá trình quản lý thông tin cá nhân và hồ sơ nhân viên.
  • Quản lý hiệu suất. Hỗ trợ trong việc đánh giá và theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Các hoạt động quản lý nhân sự khác. Ngoài những công việc chính thường gặp trên thực tập sinh nhân sự có thể tham gia vào các hoạt động khác như xây dựng chính sách nhân sự, quản lý tiền lương và phúc lợi, quản lý quan hệ lao động, và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên.

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Nhân sự. Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng một tháng. Có thể được thưởng thêm trong trường hợp đạt được KPIs trong hoạt động tuyển dụng.

Nội dung có ích về ngành Nhân sự. Thực tập sinh nhân sự có thể tìm kiếm cơ hội thực tập tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng hoặc các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, các tổ chức đào tạo tiếng Anh, Nhật, Hàn, v.v. và học viện tư nhân cũng có thể cung cấp cơ hội thực tập trong lĩnh vực quản lý nhân sự.

Thực tập sinh Kinh doanh.

Thực tập sinh Kinh doanh

Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận và tham gia vào các hoạt động kinh doanh thực tế, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Vị trí thực tập sinh Kinh doanh mang lại cho sinh viên một trải nghiệm thực tế và cung cấp nền tảng để hiểu và tham gia vào các hoạt động kinh doanh của một công ty.

Những công việc chính của thực tập sinh Kinh doanh bao gồm.

  • Nghiên cứu thị trường. Thực tập sinh sẽ được hướng dẫn để tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Thị trường ở đây có thể là thị trường trong khu vực, thị trường trên những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada, v.v.
  • Bán hàng. Thực tập sinh kinh doanh sẽ tập trung tham gia vào quá trình bán hàng, từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chuẩn bị tài liệu và bài giảng bán hàng, thực hiện cuộc gọi hoặc gặp gỡ khách hàng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty. Có những công ty cũng cung cấp cho thực tập sinh quyền được đăng bài bán hàng ở fanpage chính thức, giúp thực tập sinh có được nhiều kinh nghiệm về bán hàng trực tuyến hơn.
  • Chăm sóc khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (Customer Service) hiện tại ở Việt Nam chưa được chú trọng. Vì vậy ở hầu hết ở những doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam thì mảng kinh doanh cũng sẽ có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng như giải đáp khúc mắc của khách hàng, hỗ trợ sản phẩm lỗi, tư vấn tính năng của sản phẩm, v.v.
  • Hỗ trợ quá trình marketing. Ở những công ty thiếu nhân lực và không có phòng marketing, thực tập sinh kinh doanh có thể thực hiện những hoạt động hỗ trợ quảng bá sản phẩm bao gồm tạo nội dung trên Facebook, Instagram, Tiktok, v.v. và viết bài trên blog để tiếp cận với khách hàng. 

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Kinh doanh. Thông thường Thực tập sinh Kinh doanh sẽ không có lương cứng mà thu nhập đến từ hoa hồng từ việc bán sản phẩm cho khách hàng, hoa hồng có thể giao động từ 3 đến 20% trên giá bán sản phẩm tuỳ thuộc vào sản phẩm mà công ty cung cấp.

Tìm việc làm thực tập sinh ở đâu?

Bạn đang tìm kiếm việc làm thực tập và không biết nên bắt đầu tìm ở đâu? Hãy thử tìm việc tại StudentJob - trang web tuyển dụng chuyên dành cho sinh viên tại Việt Nam.

StudentJob cung cấp một loạt các cơ hội việc làm phong phú và đa dạng cho các sinh viên. Bạn có thể tìm kiếm việc làm part time, việc làm full time tại nhiều ngành nghề khác nhau. Dù bạn tìm kiếm việc làm tại Hà Nội hay việc làm tại TP. Hồ Chí Minh, StudentJob đều cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các khu vực này.

StudentJob không chỉ giúp bạn tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành và sở thích của mình mà còn hỗ trợ bạn trong quá trình chuẩn bị và nộp đơn xin việc. Với giao diện dễ sử dụng và công cụ lọc thông minh theo từng chuyên ngành, vị trí địa lý, loại hình công việc, v.v. việc tìm kiếm việc làm thực tập sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, StudentJob được biết đến như một trang web tuyển dụng cực kỳ hiệu quả vì trang tuyển dụng nhanh, nơi mà doanh nghiệp sẽ đăng tin tuyển dụng với mục đích kiếm được người làm việc nhanh nhất. Qua đó sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí việc làm mà không mất quá nhiều thời gian đợi duyệt CV.

Nếu bạn là một sinh viên đang tìm kiếm cơ hội làm việc để tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân, hãy đăng ký tài khoản trên StudentJob và bắt đầu tìm kiếm việc làm thực tập sinh tại địa điểm mà bạn mong muốn.

Với sự hỗ trợ về kiến thức từ Cẩm nang nghề nghiệp và hướng dẫn từ StudentJob, bạn có thể bước chân vào thế giới việc làm một cách tự tin và đạt được những thành công đáng kể trong sự nghiệp của mình.

Kết luận.

Chúc mừng bạn đã đi hết hành trình về Thực tập sinh cơ bản của StudentJob. Chúng ta đã cùng tìm hiểu và trả lời được những lý do mà sinh viên nên đi thực tập. Hơn nữa, chúng tôi còn gợi ý cho bạn về những vị trí thực tập sinh phổ biến hiện nay và những lợi ích sinh viên đem lại cho sinh viên khi thực tập tại những vị trí đó. Với những thông tin bổ ích StudentJob đem lại, hi họng bạn sẽ cố gắng tận dụng thời gian của bạn để có được một kỳ thực tập thành công.

Bài viết liên quan

TOP 5 Lợi ích cho sinh viên khi đi thực tập
Thực tập là một phần quan trọng trong hành trình học tập của sinh viên, mang lại không chỉ những kiến thức thực tiễn mà còn nhiều lợi ích khác đáng giá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết từng lợi ích này cùng với ví dụ cụ thể và cách tìm việc thực tập sinh tại StudentJob.
Thực tập sinh Pháp lý là gì? Những điều bạn cần biết
Khi bạn mới bắt đầu khám phá thế giới pháp lý, thực tập sinh pháp lý có thể là một vị trí công việc hấp dẫn để bắt đầu. Tuy nhiên, bạn có biết chính xác thực tập sinh pháp lý là ai và làm gì không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vị trí này và những kỹ năng cần thiết để trở thành một thực tập sinh pháp lý.
Thực tập sinh Content Marketing là gì? Có lương không?
Thực tập sinh Content Marketing là một vị trí mơ ước của nhiều bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành Marketing. Bạn có đang hứng thú với công việc này nhưng lại chưa hiểu rõ nó là như thế nào? Cùng StudentJob tìm câu trả lời cho những câu hỏi thực tập sinh Content Marketing là gì? Làm việc gì? Có lương hay không và cần những kỹ năng gì?