Mô Tả Công Việc
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty
- Tổ chức, quản lý, thực hiện các công việc phục vụ khách hàng trên tinh thần kịp thời, chính xác, chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện các thủ tục chuyển nhượng sản phẩm của công ty.
- Xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống văn bản quản lý, điều hành, như các quy chế, quy định, quy trình, mẫu biểu áp dụng trong quản lý và chăm sóc khách hàng.
- Quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị
- Phát triển đại lý, cộng tác viên bán hàng
- Tìm kiếm, phát triển đại lý, cộng tác viên.
- Ký kết hợp đồng liên kết với đại lý, cộng tác viên
- Đưa ra chính sách đại lý, cộng tác viên bao gồm chính sách bán hàng, chính sách hoa hồng theo định hướng phù hợp với chiến lược sản phẩm của Tập đoàn
- Đưa ra chiến lược hợp tác lâu dài, gắn kết để giữ chân đại lý, cộng tác viên
- Triển khai hoạt động dịch vụ khách hàng
- Hoạt động Dịch vụ, chăm sóc khách hàng là những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bán hàng và hoàn tất bán hàng được công ty giao cho đơn vị tổ chức, sắp xếp và xử lý theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu tác nghiệp chung của công ty.
- Hoạt động liên quan đến phục vụ khách hàng, bao gồm nhóm công việc sau:
(1) Quản lý, theo dõi, chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc, khiếu nại;
(2) Thanh lý hợp đồng.
- Quản lý, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng
1. Đối với khách hàng mua bán lần đầu thành công:
1.1. Duy trì kết nối với khách hàng tặng quà trực tiếp; gọi điện thoại cảm ơn, chúc mừng đã xác lập giao dịch thành công với công ty; gửi voucher quà tặng.
1.2. Thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và tinh thần, thái độ phục vụ của công ty.
1.3. Giải đáp các câu hỏi của khách hàng về nội dung hợp đồng hoặc chính sách của công ty; tư vấn hình thức thanh toán; về thời gian bàn giao nền, sổ, nhà, tiến độ hoàn thành nhà, sổ... định kỳ cung cấp tiến độ hạ tầng của dự án, vị trí lô đất của khách hàng.
2. Hỗ trợ giúp đỡ khách hàng có phát sinh giao dịch hằng ngày:
2.1. Khi Phòng Kế toán tổng hợp danh sách khách hàng chuyển đến thì bộ phận chăm sóc khách hàng chủ động gọi điện nhắn tin cảm ơn khách hàng.
2.2. Thực hiện việc nhắn tin xác nhận thanh toán thành công; thực hiện chương trình hậu mãi; chúc mừng sinh nhật cho từng loại khách theo quy định của công ty
2.3. Đối với khách hàng cũ đến công ty để ký hợp đồng vay, hợp đồng đổi lô, phụ lục hợp đồng chuyển nhượng, giãn tiến độ, đóng tiền, chuyển khoản, khiếu nại,... Bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận thông tin khách hàng, làm phiếu tiếp nhận thông tin của khách hàng, tổng hợp thông qua ý kiến lãnh đạo phòng.
3. Khi tiếp nhận khiếu nại của Khách hàng, bộ phận tiếp nhận thông tin khiếu nại chuyển cho bộ phận xử lý thông tin kiểm tra, xem xét vụ việc, chuẩn bị nội dung liên quan đến khiếu nại thông báo cho người phụ trách Trung tâm giải quyết khiếu nại theo quy trình giải quyết khiếu nại của công ty.
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện trình tự, thủ tục các giao dịch
1. Tiếp khách và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng sản phẩm công ty (đã đủ điều kiện ra Sổ) cho khách hàng, theo quy trình công ty quy định.
2. Tiếp khách và thực hiện các thủ tục khi khách hàng có nhu cầu chuyển nhượng sản phẩm đã nhận chuyển nhượng từ công ty cho bên thứ ba theo quy trình công ty ban hành.
3. Tiếp khách hàng có nhu cầu ký hợp đồng ký gửi, môi giới, ủy thác sản phẩm cho công ty tìm kiếm và chuyển nhượng sản phẩm cho khách hàng mới (là bên thứ ba) theo quy trình công ty ban hành.
4. Hỗ trợ tiếp nhận thông tin bàn giao nhà, bàn giao đất của khách hàng, chuyển thông tin để Công ty tư vấn Dịch Vụ Phương Nam và ban quản lý kiểm tra hiện trạng, xuất biên bản và bàn giao.
5. Tiếp khách hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc thay đổi quy hoạch của dự án gây ra tình trạng mất ký hiệu mã hàng, lô đất, không còn đất, đất không có Sổ...bằng cách tư vấn thay đổi lô đất mới cho khách hàng theo điều kiện thực tế và theo quy trình công ty ban hành.
6. Thực hiện các thủ tục tiếp nhận, tiếp khách chuyển nhượng bên thứ 3, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bàn giao Sổ, thanh lý hợp đồng, các vấn đề khác phát sinh trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn thực hiện của đơn vị và lãnh đạo công ty giao cho thực hiện.
- Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc sau bán hàng
Yêu Cầu Công Việc
1. Chuyên Môn
Kỹ năng lãnh đạo
- Biết cách tổ chức, dẫn dắt và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên.
- Tổ chức công việc một cách khoa học, đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.
Kỹ năng giao tiếp
- Có khả năng thuyết trình trước đám đông, đàm phán với khách hàng và đối tác một cách thuyết phục.
- Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác kinh doanh.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Khả năng phân tích dữ liệu, xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định chiến lược.
- Xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả, đưa ra các giải pháp phù hợp.
Phẩm chất cá nhân
- Sáng tạo và năng động: Luôn tìm kiếm các giải pháp mới, cải tiến phương pháp làm việc.
- Chịu được áp lực công việc: Khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao, quản lý stress tốt.
- Trung thực và có trách nhiệm: Thể hiện tính trung thực, minh bạch và có trách nhiệm trong mọi hành động và quyết định.
Sự thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh hay giám đốc phát triển kinh doanh là phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng, là một huấn luyện viên tốt để "nâng cấp" đội ngũ mình để cả đội cùng đạt được mục tiêu. Đồng thời, giám đốc kinh doanh cũng là người có quan hệ thường xuyên và trực tiếp với khách hàng, là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý, tạo ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo. Chính vì thế, dân kinh doanh nhất định phải có 3 phẩm chất này thì mới có nhiều cơ hội và sự phát triển trong nghề.
3. Yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm đối với Giám đốc kinh doanh
Trình độ học vấn
- Tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế hoặc các ngành liên quan.
- Đạt được những chứng chỉ liên quan tới Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan.
- Trình độ ngoại ngữ ở mức khá trở lên.
Kinh nghiệm làm việc
- Thời gian: Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, trong đó có ít nhất 2 - 3 năm ở vị trí quản lý.
- Kinh nghiệm quản lý: Đã từng quản lý đội ngũ kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
4. Cơ hội và thách thức ở vị trí Giám đốc kinh doanh
Vị trí Giám đốc kinh doanh là mục tiêu sự nghiệp mà bất cứ nhân viên kinh doanh nào cũng muốn đạt tới. Giám đốc kinh doanh (ở các công ty vừa và nhỏ chỉ có Trưởng phòng kinh doanh) là người lên kế hoạch và triển khai các chiến lược, chương trình khuyến mãi để gia tăng doanh số bán cho công ty. Giám đốc kinh doanh làm việc cho các công ty bán lẻ, bán buôn và công ty marketing. Mục tiêu của Giám đốc kinh doanh là thúc đẩy công ty ngày càng phát triển.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp
- Thu nhập và đãi ngộ: Mức lương hấp dẫn, các khoản thưởng và phúc lợi tốt.
- Thăng tiến: Cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công ty, được tham gia các khóa đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn.
Thách thức trong công việc
- Áp lực doanh số: Đạt được các mục tiêu doanh số cao đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng và quản lý hiệu quả.
- Quản lý đội ngũ đa dạng: Điều hành một đội ngũ kinh doanh đa dạng, giải quyết các vấn đề nội bộ và duy trì động lực cho nhân viên.
- Cạnh tranh thị trường: Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ và thay đổi liên tục của thị trường.
Hình thức
Mức lương
Thỏa thuận
Tham khảo: 10 Dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo qua tin tuyển dụng.