Học xong cấp 3 nên đi du học hay học đại học? Ưu & Nhược

20/10/2023 14:46
Hành trang sinh viên
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, các bạn học sinh sẽ có nhiều lựa chọn để tiếp tục con đường học vấn của mình. Một trong những lựa chọn phổ biến nhất là học đại học hoặc đi du học. Hai con đường này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn con đường nào phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết này, StudentJob sẽ đem đến cho các bạn những góc nhìn về chủ đề học đại học hay đi du học bằng cách phân tích, đưa ra so sánh, và ví dụ thực tiễn.

Mục lục

Khái niệm học đại học và đi du học

Khái niệm học đại học. Học đại học là một cấp học sau trung học phổ thông, đây là giai đoạn đào tạo nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn, mục đích là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để có thể làm việc và phát triển bản thân trong xã hội.

Vào năm 2023 theo thông tin từ báo chính phủ thì có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ trúng tuyển và tỉ lệ nhập học đại học. Tài chính là một trong những lý do phổ biến khiến thí sinh không chọn đăng ký vào ĐH hay từ chối xác nhận nhập học. Nhiều học sinh khó khăn phải lựa chọn học nghề, xuất khẩu lao động hoặc đi làm ngay để có thu nhập trang trải cuộc sống. Một số thí sinh khác có thể chọn học ở các trường cao đẳng, trung cấp để giảm chi phí học tập.

Khái niệm học đại học và đi du học

Khái niệm du học. Du học là một quá trình học tập, nghiên cứu ở một quốc gia khác quốc gia hiện tại của người học đang sinh sống để nâng cao kiến thức và kỹ năng, hoặc theo yêu cầu của công việc, cơ quan, tổ chức tài trợ, v.v.

Số lượng du học sinh trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng, từ 5,12 triệu vào năm 2016 lên 6,36 triệu vào năm 2020. Vào năm 2023, Theo thống kê từ Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Anh, Úc, Mỹ Canada, Hàn Quốc và Trung Quốc là những điểm đến du học phổ biến nhất.

Mục đích của việc học đại học và đi du học

Để có cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn nên học đại học hay đi du học, cần xét đến mục đích của việc học đại học và đi du học. Mặc dù điểm chung là tiếp thu kiến thức, phát triển bản thân, nhưng hai việc này có sự khác biệt lớn. Cùng StudentJob tìm hiểu ngay sau đây.

Mục đích của việc học đại học

Mục đích của việc học đại học

Mục đích của việc học đại học là trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, tư duy cần thiết và chứng nhận năng lực để có thể làm việc và phát triển bản thân trong tương lai. Cụ thể, mục đích của việc học đại học bao gồm:

Tiếp thu kiến thức chuyên môn. Học đại học là cơ hội để sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà mình yêu thích. Kiến thức chuyên môn bao gồm kiến thức về lý thuyết, kỹ năng, nhận thức thực tế của lĩnh vực theo học. Đây cũng là tiền đề để sinh viên có thể phát triển chuyên môn nghề nghiệp trong tương lai.

Rèn luyện kỹ năng mềm. Ngoài kiến thức chuyên môn, học đại học còn giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự học, v.v. Đây là những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống mà mọi sinh viên cần cố gắng rèn luyện trong quãng thời gian học đại học.

Phát triển tư duy phản biện. Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ độc lập và đưa ra ý kiến của bản thân dựa trên những thông tin, dữ liệu có sẵn. Trong thời đại mà những AI như Google Bard, Chat GPT, Bing AI, v.v. phát triển như hiện nay, tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng để nhận biết thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm, đưa ra quyết định sáng suốt, và có khả năng tự bảo vệ bản thân.

Chứng nhận năng lực. Việc có cho bản thân một tấm bằng đại học giúp các bạn sinh viên chứng minh được bản thân có năng lực và kiến thức chuyên môn trong chuyên ngành mình đang học. Ngoài ra, đó cũng là yêu cầu tối thiểu để học tiếp các cấp cao hơn như cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, v.v. và nhiều chứng chỉ chuyên ngành cũng yêu cầu bằng đại học.

Mục đích của việc đi du học

Mục đích của việc đi du học

Mục đích của việc đi du học bao gồm:

Tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến. Các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Úc, Mỹ Canada, Hàn Quốc và Trung Quốc có nền giáo dục tiên tiến và chất lượng cao. Được học tập và nghiên cứu tại những quốc gia này sẽ giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiến tiến cùng với đó là nâng cao trình độ học vấn theo một cách giáo dục khác so với ở đại học trong nước.

Cơ hội việc làm rộng mở. Học tập tại các quốc gia phát triển sẽ giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở hơn. Việt Nam được các quốc gia phát triển đầu tư vào rất nhiều, do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp quốc tế (như các tập đoàn kiểm toán Big 4) tại Việt Nam cũng tăng cao. Nếu bạn đã từng đi du học tại các quốc gia này và quen với môi trường làm việc của họ, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình ứng tuyển.

Rèn luyện tính tự lập và kỹ năng sống. Sống và học tập tại một đất nước xa lạ sẽ giúp sinh viên rèn luyện tính tự lập và kỹ năng sống. Sinh viên sẽ phải tự lo cho bản thân trong mọi mặt của cuộc sống, từ ăn uống, sinh hoạt đến học tập và làm việc. Ngoài ra, khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn buộc phải tự mình giải quyết, sinh viên sẽ học được cách suy nghĩ sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả - đây là một kỹ năng mềm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn nhân viên của họ sở hữu.

Mở mang tầm nhìn và hiểu biết về thế giới. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, từ đó học hỏi về các giá trị, phong tục tập quán và cách sống của người dân ở những quốc gia khác, đặc biệt là những khu vực có sự khác biệt văn hoá lớn so với Việt Nam như Châu ÂuTrung Đông. Việc đi du học sẽ giúp sinh viên phát triển tư duy toàn cầu và trở thành những công dân toàn cầu.

So sánh ưu và nhược điểm của du học và học đại học trong nước

Như vậy, sau khi biết được mục đích của việc học đại học và đi du học, chúng ta đã có thêm thông tin để xem xét. Tuy vậy, chắc hẳn bạn đã đọc hoặc nghe nhiều trên thời sự những bản tin như "mặt trái của việc đi du học", "bánh vẽ du học", v.v. khiến chúng ta còn nhiều băn khoăn. Để có cái nhìn khách quan hơn về việc lựa chọn học đại học hay du học, hãy cùng StudentJob tìm hiểu ưu và nhược điểm của hai con đường này.

Ưu điểm và nhược điểm của học đại học trong nước

Ưu điểm và nhược điểm của học đại học

Ưu điểm của học đại học trong nước Nhược điểm của học đại học trong nước
  • Chi phí thấp hơn so với du học. Chi phí học tập tại các trường đại học ở Việt Nam thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí du học ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada và Úc. Trong khi đó mặc dù có xu hướng tăng nhưng học phí của đại học trong nước vẫn thấp hơn nhiều so với đi du học.
  • Cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa và kiến thức mới hạn chế. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến thực hành và ứng dụng. Chương trình đào tạo đại học trong nước cũng chưa được cập nhật thường xuyên, nhiều trường ĐH dùng giáo trình cũ/photo, dẫn đến tình trạng sinh viên học xong chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
  • Cơ hội học tập với các giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm. Bạn có thể được học hỏi từ những giảng viên giàu kinh nghiệm về thị trường trong nước, dù bạn không phải sinh viên Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân, v.v. Có nhiều trường thường thuê giảng viên từ các trường đại học top đầu về giảng dạy các chuyên ngành quan trọng.
  • Dễ dàng kết nối với gia đình và bạn bè. Sinh viên học đại học trong nước có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và bạn bè, giúp họ vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
  • Cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp không cao bằng du học. Tỷ lệ thất nghiệp và làm trái ngành của sinh viên mới ra trường ở Việt Nam còn cao và có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, cạnh tranh việc làm sau khi tốt nghiệp ngày càng gay gắt, khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp.

Bảng so sánh: Ưu điểm và nhược điểm của học đại học so với đi du học

Ưu điểm và nhược điểm của đi du học

Ưu điểm và nhược điểm của đi du học

Ưu điểm của đi du học Nhược điểm của đi du học
  • Có cơ hội học tập và sinh sống tại một quốc gia mới. Các trường đại học ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada và Úc thường có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và chương trình học tiên tiến. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của những quốc gia đó, giúp họ mở rộng thế giới quan.
  • Chi phí cao. Chi phí du học là một trong những nhược điểm lớn nhất so với học đại học. Chi phí bao gồm học phí, sinh hoạt phí, ăn uống, đi lại, bảo hiểm,... Chi phí học phí có thể dao động từ vài ngàn USD đến hàng chục ngàn USD/năm, tùy thuộc vào trường đại học, ngành học và quốc gia. Chi phí sinh hoạt cũng không hề rẻ, trung bình khoảng 1.000-2.000 USD/tháng.
  • Tiếp xúc với nền văn hóa và kiến thức mới mẻ. Ví dụ, khi sinh viên du học tại Nhật Bản, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và chính trị của Nhật Bản. Họ cũng sẽ được học về các môn học mới, như lịch sử thế giới, kinh tế học và khoa học. Những kiến thức và trải nghiệm này sẽ giúp sinh viên phát triển bản thân và có nhiều góc nhìn khác về thế giới hơn so với học đại học trong nước.
  • Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. Việc sống xa gia đình, bạn bè và môi trường quen thuộc có thể khiến sinh viên du học cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Sinh viên cũng cần thích nghi với ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và các quy định của quốc gia mới. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định, đặc biệt đối với những sinh viên chưa có kinh nghiệm sống xa nhà.
  • Nâng cao khả năng ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, sinh viên du học còn có cơ hội tiếp xúc và học hỏi thêm nhiều ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật,... Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp, đồng thời phản ánh văn hóa và con người của một quốc gia. Do đó, việc học ngôn ngữ tại quốc gia bản địa sẽ giúp sinh viên du học hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa và con người của nơi mình đang sống.
  • Thời gian học tập dài hơn, trung bình từ 4-6 năm. Ở Việt Nam, chương trình đại học thường kéo dài 4 năm, trong khi ở nhiều nước phương Tây, chương trình đại học có thể kéo dài từ 4-6 năm. Ngoài ra có thể mất thêm 1-2 năm để học tiếng bản địa trong trường hợp sinh viên chưa trang bị ngoại ngữ.
  • Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Bằng cấp đại học của các trường đại học nước ngoài được đánh giá cao trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp sinh viên du học có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên du học cũng có cơ hội học tập và làm việc tại các quốc gia phát triển. Điều này sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, giúp họ có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động.
  • Rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Rào cản ngôn ngữ và văn hoá là một trong những khó khăn lớn mà sinh viên du học phải đối mặt. Sinh viên cần học và có khả năng tiếp thu tốt ngôn ngữ của quốc gia mà họ đang theo học để có thể giao tiếp và học tập một cách hiệu quả. Ngoài ra, sinh viên cũng cần dành thời gian tìm hiểu về văn hóa của quốc gia đó để có thể hòa nhập và thích nghi tốt hơn.

Bảng so sánh: Ưu điểm và nhược điểm của đi du học so với học đại học

Như vậy, StudentJob đã điểm qua những ưu điểm và nhược điểm của học đại học so với đi du học và ngược lại. Những ưu điểm này có thể được hạn chế bằng nhiều cách, tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ gặp không ít khó khăn và rủi ro khi đối mặt với nó. Để đưa ra được quyết định học đại học hay đi du học một cách chính xác hơn thì hãy cùng tìm hiểu những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn giữa hai con đường này nhé.

Yếu tố cân nhắc lựa chọn học đại học hay đi du học

Từ những ưu điểm và nhược điểm của học đại học và đi du học, StudentJob xin đưa ra 5 yếu tố chính để cân nhắc lựa chọn giữa hai con đường. Bao gồm: 

  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Khả năng tài chính
  • Khả năng thích nghi
  • Trình độ học vấn
  • Trình độ ngoại ngữ

StudentJob sẽ cùng các bạn phân tích các yếu tố trên một cách chi tiết hơn ngay sau đây. Ngoài ra, để làm rõ hơn các yếu tố này đối với bản thân bạn, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi mà StudentJob đã chuẩn bị nhé.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn học đại học hay đi du học. Nếu bạn mong muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể và có yêu cầu cao về bằng cấp như kỹ sư vận hành hoặc những ngành chưa có tại Việt Nam như Customer Service, thì du học là lựa chọn phù hợp hơn. Bởi vì hầu hết các trường đại học ở các nước như Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, và Nhật đều có chất lượng đào tạo tốt và được công nhận trên toàn thế giới. 

Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn học đại học để tích lũy kiến thức và kỹ năng cơ bản thì học đại học trong nước cũng là một lựa chọn tốt. Hơn nữa, bạn cũng có thể tiếp tục theo đuổi chứng chỉ quốc tế hoặc chứng nhận của các tổ chức quốc tế như Meta Blueprint Certification, Google Ads Certifications, v.v. sau khi học xong đại học trong nước.

Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về mục tiêu nghề nghiệp:

  • Bạn muốn làm công việc gì sau khi tốt nghiệp đại học?
  • Bạn có đam mê với lĩnh vực và ngành nghề nào?
  • Bạn có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
  • Bạn muốn học tập và phát triển trong môi trường như thế nào nào?

Khả năng tài chính

Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là một yếu tố quan trọng không kém mục tiêu nghề nghiệp. Du học là một khoản đầu tư lớn, đòi hỏi bạn phải có một khoản tiền tiết kiệm hoặc sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, người thân. Nếu bạn không đủ khả năng tài chính để du học, thì học đại học trong nước (với chi phí rẻ hơn nhiều) sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về khả năng tài chính:

  • Gia đình bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm sẵn sàng sử dụng để trả chi phí học đại học?
  • Gia đình và những người thân của bạn có thể hỗ trợ tài chính cho bạn bao nhiêu?
  • Bạn có thể vay vốn du học không, lãi suất là bao nhiêu tiền một tháng/năm?
  • Tổng chi phí du học bao nhiêu, trong số đó phải đóng trước bao nhiêu trước khi nhập học?
  • Bạn có thể cân nhắc các chương trình học bổng nào, có khả năng đạt được không?

Trong trường hợp bạn thi được học bổng và có cơ hội đi du học, bạn hãy tính toán những khoản phải chi không nằm trong học bổng và xem xét tiếp đến những yếu tố khác như khả năng thích nghi và trình độ học vấn.

Khả năng thích nghi

Khả năng thích nghi

Khả năng thích nghi với môi trường mới là một yếu tố quan trọng quyết định nên học đại học hay đi du học. Du học là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như xa gia đình, bạn bè, ngôn ngữ, văn hóa và lối sống khác biệt.

Nếu bạn không có khả năng thích nghi tốt, khi đi du học bạn sẽ dễ dàng gặp phải những vấn đề như trầm cảm, stress, học tập và hòa nhập kém. Vì vậy học đại học trong nước sẽ là một lựa chọn tốt hơn so với đi du học.

Ngược lại, nếu bạn là người có khả năng thích nghi tốt, bạn sẽ có thể vượt qua những khó khăn ban đầu và tận dụng tối đa cơ hội của du học. Bạn sẽ có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, học tập hiệu quả hơn so với học đại học trong nước.

Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về khả năng thích nghi

  • Bạn có sẵn sàng xa gia đình, bạn bè, sống và học tập ở một môi trường mới không?
  • Bạn có khả năng thích nghi với ngôn ngữ, văn hóa và lối sống khác biệt không?

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn

Các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài thường có yêu cầu đầu vào cao về điểm số, thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa. Do đó, trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xem xét nên học đại học hay đi du học. Nếu bạn có thành tích học tập tốt ở cấp 3, điều đó thể hiện rằng bạn có khả năng học tập và tư duy tốt, có nền tảng kiến thức vững chắc và có khả năng thích nghi với môi trường học tập mới có nhiều thách thức hơn. 

Ngược lại, nếu bạn học không giỏi, không có thành tích tốt ở cấp 3 và chỉ đạt loại trung bình/khá thì bạn vẫn có thể đi theo con đường du học, tuy nhiên, bạn sẽ cần nỗ lực hơn rất nhiều so với con đường chọn học đại học ở trong nước và có thể gây những tác động tiêu cực đến bạn. Đã có những người bất chấp thành tích học tập và năng lực cá nhân không tốt để đi du học và dẫn đến việc du học thất bại, hãy cân nhắc trình độ học vấn của bạn khi lựa chọn học đại học hay đi du học.

Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về trình độ học vấn:

  • Điểm trung bình của bạn ở cấp 3 là bao nhiêu?
  • Bạn có thành tích học tập nổi bật nào không?
  • Bạn có tham gia các hoạt động ngoại khóa nào?

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng đối với cả học đại học và đi du học. Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ tốt để học tập, nghiên cứu, đọc tài liệu ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, v.v. thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt ở các nước đó. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có trình độ ngoại ngữ tốt, thì bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh trước khi du học.

Trong trường hợp bạn có ngoại ngữ kém và không có đam mê với việc học ngoại ngữ thì học đại học là một lựa chọn phù hợp hơn, trong quá trình học đại học bạn có thể học thêm ngoại ngữ mà không bị áp lực về môi trường học tập hay thời gian. Sau khi tốt nghiệp đại học trong nước mà trình độ ngoại ngữ của bạn đã tốt hơn thì bạn có thể học cao hơn tại các quốc gia phát triển khác theo chuyên ngành của mình.

Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về trình độ ngoại ngữ:

  • Bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ nào?
  • Bạn có thể sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, v.v. không?
  • Bạn đã có chứng chỉ quốc tế hay có trình độ ngoại ngữ tương đương các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chưa?

Như vậy, StudentJob đã nêu ra phân tích 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn học đại học hay đi du học, tuy nhiên, vẫn còn một vài yếu tố khác như sở thích, giới tính, định hướng tương lai, v.v. có thể làm thay đổi quyết định của bạn. Bạn có thể dành thời gian suy nghĩ và trả lời các câu hỏi mà StudentJob đưa ra một cách nghiêm túc để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn học đại học hay đi du học.

Có nên bỏ học đại học để đi du học?

Việc quyết định bỏ học đại học để đi du học là một quyết định quan trọng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như chúng tôi đã kể trên.

Giả sử, bạn chỉ mới bắt đầu học đại học dưới 1 năm. Nếu bạn không hài lòng với chương trình học hiện tại, muốn trải nghiệm nền văn hoá mới, nâng cao cơ hội nghề nghiệp,... đồng thời khả năng tài chính và thích nghi của bạn có thể đáp ứng được thì bạn có thể chọn bỏ đại học và đi du học.

Ngược lại, nếu bạn đã học đại học đến năm thứ 3 hoặc bạn chưa sẵn sàng chuẩn bị để đi du học thì bạn không nên bỏ học đại học, bạn nên học hết chương trình đại học và đăng ký học ngang hoặc lên cao hơn ở nước ngoài sau khi hoàn thành chương trình đại học trong nước.

Lựa chọn học đại học hay đi du học

Việc lựa chọn học đại học hay đi du học là một quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn. Cả hai lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và quá trình ra quyết định cần xem xét nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, tài chính cá nhân, khả năng thích nghi, trình độ học vấn, và trình độ ngoại ngữ.

Dù bạn lựa chọn học đại học trong nước hay đi du học, điều quan trọng nhất là bạn phải nỗ lực học tập và phát triển bản thân. Cả hai lựa chọn đều có thể giúp bạn đạt được thành công, miễn là bạn có quyết tâm và kiên trì.

Nếu bạn quyết định đi du học, bạn có thể tham khảo các thông tin về văn hoá, điều kiện, chi phí để du học của các nước do StudentJob biên soạn tại:

Bài viết liên quan

Du học Tây Ban Nha: Chi phí, Điều kiện và Lưu ý khi du học
Những trường đại học danh tiếng, lối sống thoải mái và đồ ăn ngon khiến Tây Ban Nha trở thành điểm đến du học đáng mơ ước dành cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2019, educations.com đã xếp hạng Tây Ban Nha là quốc gia đứng đầu trong danh sách 10 quốc gia du học hàng đầu ở Châu Âu.
Du học Philippines: Điều kiện, Chi phí và Điểm cần lưu ý
Ngay gần Việt Nam chúng ta, một đất nước Đông Nam Á gần gũi và quen thuộc, Philippines trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn để du khách cũng như sinh viên quốc tế đến học tập, khám phá.
Du học Ấn Độ: Chi phí, Điều kiện và Những điều cần lưu ý
Nhắc đến việc du học ở nước ngoài, chúng ta thường nghĩ đến hành trình học tập mới, cơ hội nghề nghiệp cùng sự phát triển cá nhân rộng mở. Đến với một quốc gia là một cơ hội trải nghiệm những đặc trưng riêng chỉ có tại đất nước đó.