Lưu ý cho một buổi phỏng vấn xin việc hiệu quả

14/07/2023 14:40
Mẹo phỏng vấn
Có phải bạn vừa nhận được một email mời đến tham dự buổi phỏng vấn xin việc cho vị trí bạn vừa gửi CV ứng tuyển. Thời gian, địa điểm công ty đã được ghi rõ, lúc này, hãy bắt đầu lấy giấy bút và cùng StudentJob điểm qua những lưu ý cho một buổi phỏng vấn xin việc hiệu quả nhé.

Mục lục

Phỏng vấn là bước mà nhiều người lao động căng thẳng trong quá trình tìm việc. Đây là lúc ứng viên và nhà tuyển dụng ngồi nói chuyện trực tiếp để trao đổi về những thông tin cần thiết cho vị trí đang tuyển dụng. Sự thành bại quyết định phần lớn ở bước phỏng vấn này. Tìm hiểu tất cả những lưu ý trước, trong và sau khi phỏng vấn xin việc dưới đây để rút kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm để có những buổi phỏng vấn xin việc thành công trong tương lai.

I. Chuẩn bị trước buổi Phỏng vấn xin việc.

Bạn cần có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn xin việc.Bạn cần có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn xin việc.

Bạn nhận được email mời đến phỏng vấn xin việc từ phía công ty mà bạn ứng tuyển. Bạn chưa biết cần chuẩn bị những gì để buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả nhất có thể, hãy để StudentJob gợi ý cho bạn những điều cần chuẩn bị sau đây.

1. Xác nhận tham gia phỏng vấn.

Gửi email xác nhận tham gia phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng sau khi nhận được thư mời từ nhà tuyển dụng. Đây là bước tiếp theo sau khi CV xin việc của bạn đã được thông qua. Cho dù bạn có tham dự hoặc không tham dự buổi phỏng vấn đó, hãy đảm bảo nhà tuyển dụng nhận được phản hồi từ bạn.

Nội dung email phản hồi cũng cần được trình bày chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo cách viết email xác nhận phỏng vấn xin việc để bước đầu gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Tránh việc "bặt vô âm tín" sau khi nhận được thư mời phỏng vấn từ phía công ty, bởi điều này dễ khiến CV xin việc của bạn bị cho vào blacklist từ các nhà tuyển dụng và gây bất lợi cho tương lai sau này.

2. Tìm hiểu thông tin của công ty.

Chẳng một công ty nào muốn phỏng vấn một ứng viên không nắm được bất cứ thông tin nào về mình. Bạn có thể tìm hiểu trước những thông tin cơ bản dễ thấy từ website và fanpage chính thức của công ty như lĩnh vực làm việc, mục tiêu, sứ mệnh hay sản phẩm/dịch vụ, v.v. của họ.

Đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ không khắt khe và bắt bạn nhớ toàn bộ những thông tin đó, nhưng việc có những hiểu biết nhất định sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn. Nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến công ty và công việc ứng tuyển, cuộc phỏng vấn cũng vì thế mà thuận lợi hơn.

3. Chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn thường gặp.

Có rất nhiều câu hỏi bạn sẽ bắt gặp trong bất kỳ buổi phỏng vấn xin việc nào. Những câu hỏi này được nhà tuyển dụng dùng để biết thêm những thông tin về cá nhân cũng như quan điểm sống của bạn. Đây cũng là những câu hỏi phỏng vấn dễ được cộng điểm hơn so với những câu hỏi về chuyên môn công việc.

Thông thường khi mới bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ mời bạn tự giới thiệu về bản thân mình. Đây chính là cơ hội vàng bạn có được để thể hiện bản thân mình mà không gặp phải bất kỳ lời chất vấn nào từ NTD. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn để có được màn mở đầu ngắn gọn mà để lại hiệu quả tốt nhất. 

Hãy chuẩn bị trước các kỹ thuật phỏng vấn xin việc để tránh việc lúng túng với những câu hỏi hoàn toàn có thể chuẩn bị từ trước và bị nhà tuyển dụng đánh giá bạn đang không quá cần công việc mà mình ứng tuyển.

4. Chuẩn bị Hồ sơ xin phỏng vấn.

Một số công ty sẽ không yêu cầu bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ khi đến phỏng vấn, nhưng một số công ty lại yêu cầu bạn phải mang theo hồ sơ xin việc. Thường những thông tin này sẽ được ghi rõ trong email mời phỏng vấn bạn nhận được. Hãy đảm bảo bạn đọc kỹ những yêu cầu có trong email và chuẩn bị hồ sơ cần thiết như CV bản cứng, bản sao giấy tờ công chứng, v.v. nếu cần.

5. Trang phục phỏng vấn phù hợp.

Mặc trang phục phù hợp đi phỏng vấn xin việc.Mặc trang phục phù hợp đi phỏng vấn xin việc.

Trang phục phỏng vấn phù hợp là điều đầu tiên nhà tuyển dụng đánh giá về bạn khi gặp mặt trực tiếp. Sẽ không ai cảm thấy vừa mắt khi bạn mang một diện mạo xuề xòa đến buổi phỏng vấn. 

Quy định về trang phục phỏng vấn cũng thường được ghi rõ trong email mời phỏng vấn. Trong một số trường hợp không có thông tin này, bạn nên ngầm hiểu rằng mình cần ăn mặc gọn gàng lịch sự nhất có thể. Những chiếc áo có cổ, quần dài hay váy qua gối, màu sắc tối giản là lựa chọn tốt nhất cho một diện mạo lịch sự và chuyên nghiệp cho buổi phỏng vấn. 

Tránh cả những trang phục "hợp mốt" nhưng lại không phù hợp dễ dàng khiến bạn bị loại ngay từ vòng gửi xe.

6. Đến đúng giờ

Đến đúng giờ có lẽ là điều cơ bản nhất để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ. Hãy đặt báo thức và có kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian và các công việc khác sao cho đảm bảo bạn xuất hiện tại buổi phỏng vấn trước ít nhất 10 phút để có thể chuẩn chỉnh trang lại trang phục hay tinh thần của mình.

Nếu có bất cứ việc gì phát sinh cần hoãn buổi phỏng vấn hay xin lùi thời gian 15 - 30 phút, hãy gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng để trình bày lý do hợp lý và mong họ thông cảm với sự thay đổi đột ngột. Hãy đảm bảo với họ bạn vẫn sẽ tham gia buổi phỏng vấn sau khi lùi lịch hẹn và sẽ có mặt đúng giờ sau khi đã thông báo.

II. Lưu ý trong khi tham gia Phỏng vấn xin việc.

Điều cần chú ý trong lúc phỏng vấn xin việc.Điều cần chú ý trong lúc phỏng vấn xin việc.

Khi đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn bắt đầu buổi phỏng vấn xin với nhà tuyển dụng và cần lưu ý những điều sau để buổi phỏng vấn có khả năng thành công tốt đẹp.

1. Chú ý ngôn ngữ cơ thể.

Ông bà ta vẫn có câu "trăm nghe không bằng một thấy" dường như để chỉ tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể tác động đến người khác. Thông thường chúng ta cũng cảm thấy ấn tượng với người khác qua vẻ bề ngoài họ thể hiện. 

Những ngôn ngữ cơ thể giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng có thể kể đến như: như ánh mắt nhìn thẳng người đối diện, tư thế ngồi thẳng, ngay ngắn, ngẩng cao đầu, sử dụng tay để giúp cho cuộc trò chuyện thu hút hơn, thần thái tự tin và đôi lúc nở nụ cười. Tuy nhiên, những ngôn ngữ cơ thể cũng đòi hỏi bạn phải có sự luyện tập để sao cho tự nhiên nhất, khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy những yếu tố thu hút từ bạn là chính con người của bạn chứ không phải là sự gượng ép.

2. Không ngại thể hiện bản thân.

Thể hiện bản thân khi phỏng vấn không phải là bạn khoa trương hay khoe khoang về tất cả những gì bạn có. Hãy đảm bảo trong phần giới thiệu bản thân, bạn sẽ lồng ghép những kỹ năng quan trọng như kỹ năng mềm, điểm mạnh, điểm yếu, sở trường hay bất cứ điều gì khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng và nhớ tới bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho NTD thấy kinh nghiệm làm việc, những trải nghiệm liên quan đến công việc bạn có được để phù hợp nhất với vị trí bạn ứng tuyển. Kinh nghiệm làm việc của bạn càng nhiều, bạn càng phải tìm cách tóm gọn lại và diễn giải một cách súc tích, đủ để nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng và nhớ tới bạn.

3. Thẳng thắn trao đổi về những lợi ích.

Trao đổi thẳng thắn về những lợi ích.Trao đổi thẳng thắn về những lợi ích.

"Deal lương" là câu chuyện muôn thuở của người đi tuyển và người đi tìm việc. Hãy luôn nhớ rằng khi bạn làm việc tại một tổ chức là bạn đang mang lại giá trị cho họ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ khái niệm về lương net và lương gross để đưa ra một mức lương tương xứng với những giá trị của mình. Nếu như cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không phù hợp với mình, hãy thẳng thắn chia sẻ quan điểm và hy vọng họ có thể đưa ra một mức cao hơn.

Ngoài vấn đề lương, bạn cũng cần chú ý tới tới những chế độ khác thuộc về quyền lợi của bạn như bảo hiểm, chế độ thai sản, phụ cấp ăn trưa, v.v. Tất cả những gì bạn muốn biết liên quan đến lợi ích của cá nhân bạn, hãy đều làm rõ trong buổi phỏng vấn này. Tránh việc đến tận khi ký hợp đồng lao động bạn mới nhận ra lỗ hổng về quyền lợi của bản thân.

Tất cả những điều trên, đừng ngần ngại và hỏi thật chi tiết. Nhà tuyển dụng cũng có trách nhiệm trả lời và giải đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn vậy nên đừng quá lo lắng nhé.

4. Xin thông tin liên lạc với nhà tuyển dụng.

Ở cuối buổi phỏng vấn bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng thêm về thông tin liên lạc. Hãy nắm bắt tất cả cơ hội có thể làm để gây sự chú ý, việc liên hệ với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn cũng giúp bạn được quan tâm nhiều hơn, khả năng được nhận của bạn cũng cao hơn.

III. Liên hệ sau buổi Phỏng vấn xin việc.

Lưu ý sau buổi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt.Lưu ý sau buổi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt.

Khi buổi phỏng vấn đã kết thúc, đừng lãng phí công sức của mình và để cuộc phỏng vấn xin việc vừa rồi trôi đi. Hãy có những hành động sau đây để dễ có được ưu thế so với những ứng viên khác.

1. Viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng.

Cho dù buổi phỏng vấn có thành công hay không, bạn cũng đều nên gửi thư cảm ơn lại nhà tuyển dụng. Việc này thể hiện sự tử tế và trân trọng của bạn đối với buổi phỏng vấn, ngoài ra cũng giúp bạn được NTD chú ý nhiều hơn.

Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn làm đẹp lòng nhà tuyển dụng đã được rất nhiều người ứng dụng và thành công. Đôi khi kinh nghiệm của bạn trong công việc còn thiếu sót, nhưng chính sự tử tế cùng thái độ tốt của bạn cũng sẽ giúp bạn được trúng tuyển. 

Vì vậy, đừng bỏ lỡ bước làm này để nâng cao khả năng có được việc làm của bạn, cũng giúp bạn dễ dàng hơn nếu cần thương lượng sau này. 

Lưu ý: Dù không được nhận thì bạn cũng nên viết một bức thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi trượt phỏng vấn, điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng thời tạo cho nhà tuyển dụng cái nhìn tốt về bạn.

2. Chủ động liên lạc hỏi kết quả phỏng vấn.

Nếu bạn cảm thấy thời gian phản hồi quá lâu, đừng ngần ngại chủ động liên hệ lại để hỏi kết quả buổi phỏng vấn. Đương nhiên việc này sẽ chẳng thể khiến nhà tuyển dụng thấy phiền, đồng thời bạn cũng sẽ cảm thấy bớt lo lắng.

Đôi khi, phía công ty liên lạc với bạn chậm có thể do còn đang phân vân giữa một vài ứng viên, sự liên lạc đúng lúc của bạn có thể giúp bạn nổi bật hơn đối thủ còn lại và trở thành người được chọn. Hoặc ít nhất, nếu bạn không được chọn, bạn cũng có thể hỏi được kết quả sớm hơn và nhanh chóng đi tìm bến đỗ khác. Đừng ngần ngại tìm hiểu cách viết email hỏi kết quả phỏng vấn nếu thời gian chờ đợi quá lâu, đừng để lỡ bất cứ cơ hội được nhận nào và cũng đừng lãng phí thời gian để tìm đến những cơ hội tốt hơn.

Lời kết

Quá trình tìm việc chưa bao giờ là dễ dàng và luôn có những tình huống bất ngờ đưa bạn vào thế khó. Hãy luôn có sự chuẩn bị tốt nhất cùng những lưu ý cho một buổi phỏng vấn xin việc và luôn chủ động cho mỗi cơ hội phỏng vấn tại các công ty bạn hướng đến. Chẳng thể biết trước được những hành động của bạn sẽ mang đến những lợi ích gì, vậy nên hãy luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng để mỗi lần chủ động là mỗi cơ hội được mở ra.

Qua bài viết trên, StudentJob mong bạn nắm được những lưu ý để có một buổi phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất. Đừng quên tham khảo thông tin tuyển dụng nhanh nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí phù hợp. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Bí quyết viết CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
Curriculum Vitae (CV) là một công cụ quan trọng giúp chúng ta trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của mình khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Một CV chất lượng giúp bạn nổi bật trong đám đông, tăng khả năng được mời phỏng vấn và nhận công việc mơ ước. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá bí quyết viết một CV ấn tượng, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
Chìa khóa thành công: Ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn đóng một vai trò quan trọng như những gì bạn nói. Ngôn ngữ cơ thể giúp nhà tuyển dụng hiểu biết bạn là ai và bạn thực sự đang nghĩ gì. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao tiếp phi ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn trong cách bạn truyền đạt và thể hiện bản thân. Vì vậy ngôn ngữ cơ thể có tác động đáng kể đến cơ hội thành công của bạn. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và cách bạn nên vận dụng nó vào trong các buổi phỏng vấn của mình.
Cách trả lời Điểm Mạnh và Điểm Yếu trong phỏng vấn
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến mình nổi bật trong buổi phỏng vấn xin việc không? Hay điều gì đang cản trở bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Cuộc phiêu lưu tìm việc không chỉ là hành trình đến với cơ hội mới mà còn là cơ hội để bạn khám phá bản thân. Vì vậy, hôm nay StudentJob sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình này bằng cách đặt ra những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn xin việc.