Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

10/10/2023 10:22
Mẹo phỏng vấn
Sinh viên mới ra trường thường gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc. Thị trường làm việc tuy rộng mở nhưng mỗi năm đều có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, trong khi đó, các nhà tuyển dụng lại có xu hướng ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Vậy làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Câu trả lời chính là CV xin việc.

Mục lục

CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tích,... của một ứng viên. CV là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong quá trình xin việc, giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.

Tầm quan trọng của CV xin việc đối với sinh viên

Tầm quan trọng của CV xin việc đối với sinh viên

Đối với sinh viên, CV xin việc có vai trò quan trọng như sau:

  • Là cầu nối giữa sinh viên và nhà tuyển dụng: CV là cơ hội để sinh viên giới thiệu bản thân và những kỹ năng, kinh nghiệm của mình đến nhà tuyển dụng. Một CV được trình bày rõ ràng, đầy đủ thông tin và ấn tượng sẽ giúp sinh viên tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được mời phỏng vấn.
  • Giúp sinh viên đánh giá năng lực bản thân: Quá trình viết CV cũng là cơ hội để sinh viên tự đánh giá lại năng lực, kỹ năng của mình. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bản thân và có định hướng phát triển phù hợp.
  • Chuẩn bị cho các vòng phỏng vấn: CV là nền tảng để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi trong các vòng phỏng vấn. Do đó, việc chuẩn bị CV kỹ lưỡng sẽ giúp sinh viên có sự chuẩn bị tốt hơn cho các vòng phỏng vấn.

Khi mới ra trường, sinh viên thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó, CV là cơ hội để sinh viên thể hiện những kỹ năng và thành tích của mình trong quá trình học tập, hoạt động ngoại khóa,... để nhà tuyển dụng đánh giá về kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn.

Ngoài ra, CV cũng là cơ hội để sinh viên thể hiện bản thân và mong muốn của mình. Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được sinh viên muốn làm gì, có định hướng nghề nghiệp như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp.

Những khó khăn khi viết CV xin việc cho sinh viên

Những khó khăn khi viết CV xin việc cho sinh viên

Sau khi hiểu được tầm quan trọng của CV xin việc thì sinh viên lại gặp nhiều khó khăn vì kinh nghiệm là một trong những yếu tố chính để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Cùng StudentJob tìm hiểu về những khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi viết CV xin việc:

  • Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc: Đây là khó khăn lớn nhất của sinh viên khi viết CV. Khi mới ra trường, sinh viên thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là các sinh viên không có việc làm part time. Điều này khiến cho CV của sinh viên trở nên nhạt nhòa và không có điểm gì nổi bật.
  • Không biết cách thể hiện bản thân: Sinh viên thường chưa có nhiều kỹ năng viết CV chuyên nghiệp. Do đó, CV của sinh viên thường trình bày không rõ ràng, mạch lạc, thiếu chuyên nghiệp.
  • Không biết cách tìm hiểu thông tin về công ty tuyển dụng: CV là cơ hội để sinh viên thể hiện bản thân và khả năng của mình. Tuy nhiên, nhiều sinh viên thường không tìm hiểu thông tin về công ty tuyển dụng trước khi viết CV. Điều này khiến cho CV của sinh viên không phù hợp với yêu cầu của công ty và không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp sinh viên vượt qua những khó khăn khi viết CV xin việc:

  • Tìm hiểu thông tin về công ty tuyển dụng: Trước khi viết CV, sinh viên cần tìm hiểu kỹ về công ty tuyển dụng, bao gồm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, văn hóa công ty,... Thông tin này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công ty và viết CV phù hợp với yêu cầu của công ty.
  • Tập trung vào những điểm mạnh: Sinh viên cần tập trung vào những điểm mạnh của bản thân, bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích,... Những điểm mạnh này sẽ giúp sinh viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Sử dụng các mẫu CV mẫu: Sinh viên có thể sử dụng các mẫu CV mẫu để tham khảo. Các mẫu CV mẫu này sẽ giúp sinh viên có ý tưởng và cách trình bày CV chuyên nghiệp hơn.
  • Chỉnh sửa, rà soát kỹ lưỡng: Trước khi gửi CV, sinh viên cần chỉnh sửa, rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo CV không có lỗi chính tả hoặc lỗi thiết kế.

Những lời khuyên bên trên mặc dù đủ ý nhưng chắc hẳn sẽ chưa mang đến cho các bạn sinh viên cái nhìn tổng quan về những gì mình cần làm khi viết CV xin việc. Do đó, StudentJob sẽ cung cấp hướng dẫn về cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường ngay sau đây.

Hướng dẫn viết từng phần của CV xin việc cho sinh viên

CV xin việc là một tài liệu quan trọng giúp ứng viên giới thiệu bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Để đạt được mục đích đó thì CV thường bao gồm các phần sau:

  • Giới thiệu bản thân: Phần này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên.
  • Học vấn: Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá trình độ học vấn và kiến thức của ứng viên.
  • Kinh nghiệm làm việc: Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm thực tế của ứng viên.
  • Kỹ năng: Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của ứng viên trong công việc.
  • Thành tích: Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và phẩm chất của ứng viên.

Sau đây StudentJob sẽ hướng dẫn cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường theo từng phần trên.

Hướng dẫn viết CV phần Giới thiệu bản thân

Hướng dẫn viết CV phần Giới thiệu bản thân

Phần giới thiệu bản thân là phần đầu tiên và quan trọng nhất của CV. Phần này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên. Khi viết phần giới thiệu bản thân, sinh viên cần nêu rõ:

  • Họ tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại
  • Email
  • Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần giới thiệu bản thân, sinh viên nên:

  • Tóm tắt ngắn gọn về bản thân: Sinh viên nên tóm tắt ngắn gọn về bản thân trong khoảng 2-3 câu để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan.
  • Nhấn mạnh điểm mạnh: Sinh viên nên nhấn mạnh những điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển.
  • Thể hiện mục tiêu nghề nghiệp: Sinh viên nên thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình để nhà tuyển dụng biết ứng viên có định hướng rõ ràng hay không.

Ngoài thông tin cá nhân ra, đây là ví dụ phần giới thiệu bản thân cho sinh viên:

  • Mục tiêu nghề nghiệp: Trở thành một nhân viên SEO marketing có khả năng phát triển và quản lý các chiến dịch SEO marketing hiệu quả trong vòng 2 năm. Trong thời gian đó, tôi sẽ rèn luyện các kỹ năng phân tích dữ liệu, viết nội dung SEO và thiết kế website chuẩn SEO. Tôi cũng đặt mục tiêu đưa website của công ty lên top 10 SERPs Google cho bộ từ khoá về lĩnh vực công ty đang nhắm đến.
  • Điểm mạnh của bản thân:
    • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt. Em là một người có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt. Em có khả năng truyền đạt thông tin và ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thuyết phục.
    • Khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Em là một người sáng tạo và có tư duy phản biện. Em luôn tìm cách để cải thiện và đổi mới trong học tập và công việc.
    • Năng lực học hỏi và thích nghi nhanh. Em là một người có năng lực học hỏi và thích nghi nhanh. Em luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới và thích nghi với môi trường làm việc mới.

Một lưu ý khác khi viết CV xin việc là sinh viên hãy tránh sử dụng những email mang tính sở thích hoặc cá tính như [email protected] hay [email protected] mà hãy sử dụng email có tính chuyên nghiệp bao gồm tên như [email protected].

Hướng dẫn viết CV phần Học vấn

Hướng dẫn viết CV phần Học vấn

Phần học vấn là phần quan trọng thứ hai của CV. Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá trình độ học vấn của ứng viên. Khi viết phần học vấn, sinh viên cần nêu rõ:

  • Tên trường học
  • Chuyên ngành
  • Năm tốt nghiệp
  • Điểm trung bình (GPA)

Sinh viên có thể liệt kê các khóa học, môn học, học bổng, giải thưởng liên quan đến vị trí ứng tuyển. Trong phần học vấn, sinh viên nên:

  • Nêu rõ trình độ học vấn: Sinh viên nên nêu rõ trình độ học vấn của mình, bao gồm trường học, ngành học, điểm trung bình,...
  • Nhấn mạnh các thành tích học tập: Sinh viên nên nhấn mạnh các thành tích học tập nổi bật của mình để nhà tuyển dụng thấy được năng lực của ứng viên.

Ví dụ phần học vấn cho sinh viên:

  • Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển
  • Ngành học: Digital Marketing
  • Thời gian học tập: 2017 - 2021
  • Thành tích học tập:
    • Điểm trung bình (GPA): 3.2
    • Đạt học bổng trong 4 học kỳ cuối của trường
    • Giải nhì đề tài nghiên cứu khoa học Marketing của trường

Hướng dẫn viết CV phần Kinh nghiệm làm việc

Hướng dẫn viết CV phần Kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng thứ ba của CV. Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm thực tế của ứng viên. Thông thường, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ chỉ có kinh nghiệm khi đi thực tập dưới tư cách là một thực tập sinh vì vậy những đóng góp thường sẽ không quá lớn lao, vì vậy hãy cho nhà tuyển dụng biết mình đã làm gì và đã học được gì từ công việc đó.

  • Tên công ty
  • Vị trí
  • Thời gian làm việc
  • Mô tả công việc

Sinh viên có thể liệt kê các thành tích đạt được trong quá trình làm việc. Trong phần kinh nghiệm làm việc, sinh viên nên:

  • Nêu rõ các vị trí đã làm: Sinh viên nên nêu rõ các vị trí đã làm, bao gồm công ty, thời gian làm việc, mô tả công việc. Trong trường hợp sinh viên làm những công việc part time thì có thể nêu ra những gì đã học được trong quá trình làm việc.
  • Nhấn mạnh những kỹ năng và thành tích đã đạt được: Sinh viên nên nhấn mạnh những kỹ năng và thành tích đã đạt được trong quá trình làm việc hay thực tập để nhà tuyển dụng thấy được ứng viên có kinh nghiệm và năng lực thực tế. 

Ví dụ về kinh nghiệm làm việc cho sinh viên:

  • Công ty: Công ty Cổ phần Physcode
  • Vị trí: Thực tập sinh SEO Marketing
  • Thời gian làm việc: 2022 - 2023
  • Mô tả công việc:
    • Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing trên kênh bán hàng, blog, và mạng xã hội. (Qua đó nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đã được tiếp xúc và làm việc trên những nền tảng làm marketing phổ biến)
    • Phân tích và đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing thông qua Google Search Console, Google Analytics, và Facebook Insights. (Qua đó nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đã có kinh nghiệm sử dụng những công cụ phân tích số liệu để đo lường và tham gia vào các chiến dịch marketing)
    • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh thông qua phần mềm SEMrush/Ahrefs/Similarweb. (Qua đó nhà tuyển dụng biết được bạn đã có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường và đối thủ bằng những phần mềm chủ chốt)

Hướng dẫn viết CV phần Kỹ năng

Hướng dẫn viết CV phần Kỹ năng

Phần kỹ năng là phần quan trọng thứ tư của CV. Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên. Khi viết phần kỹ năng, sinh viên cần nêu rõ:

  • Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng sử dụng các phần mềm, công cụ liên quan đến vị trí ứng tuyển
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,...

Sinh viên có thể liệt kê các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến kỹ năng. Trong phần kỹ năng, sinh viên nên:

  • Nêu rõ các kỹ năng chuyên môn/kỹ năng cứng: Sinh viên nên nêu rõ các kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
  • Nhấn mạnh các kỹ năng mềm: Sinh viên nên nhấn mạnh các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,... để nhà tuyển dụng thấy được ứng viên có khả năng thích ứng với công việc.

Ví dụ về kỹ năng cho sinh viên:

  • Kỹ năng cứng:
    • Tin học văn phòng: Có chứng chỉ MOS/IC3, thành thạo Microsoft Office.
    • Thiết kế đồ họa: Có khả năng sử dụng Adobe Photoshop, Canva, Figma.
    • Tiếng Anh: Có TOEIC 650, khả năng đọc và nghiên cứu tài liệu tiếng anh tốt.
  • Kỹ năng mềm:
    • Giao tiếp và thuyết trình: Có kỹ năng làm quen và giao tiếp tốt có khả năng hoà nhập với mọi người, đồng thời có khả năng thuyết trình để trình bày những dự án khi làm việc.
    • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Có khả năng làm việc độc lập với tập trung cao độ, đồng thời có khả năng phối hợp với các thành viên trong team để đưa công việc đạt kết quả tốt.
    • Khả năng giải quyết vấn đề: Có khả năng sắp xếp công việc theo các mức độ ưu tiên để hoàn thành công việc được giao và triển khai những hoạt động thường ngày một cách khoa học.

Hướng dẫn viết CV phần Thành tích

Hướng dẫn viết CV phần Thành tích

Phần thành tích là phần quan trọng thứ năm của CV. Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá những thành tựu của ứng viên. Khi viết phần thành tích, sinh viên cần nêu rõ:

  • Thành tích học tập: Giải thưởng, học bổng,...
  • Thành tích hoạt động ngoại khóa: Giải thưởng, thành tích,...

Trong phần thành tích, sinh viên nên:

  • Nêu rõ các thành tích đã đạt được: Sinh viên nên nêu rõ các thành tích đã đạt được trong học tập, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện,...
  • Nhấn mạnh các thành tích có liên quan đến vị trí ứng tuyển: Sinh viên nên nhấn mạnh các thành tích có liên quan đến vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được ứng viên có tiềm năng phát triển trong công việc.

Ví dụ trong phần thành tích cho sinh viên:

  • Được cấp giấy khen của công ty vì thành tích xuất sắc trong dự án Marketing. Đóng góp vào kết quả tăng 30% lượt truy cập và giảm 50% tỷ lệ thoát trang sau 6 tháng khởi chạy dự án cho website của công ty.
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện tại cộng đồng. Hiến máu tình nguyện 5 lần, đồng thời tham gia vào những hoạt động giúp đỡ trẻ em vùng cao trong những ngày hè.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Ngoài những mục cần thiết trên sinh viên có thể thêm vào CV những thông tin khác như là sở thích và chứng chỉ trong trường hợp bản thân thấy cần thiết. Trong trường hợp những thông tin trên hữu ích và đã giúp bạn tạo được một CV đạt chuẩn thì hãy cùng StudentJob tìm hiểu về những nơi bạn có thể nộp CV xin việc đến nhà tuyển dụng nhé.

Sinh viên mới ra trường nên nộp CV xin việc ở đâu?

Trong thời đại công nghệ phát triển, các công cụ tiện lợi giúp ích cho việc tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng lừa đảo tuyển dụng cũng đang diễn ra tinh vi và phức tạp, gây nhiều khó khăn cho sinh viên mới ra trường. Vậy sinh viên nên tìm việc ở đâu và cần lưu ý những gì khi nộp CV? Cùng StudentJob tìm hiểu ngay sau đây.

Nộp CV xin việc tại Trang web chính thức của doanh nghiệp

Trang web chính thức của doanh nghiệp

Nếu sinh viên đã xác định được công ty mà mình muốn ứng tuyển, có thể nộp CV trực tiếp trên trang web chính thức của công ty đó. Cách này sẽ giúp sinh viên gửi CV trực tiếp đến nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được gọi phỏng vấn. 

Ngoài ra, cách nộp CV cho nhà tuyển dụng thông qua trang web chính thức cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng tránh lừa đảo tuyển dụng. Có rất nhiều doanh nghiệp như CGV, Coopmart, Big C,... không đăng tin tuyển dụng nhân viên bán hàng ở các trang web hay mạng xã hội mà chỉ đăng ở trang web chính thức.

Vì vậy, hãy cảnh giác trong trường hợp bạn đọc được những thông tin về doanh nghiệp lớn đang tuyển số lượng lớn nhân viên trên mạng xã hội hay những trang web tuyển dụng đi kèm với những mức lương hấp dẫn - đó có thể là một dấu hiệu của lừa đảo tuyển dụng.

Nộp CV xin việc tại Trang web tuyển dụng

Trang web tuyển dụng

Đây là một trong những kênh tìm việc làm phổ biến nhất tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin về các vị trí tuyển dụng từ mức lương, yêu cầu công việc đến cách thức ứng tuyển. Bạn có thể truy cập StudentJob - trang web của chúng tôi được tối ưu cho sinh viên tham khảo về các công việc part time, việc làm thực tập,... để trang bị kiến thức và kỹ năng trước khi tìm kiếm những công việc chuyên nghiệp hơn.

Nộp CV xin việc trên Mạng xã hội

Mạng xã hội

Mạng xã hội là một kênh tìm việc làm phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tất nhiên là bao gồm cả sinh viên. Trên mạng xã hội, bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về các vị trí tuyển dụng, từ mức lương, yêu cầu công việc đến cách thức ứng tuyển. Một số mạng xã hội phổ biến để tìm việc làm có thể kể đến như:

  • LinkedIn: Mạng xã hội dành cho các chuyên gia, nơi bạn có thể kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm.
  • Facebook: Trên Facebook, bạn có thể tìm thấy các nhóm tuyển dụng, các bài đăng tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi tìm việc làm trên mạng xã hội, bạn cần cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tuyển dụng phổ biến. Hãy trang bị kiến thức về tuyển dụng lừa đảo trên StudentJob trước khi đi tìm việc làm bạn nhé.

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết này StudentJob đã nêu ra tầm quan trọng của CV xin việc đối với sinh viên, những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi viết CV, và hướng dẫn cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, đồng thời cung cấp ví dụ chi tiết về cách viết cho từng phần trong CV xin việc.

Tuy nhiên, đây là điều quan trọng nên StudentJob phải nhắc ba lần. Sau khi hoàn thành CV xin việc hãy nộp CV đến những nơi uy tín và cảnh giác với những dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý thông qua bài hướng dẫn cách viết CV xin việc.

Bài viết liên quan

Bí quyết viết CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
Curriculum Vitae (CV) là một công cụ quan trọng giúp chúng ta trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của mình khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Một CV chất lượng giúp bạn nổi bật trong đám đông, tăng khả năng được mời phỏng vấn và nhận công việc mơ ước. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá bí quyết viết một CV ấn tượng, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
Chìa khóa thành công: Ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn đóng một vai trò quan trọng như những gì bạn nói. Ngôn ngữ cơ thể giúp nhà tuyển dụng hiểu biết bạn là ai và bạn thực sự đang nghĩ gì. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao tiếp phi ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn trong cách bạn truyền đạt và thể hiện bản thân. Vì vậy ngôn ngữ cơ thể có tác động đáng kể đến cơ hội thành công của bạn. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và cách bạn nên vận dụng nó vào trong các buổi phỏng vấn của mình.
Cách trả lời Điểm Mạnh và Điểm Yếu trong phỏng vấn
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến mình nổi bật trong buổi phỏng vấn xin việc không? Hay điều gì đang cản trở bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Cuộc phiêu lưu tìm việc không chỉ là hành trình đến với cơ hội mới mà còn là cơ hội để bạn khám phá bản thân. Vì vậy, hôm nay StudentJob sẽ đưa bạn vào cuộc hành trình này bằng cách đặt ra những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn xin việc.