Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn gây ấn tượng
Mẹo phỏng vấn
Mục lục
I. Tầm quan trọng của giới thiệu bản thân tốt cho sinh viên.
Giới thiệu bản thân luôn là câu hỏi đầu tiên nhà tuyển dụng đưa ra khi bắt đầu một buổi phỏng vấn xin việc. Đặc biệt đối với sinh viên khi kinh nghiệm làm việc còn không có nhiều thì việc giới thiệu lại càng quan trọng hơn.
Dân ta vẫn thường có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, phần mở đầu của bạn càng tốt bao nhiêu, quá trình phỏng vấn xin việc của bạn càng “dễ thở” hơn bấy nhiêu.
Những chia sẻ về bản thân của bạn là điều dễ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng nhất khi chúng ta không có quá nhiều kinh nghiệm được viết trong trong CV xin việc. Qua phần này, nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về con người của bạn, thấy được sự khác biệt và thế mạnh và thế mạnh của bạn trong công việc. Từ đó xem xét bạn có phải là nhân tố phù hợp với vị trí này hay không.
Ngoài ra, một phần giới thiệu bản thân lưu loát, mạch lạc cũng đẩy sự tự tin của bạn lên cao hơn, tạo sự tương tác giữa ứng viên và nhà tuyển dụng và xuyên suốt buổi phỏng vấn sẽ được diễn ra thuận lợi hơn. Vì vậy, hãy hít một hơi thật sâu và mở đầu thật tốt bạn nhé.
II. Nội dung giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên chưa có kinh nghiệm.
Một màn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng là một trong những yếu tố quyết định khi tìm việc làm thêm khi bạn đang là một sinh viên. StudentJob xin đưa ra cho bạn một vài điểm về nội dung của màn giới thiệu sau đây.
Lời cảm ơn nhà tuyển dụng.
Gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn có được thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn sẽ chứng tỏ rằng bạn là một ứng viên lịch sự và rất đáng tin cậy, khiến bạn bước đầu có được đánh giá tích cực.
Mở đầu giới thiệu về bản thân.
Phần mở đầu này rất quan trọng. Đây là phần những thông tin cơ bản nhất của bạn được chia sẻ tới nhà tuyển dụng. Giới thiệu bản thân sẽ bao gồm tên, tuổi, giới thiệu trường học, chuyên ngành, hoặc nếu có số điểm GPA tốt, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng để gây ấn tượng.
Bên cạnh đó, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể chia sẻ một số kỹ năng, sở thích cũng như thói quen liên quan đến công việc ví dụ như thích đọc sách, thích tìm tòi, trau dồi kiến thức, thích tìm hiểu các case study, tình huống v.v. để phát triển bản thân mỗi ngày.
Nhìn chung, phần mở đầu này càng ngắn gọn dễ hiểu thì càng tốt, đừng quá lan man để tiết kiệm thời gian cho những phần tiếp theo.
Chia sẻ thành tích cá nhân và những điểm mạnh.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, những thành tích cá nhân và những điểm mạnh của bạn chính là yếu tố mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá được năng lực của bạn.
Tại đây, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng những câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia, những cuộc thi, thành tích cá nhân mà bạn đạt được trong quá trình sinh viên như các cuộc thi khởi nghiệp, cuộc thi tài năng sinh viên, v.v.
Những yếu tố trên có thể là bước đệm để bạn thể hiện điểm mạnh của bản thân có lợi cho công việc như sự năng động, hoạt bát, chủ động trong cuộc sống và công việc, khả năng tự học cũng như thích ứng, v.v. Tất cả đều là điểm cộng cho bạn đối với quá trình phỏng vấn xin việc.
Kết thúc bằng lý do ứng tuyển và những mục tiêu cá nhân.
Sau cùng, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng lý do bạn ứng tuyển công việc này. Việc chia sẻ hãy thật ngắn gọn súc tích và chân thành để nhà tuyển dụng hiểu được bạn không ứng tuyển cho vui.
Dẫu cho công việc bạn ứng tuyển là việc làm part time, việc làm full time hay việc làm thực tập, hãy chuẩn bị trước để nói về những mục trong công việc của bạn, chia sẻ mong muốn về sự phát triển của bạn trong công việc và khẳng định rằng bạn đã có sự chuẩn bị cho công việc và luôn sẵn sàng nhận việc.
III. Lưu ý giới thiệu bản thân khi phỏng cho sinh viên vấn ấn tượng.
Tập trung vào những điểm mạnh của bản thân.
Trong quá trình giới thiệu bản thân, bạn nên tập trung vào những điểm mạnh của bản thân. Hãy lựa chọn những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu mà bạn có thể liên kết với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Nêu ra những điểm mạnh này một cách tự tin và rõ ràng.
Không nên nói quá nhiều.
Bạn cần lưu ý rằng giới thiệu bản thân chỉ là một phần nhỏ của phỏng vấn. Không nên nói quá nhiều về bản thân và chiếm quá nhiều thời gian của cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung vào những điểm chính và giới thiệu một cách ngắn gọn, đầy đủ và hiệu quả.
Tìm hiểu về công ty và vị trí công việc.
Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty/doanh nghiệp và vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có thể giới thiệu bản thân một cách đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của công việc. Bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm và chủ động.
Ví dụ. Nếu bạn là sinh viên của các trường đại học về tài chính, kinh tế, kiểm toán, v.v. và muốn ứng tuyển vào EY Việt Nam, KPMG Việt Nam, PwC Việt Nam, Deloitte Việt Nam,... hoặc những công ty kiểm toán khác thì việc tìm hiểu về những công ty này rất quan trọng, nó cũng khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm với bạn hơn vì tính tỉ mỉ và cẩn thận của bạn.
Tạo ấn tượng với cách nói và cử chỉ.
Cách nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng rất quan trọng trong quá trình giới thiệu bản thân. Hãy nói một cách tự tin, rõ ràng và trôi chảy. Tạo mắt liên lạc với nhà tuyển dụng và sử dụng cử chỉ tay và khuôn mặt để tăng tính thuyết phục và gây ấn tượng.
Trong trường hợp bạn là tân cử nhân thì bạn nên tìm hiểu cho mình về các bước chuẩn bị và kỹ năng phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn về những gì bạn sắp nói với nhà tuyển dụng.
Không nên nói dối.
Cuối cùng, hãy luôn đưa ra thông tin chính xác và trung thực trong quá trình giới thiệu bản thân. Không nên nói dối hoặc cố tình làm cho bản thân trông tốt hơn thật sự. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn dựa trên sự trung thực và khả năng của bạn, vì vậy hãy đưa ra thông tin chính xác và trung thực.
IV. Bài mẫu giới thiệu bản thân.
StudentJob sẽ cung cấp cho bạn đọc 2 mẫu giới thiệu về bản thân bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt.
Em chào anh/chị, trước tiên em rất cảm ơn anh/chị và quý công ty đã mời em đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Tên của em là Nguyễn Anh T. 22 tuổi và vừa tốt nghiệp đại học X ngành Quản Trị Kinh Doanh và hiện tại đang có mong muốn ứng tuyển cho vị trí Y.
Là một tân cử nhân và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y, nhưng em đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của ngành trong nhiều tháng. Và em tự tin rằng với khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh, cùng với nền tảng kiến thức vững chắc từ ngành học của mình, em sẽ nhanh chóng thích ứng được với công việc và đảm nhiệm được tốt những yêu cầu của công ty.
Em biết công ty mình đã hoạt động được 6 năm và luôn được biết đến với sự năng động và trẻ trung trong môi trường làm việc. Vì vậy, em tự tin bản thân sau khi tham gia 3 câu lạc bộ sẽ đủ năng động để trở thành một mảnh ghép hoàn hảo cho công ty mình.
Rất cảm ơn anh/chị đã lắng nghe màn giới thiệu của em!
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Good morning! First of all, I would like to express my gratitude to you and your esteemed company for inviting me to today's interview. My name is Nguyen Anh T., 22 years old, and I have just graduated from X University with a degree in Business Administration. Currently, I have a strong desire to apply for the position of Y.
As a fresh graduate with limited experience in the field of Y, I have devoted a significant amount of time to research and acquire fundamental knowledge of the industry over the past few months. I am confident that with my ability to learn quickly, adapt, and build upon the solid foundation of knowledge from my academic background, I will be able to swiftly adjust to the job requirements and fulfill them effectively for the company.
I am aware that your company has been operating for 6 years and is known for its dynamism and youthful work environment. Therefore, I believe that my involvement in three clubs has equipped me with the necessary energy and vibrancy to become a perfect fit for your company.
Thank you very much for listening to my introduction!
Lời kết
Phỏng vấn là một bước quan trọng nhất trong quá trình đi tìm việc và màn giới thiệu trong buổi phỏng vấn càng tốt thì buổi phỏng vấn của bạn càng thành công. Với bài viết trên, StudentJob đã giới thiệu cho bạn cách để có một màn giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn hãy tham khảo và có được kinh nghiệm cho bản thân nhé. Chúc bạn thành công!