KPMG là gì? Tìm hiểu về môi trường làm việc và mức lương

05/12/2023 11:56
Chuyện công sở
“BIG4” (EY, KPMG, PwC, Deloitte) chắc hẳn là ước mơ của rất nhiều bạn sinh viên đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính. Bên cạnh mức lương cao và đãi ngộ xứng đáng, “BIG4” cũng chính là “điểm sáng” khiến cho bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Hôm nay, hãy cùng StudentJob tìm hiểu về KPMG - một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới nhé!

Mục lục

Lịch sử hình thành của KPMG

Lịch sử hình thành của KPMG

KPMG (viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler) là sự hợp nhất giữa hai công ty KMG và Peat Marwick vào năm 1987. Đây là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, hay còn được biết đến là thành viên của nhóm “Big 4” kiểm toán bao gồm: PwC, EYDeloitte. Trụ sở chính được đặt tại Amstelveen, Hà Lan.

KPMG chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1994 với 3 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Tệp khách hàng chủ yếu của KPMG là các doanh nghiệp đa quốc gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Start-up và doanh nghiệp gia đình. KPMG hoạt động kinh doanh trên 5 lĩnh vực chính: kiểm toán, tư vấn vận hành, tư vấn thương vụ, tư vấn thuế và pháp lý.

Thành tựu của tập đoàn kiểm toán KPMG

Thành tựu của tập đoàn kiểm toán KPMG

KPMG UK nằm trong Top 25 công ty đáng làm việc nhất ở Anh năm 2017 cùng với PwC, Deloitte, PA Consulting Group. Đáng chú ý là KPMG đã dẫn đầu trong 4 BIG trong danh sách 100 công ty đáng làm việc nhất của Fortune.

Ngoài ra, KPMG Việt Nam cũng đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong suốt những năm tháng hoạt động. Trong đó, phải kể đến một số giải thường nổi bật như:

  • Giải thưởng Công nghệ và Đột phá tại Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam, 2022
  • Giải thưởng Rising Law Firm of the Year tại Doanh nghiệp Luật Xuất sắc Khu vực Đông Nam Á, 2022
  • Giải thưởng Rồng Vàng tại Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2003 – 2022

Môi trường làm việc tại KPMG

Môi trường làm việc tại KPMG

KPMG hoạt động trong điều kiện đòi hỏi sự khắt khe, với yêu cầu giám sát chặt chẽ, và quá trình tiến triển liên tục của pháp luật, quy định và nhu cầu thị trường. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một thành viên của KPMG thì tính kỷ luật cao là một điều rất cần thiết. Ngoài ta, đạo đức và tính chính trực là giá trị cốt lõi của KPMG

Với phương châm hoạt động của KPMG là “Cutting through complexity” – Đơn giản hóa mọi sự phức tạp”, KPMG luôn muốn định hướng cho nhân viên của mình tìm ra cách xử lí tình huống tốt nhất cho mọi vấn đề bằng cách nhìn nhận các vấn đề phức tạp và thể hiện nó một cách rõ ràng và đơn giản để đưa ra quyết định đúng đắn

Điều đặc biệt ở KPMG còn có KPMG Business School (Phòng học nghiệp vụ KPMG) giúp nhân viên có thể tiếp cận những kiến thức mới nhất về nghiệp vụ, công việc và kỹ năng lãnh đạo.

Ngoài ra, một hoạt động thú vị phải kể đến ở KPMG là chương trình “Feel Good Friday” vào thứ 6 hàng tuần. Mọi người sẽ được làm việc ở bất kỳ nơi nào mình muốn và không phải mặc đồ công sở.

Dịch vụ KPMG Việt Nam cung cấp

Dịch vụ KPMG Việt Nam cung cấp

Tương tự như các trụ sở khác của KPMG, doanh nghiệp KPMG ở Việt Nam có những dịch vụ chính gồm:

  • Kiểm toán: Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, Dịch vụ tư vấn kế toán, Dịch vụ liên quan đến kiểm toán.
  • Tư vấn thuế: Tư vấn giải quyết tranh chấp và bất đồng về thuế, Thuế doanh nghiệp, Thuế quốc tế tổng hợp, Dịch vụ di chuyển toàn cầu, Dịch vụ doanh nghiệp.
  • Tư vấn Luật: Tiếp cận thị trường và thành lập doanh nghiệp, Mua bán và sáp nhập, Thương mại, Tái cấu trúc và giải thể, Giải quyết tranh chấp, Tuyển dụng và lao động, Sở hữu trí tuệ, Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
  • Tư vấn thương vụ: Mua bán sát nhập, Bán doanh nghiệp, Tìm kiếm đối tác, Nguồn vốn, Thẩm định, Tái thiết và tái cấu trúc, Thuế mua bán sát nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn Hoạt động: Chuyển đổi kỹ thuật số, Quản trị rủi ro, Quản lý hoạt động tài chính, Chiến lược khách hàng, Chiến lược vận hành, Nhân sự và thay đổi, Cải cách doanh nghiệp

Mức lương tại KPMG Việt Nam theo từng vị trí

Mức lương tại KPMG Việt Nam theo từng vị trí

KPMG được biết đến là tập đoàn lớn mạnh và phát triển nhất trong ngành. Bên cạnh danh tiếng của công ty, thì mức lương cao cũng góp phần tạo nên sức hút của KMPG khiến bất kì ai cũng mong muốn được làm việc trong doanh nghiệp này. Sau đây, StudentJob sẽ thống kê mức lương tại KPMG Việt Nam theo từng vị trí dựa trên thông tin từ các nhân viên tại KPMG Việt Nam cung cấp nhé!

Vị trí thực tập sinh: Trung bình khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng tại trị trường Việt Nam. Tuy vậy, nếu bạn có năng lực tốt vẫn có thể đề xuất lên mức lương từ 6 – 8 triệu đồng/tháng (mức lương trung bình cho vị trí fresher/thử việc). 

Với vị trí nhân viên chính thức:

  • Nhân viên cấp Junior có 2 bậc lương khác nhau, cụ thể: nhân viên cấp 1 trung bình khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng, nhân viên cấp 2 trung bình khoảng 11 – 13 triệu đồng/tháng.
  • Khi bạn có kinh nghiệm và phát triển thành cấp Senior, mức lương có thể lên đến trung bình khoảng 14 – 21 triệu đồng/tháng.
  • Đối với cấp Manager. KPMG yêu cầu ứng viên phải thật giỏi về chuyên môn và khả năng chịu được áp lực cao do đặc thù công việc. Tuy nhiên, đi cùng những áp lực thì KPMG luôn có những đãi ngộ xứng đáng. Ở vị trí này, mức lương thu nhập trung bình sẽ khoảng 500-600 triệu đồng/năm, mức lương này có thể tăng thêm dựa vào chỉ số KPIs đạt được. 

Quy trình tuyển dụng của KPMG

Quy trình tuyển dụng của KPMG

Đối với KPMG, công ty sẽ có 2 hình thức tuyển dụng như sau:

KPMG Tuyển dụng thực tập sinh

KPMG Tuyển dụng thực tập sinh (internship) gồm 4 vòng:

  • Vòng hồ sơ: Công ty kiểm toán KPMG thường nhận hồ sơ theo phương thức trực tuyến vào cuối tháng 8 và kết thúc vào đầu tháng 10.
  • Vòng đánh giá năng lực: Bài test tuyển intern FY16 của KPMG gồm các phần accounting, tax và IQ (không có essays) thời gian làm bài là 60 phút. Kiến thức về kế toán được hỏi khá cơ bản.
  • Vòng phỏng vấn với nhân sự: Vòng này thường sẽ kéo dài khoảng 20 phút. Các câu hỏi về chuyên ngành nếu có thường chỉ dừng ở mức hỏi cơ bản và có thể có một số câu hỏi tình huống.
  • Vòng phỏng vấn với partner: Mục đích của phần này là kiểm tra kiến thức chuyên ngành, tuy nhiên cũng có những câu hỏi liên quan đến việc xử lý tình huống và độ linh hoạt trong phản xạ của ứng viên.

KPMG Tuyển dụng nhân viên chính thức

KPMG Tuyển dụng nhân viên chính thức gồm 5 vòng: 

  • Vòng hồ sơ: Với vòng xét duyệt này, bạn hãy chuẩn bị cho bản thân một CV xin việc với những nội dung thật ấn tượng để nhà tuyển dụng có thể chú ý đến bạn.
  • Vòng test (Tiếng Anh, IQ, EQ) (90p): Mặc dù vòng test này không quá khó nhưng đòi hỏi ứng viên phải có những kỹ năng nhất định về Tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm, ứng xử với khách hàng… Do đó, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết.
  • Vòng work simulation: Ở vòng phỏng vấn này, bạn sẽ làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ được giao một case study để thảo luận trong 20-25 phút. Sau đó sẽ có 15-20 phút để thuyết trình và phản biện.
  • Vòng phỏng vấn với phòng nhân sự: Nhà tuyển dụng sẽ tập trung khai thác tính cách và khả năng phù hợp với công việc của từng thành viên trong nhóm.
  • Vòng phỏng vấn cá nhân: Đối với vòng này, yêu cầu ứng viên phải có những kiến thức chuyên môn với vị trí mình đang ứng tuyển. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể hỏi những vấn đề xoay quanh định hướng nghề nghiệp của mỗi người và năng lực phát triển với nghề.

KPMG là một công ty lớn vì vậy không thể tránh khỏi việc khắt khe trong quy trình tuyển dụng. Tuy nhiên, đừng cảm thấy hoang mang vì đã có StudentJob ở đây giúp bạn. Hãy trang bị cho mình đủ kiến thức chuyên môn và tham khảo thêm những mẹo phỏng vấn để giúp mình tự tin hơn bạn nhé!

Lời kết

Môi trường làm việc và mức lương của KPMG luôn là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, quy trình tuyển dụng của KPMG khá khắt khe. Nếu bạn vượt qua được, chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm làm việc tuyệt vời. KPMG là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với bất kỳ ai đang tìm kiếm một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này của StudentJob sẽ hữu ích cho những bạn đang tìm hiểu về KPMG.

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.