Các bước chuẩn bị và TOP 10 Kỹ năng Phỏng vấn cho sinh viên

24/04/2023 18:30
Hành trang sinh viên
Vượt qua vòng loại CV và có được cơ hội tham gia phỏng vấn công việc chứng tỏ bạn đã đạt đủ yêu cầu cơ bản để làm công việc đó, bước cuối cùng là phải chuẩn bị một buổi phỏng vấn chứng minh cho nhà tuyển dụng cảm thấy thuyết phục hơn. Bài viết sau của StudentJob sẽ đưa ra 10 kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần phải ghi nhớ, đồng thời giúp ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng để đạt được kết quả tốt nhất.

Mục lục

Những bước chuẩn bị cần thiết trước khi phỏng vấn cho sinh viên.

Có một số bước chuẩn bị cần thiết bạn nên lưu ý, những bước đó là:

Trang phục nghiêm túc và phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Vẻ bề ngoài chính là yếu tố đầu tiên giúp gây ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Cho dù bạn có kinh nghiệm đến đâu, khi bạn xuất hiện trong chiếc áo phông và quần jean tại buổi hẹn hò, bạn vẫn sẽ bị đánh giá là kỹ năng phỏng vấn kém, cẩu thả và thiếu tôn trọng doanh nghiệp.

Trang phục chỉnh tề, gọn gàng thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn đối với công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển, tạo được thiện cảm với người đối diện.

Tránh các lỗi trang phục khi đi phỏng vấn giúp cho bạn tự tin & bắt đầu buổi phỏng vấn một cách thuân lợi hơn.

Xác định thời gian và lên kế hoạch đến phỏng vấn đúng giờ.

Trong số những kỹ năng đi phỏng vấn xin việc thì việc đến đúng giờ là yêu cầu bắt buộc.

Đến trễ hẹn cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm với công ty, gây lãng phí thời gian của cả hai bên.

Tốt nhất bạn nên nghiên cứu đường đi đến địa chỉ công ty trước ngày hẹn ít nhất 1 ngày để biết rõ địa điểm.

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn mọi thứ từ trang phục, giấy tờ từ đêm hôm trước. Tốt nhất, bạn nên đến trước giờ phỏng vấn dự kiến từ 10 đến 15 phút.

Đến đúng giờ phỏng vấn

Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn.

Tôi nên nói gì trong buổi phỏng vấn? Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ các thông tin về công ty sẽ giúp bạn có một cuộc phỏng vấn đầy tự tin.

Những yếu tố bạn có thể tìm hiểu như là lịch sử hình thành & phát triển, sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, sứ mệnh, mục tiêu.

Bạn có thể tham khảo website công ty và tất cả bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để biết thêm thông tin, cho thấy lý do bạn phù hợp với môi trường làm việc & định hướng công ty.

Chuẩn bị những kiến thức phù hợp về công việc trước khi phỏng vấn

Khi chuẩn bị cho mình kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, bạn cần chú ý đến các mục trong Bản mô tả công việc. Bạn có thể in nó ra và tập trung vào các lĩnh vực kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Hãy ghi chú lại về các ví dụ từ công việc trước đây & trình độ, kỹ năng hiện tại phù hợp với những yêu cầu này & tập trung nhấn mạnh về chúng trong lúc bạn đang giới về kinh nghiệm của bản thân. 

Lên kịch bản các câu hỏi trả lời trong các tình huống trước khi phỏng vấn.

Không ít nhà tuyển dụng muốn kiểm tra các kỹ năng, khả năng xử lý tình huống & phỏng vấn của ứng viên bằng những câu hỏi bất ngờ, ngoài những thông tin cơ bản như Giới thiệu và Kinh nghiệm làm việc.

Để chuẩn bị cho câu hỏi hóc búa này, bạn có thể tham khảo các bài viết về công việc của bản thân trên Youtube, các bài blog. Hoặc bạn có thể tự hỏi: “Nếu tôi là người chủ, tôi sẽ hỏi gì?” để bạn có thể chuẩn bị cho càng nhiều tình huống càng tốt.

Tập phỏng vấn với người quen để chuẩn bị phỏng vấn.

Luyên tập trả lời phỏng vấn thành tiếng có thể giúp bạn có thêm sự tự tin. Bạn có thể nói chuyện với chính mình hoặc tốt hơn là nói với người mà bạn biết, yêu cầu họ đóng vai người phỏng vấn. Sẽ giúp bạn thực chiến sẽ đỡ bị "khớp" hơn.

Soạn sẵn câu hỏi cho các nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn.

Phỏng vấn là cuộc trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Không chỉ là cần chuẩn bị kỹ năng phỏng vấn xin việc mà còn phải biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

  • Anh/chị có thể giải thích các trách nhiệm mà công việc này đòi hỏi không?
  • Nếu như ở vị trí này, hiệu suất sẽ được đo lường như thế nào? Trong thời gian bao lâu?
  • Bộ phận này làm việc nhóm thường xuyên với bộ phận nào?
  • Những thách thức tôi gặp phải trong vai trò của mình là gì?

>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách viết cv xin việc làm ấn tượng cho sinh viên.

10 Kỹ năng phỏng vấn xin việc nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Để cuộc phỏng vẩn diễn ra theo như mong muốn, chúng ta cần phải chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi thường xuyên được nhà tuyển dụng hỏi và những kỹ năng cần thiết. Cùng StudentJob phân thích những kỹ năng phỏng vấn hữu ích dưới đây.

Hãy thể hiện năng lượng tích cực khi tham gia phỏng vấn.

Có một nụ cười tươi sẽ tạo ấn tượng về sự tự tin & thân thiện trong mắt các nhà tuyển dụng. Khi bạn căng thẳng, người đối diện sẽ cảm nhận được năng lượng nặng nề & khiến cuộc phỏng vấn trở nên không thoải mái.

Bạn không nhất thiết phải tươi cười trong suốt cuộc phỏng vấn vì điều đó dễ tạo cảm giác lúng túng và không tự nhiên.

Mỉm cười đúng lúc không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn giúp hai bên giao tiếp thoải mái, bớt căng thẳng hơn.

Nụ cười là vũ khí tối thượng

Thần thái tự tin và thể hiện thái độ chuyên nghiệp.

Thần thái tự tin trả lời tất cả các câu hỏi phỏng vấn không chỉ giúp mang đến cho bạn một không khí chuyên nghiệp, đĩnh đạc hơn mà còn tạo được sự tin tưởng đối với nhà tuyển dụng.

Người Anh có câu: "Fake it 'till you make it", có nghĩa là hãy giả vờ cho đến khi bạn thực sự trở thành nó.

Có một kỹ năng phỏng vấn xin việc cần rèn luyện là thần thái tự tin. Đó có thể là cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, giọng điệu vừa phải, rõ ràng, dễ nghe, mạch lạc.

Nếu bạn mất bình tĩnh, hãy hít một hơi thật sâu trước khi nói để lấy lại sự tự tin.

Tận dụng ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn.

Hơn 70% “thông điệp” gửi đến người đối diện là thông qua ngôn ngữ cơ thể?

Những người phỏng vấn nhân sự đều được đào tạo bài bản về cách "đọc" ngôn ngữ cơ thể của bạn để biết bạn đang cảm thấy thế nào.

Những biểu hiện ví dụ như ngó nghiêng ngó dọc thể hiện bạn đang kém tập trung và liên tục xoa tay vào nhau khi trả lời câu hỏi cho thấy bạn đang che giấu điều gì đó, v.v.

Chính vì thế, bạn nên tận dụng các điểm này bằng cách thể hiện các cử chỉ thể hiện sự tự tin của bạn như ngồi thẳng lưng, ánh mắt thân thiện và tập trung… để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng tìm hiểu những thứ chưa biết.

Đây là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và hiệu quả nhất nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Khi được hỏi về một vấn đề mà bạn không biết, đừng trả lời “Tôi không biết” vì nó sẽ mang lại cảm giác bị động và tiêu cực.

Thay vào đó, hãy trả lời: “Tôi chưa tìm hiểu về việc này”, “Tôi sẽ nghiên cứu về nó” để cho nhà tuyển dụng thấy thái độ ham học hỏi và chủ động của bạn.

Trung thực khi nhắc đến những thành tích đã đạt được.

  • Thể hiện các kỹ năng và thành tích. Việc này có thể đem lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, nhưng bạn cũng đừng quên luôn cần dựa trên sự thật.
  • Tập trung vào tất cả các điểm mạnh chính của bạn. Nói ra được lý do vì sao hồ sơ đủ mọi tiêu chuẩn đối với vị trí công ty tuyển dụng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn trinh bày chi tiết cách trinh bày mẫu cv viết tay 

Trả lời tràn đầy năng lượng giọng điệu rõ ràng.

Các nhà tuyển dụng không chỉ chú trọng đến nội dung trong câu trả lời, mà cách bạn trả lời câu hỏi, giọng điệu, năng lượng từng câu cũng rất quan trọng.

Trả lời bằng một giọng điệu rõ ràng và tràn đầy năng lượng tự tin, tích cực. Nếu bạn thường có âm lượng giọng nói thấp, bạn có thể tập nâng cao giọng nói của mình một chút.

Người đối diện cảm nhận được năng lượng tích cực từ bạn, tự động sẽ có cảm tình & cuộc phỏng vấn cũng trở nên nhẹ nhàng, xây dựng hơn.

Giọng điệu rõ ràng khi phỏng vấn

Tuyệt đối không “nói xấu” công ty hoặc nơi làm việc cũ.

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn là: “Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?”

Ở trường hợp này,tuyệt đối bạn không nên nói xấu về công ty mà bạn đã làm hay là sếp cũ dù thực sự đó có phải lỗi của bạn hay không.

Thay vào đó, bạn có thể trả lời bằng những lý do khách quan và đồng cảm như: “Tôi muốn thử sức ở một môi trường năng động hơn”.

Các công ty muốn thuê người giải quyết vấn đề để vượt qua những tình huống khó khăn. Nếu cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, hãy tập trung nói về những gì bạn thu được từ trải nghiệm và bạn muốn làm gì tiếp theo sau đó.

Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm đã có từ trước.

Kỹ năng mềm mà hầu hết các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên đó là kỹ năng làm việc nhóm. Vì nếu bạn được chọn, công ty sẽ cử bạn vào một nhóm để được hỗ trợ, đào tạo và làm quen với công việc.

Bạn không không nhất thiết phải là một người có khả năng lãnh đạo tốt. Nhưng bạn cần biết cư xử khéo léo, khiêm tốn và hợp tác với đồng nghiệp để thể hiện mình là mẫu người linh hoạt, dễ thích nghi.

Hãy thể hiện ra mình là một người có khả năng làm việc nhóm tốt bằng các yếu tố như như biết lắng nghe và biết suy nghĩ, tiếp thu những ý kiến khác biệt, làm việc vì mục tiêu chung, biết cách chủ động đặt câu hỏi...

Nói đến ưu điểm và khuyết điểm của bản thân một cách khéo léo.

Nhiều người thiếu kinh nghiệm nghĩ rằng càng chứng tỏ được ưu điểm của mình càng tốt, nhưng thực ra suy nghĩ đó lại là con dao hai lưỡi. Vì nếu không khéo bạn sẽ trở nên vênh váo và thiếu chuyên nghiệp.

Bạn nên chọn lọc ra các ưu điểm liên quan đối với nhu cầu công việc và nêu một số ví dụ cho thấy ưu điểm đó đã giúp bạn giải quyết một số tình huống khó khăn, đạt được kết quả như thế nào...

Ngoài ra, biết cách nói điểm yếu là một cách thông minh để bạn được tuyển dụng.

Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng thể hiện sự quan tâm đối với công ty.

Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu nhưng nếu cứ ngồi im như tượng và thụ động chờ được hỏi rồi mới trả lời thì sẽ mất kha khá điểm đấy. Nên chủ động đặt câu hỏi đối vớicác nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn là sự trao đổi từ hai bên, giúp không khí thoải mái thiện cảm & gần gũi hơn.

Thay vì các câu hỏi về thông tin cơ bản của công ty, bạn hãy đặt các câu hỏi thông minh có sự liên kết với công việc của bạn.

  • “Tôi nên bổ sung những kỹ năng nào để hoàn thành công việc hiệu quả hơn?”
  • “Những ứng dụng công nghệ nào có thể giúp tôi trong công việc này?”

Những việc sinh viên nên chú ý sau buổi phỏng vấn.

  • Gửi mail cảm ơn: Yêu cầu danh thiếp từng người để bạn gửi mail cảm ơn đến từng người phỏng vấn bạn. Nếu như bạn phỏng vấn vào buổi sáng hôm đó, hãy gửi những email này vào buổi chiều. Nếu như bạn phỏng vấn vào buổi chiều thì sáng hôm sau gửi cũng được.
  • Trả lời email đúng hạn (nếu có): Nếu bạn cần gửi email có thông tin bổ sung vào thời gian đã thỏa thuận trước, hãy đảm bảo bạn gửi đúng hạn.

Kết luận.

Bạn hãy nhớ, điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn là chính mình. Vì ngay cả khi bạn nắm được những bí quyết ghi điểm thì điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là năng lực và đạo đức làm việc của bạn. Trên đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc bạn cần biết mà StudentJob đã biên soạn cho bạn. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan

Du học Na Uy: Chi phí, Điều kiện, Visa và Môi trường sống
Na Uy đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Quốc gia Bắc Âu này không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn sở hữu những thành tựu vượt trội trong giáo dục và nghiên cứu.
Du học Iceland: Visa, Chi phí & Môi trường sống
Iceland, với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và nền văn hóa độc đáo, không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một lựa chọn thú vị cho các sinh viên quốc tế. Hệ thống giáo dục tiên tiến, các trường đại học danh tiếng, cùng với môi trường sống an toàn và thân thiện, Iceland đang trở thành một điểm đến du học đầy hứa hẹn.
Du học Ba Lan: Chi phí, Visa, Học bổng & Điều kiện du học
Du học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, mở ra vô vàn cơ hội và trải nghiệm mới. Ba Lan, với nền giáo dục chất lượng, chi phí sinh hoạt hợp lý, và môi trường sống an toàn, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, trước khi quyết định đặt chân đến đất nước này, có một số điều quan trọng bạn cần nắm rõ để chuẩn bị cho mình một hành trình học tập thành công và suôn sẻ.