Hướng dẫn cách viết CV xin việc cho sinh viên

01/04/2023 01:16
Hành trang sinh viên
Bạn là sinh viên? Bạn từng đau đầu vì gửi CV xin việc làm thêm nhưng bị từ chối? Trong bài viết này StudentJob sẽ hướng dẫn các bạn sinh viên cách viết CV xin việc làm ấn tượng gửi đến nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn cách viết CV chi tiết từng mục cho sinh viên.

Sau đây, StudentJob sẽ hướng dẫn các bạn sinh viên viết CV của mình cho từng mục mà thường sẽ có trong CV gửi nhà tuyển dụng.

Mục tiêu ngành nghề & thông tin cá nhân.

Đối với phần này, bạn chỉ cần điền thông tin trung thực & lưu ý một số điểm sau đây:

  • Ảnh đại diện. chọn ảnh rõ nét, nghiêm túc, không bị mờ, nhòe, tốt nhất không nên chụp ảnh tự sướng.
  • Thông tin cá nhân cơ bản. Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn.
  • Email. Bạn nên viết: [email protected] hoặc [email protected] thay vì [email protected].
  • Mục tiêu nghề nghiệp. Vẫn còn là sinh viên nên bạn chỉ cần nói ngắn gọn về mục tiêu của mình & những gì bạn muốn học hỏi và cải thiện trong tương lai gần. Ngắn gọn nhất có thể.

Khi bạn chưa tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc và chưa xác định rõ hướng nghề nghiệp, hãy tránh nhắc đến những vị trí quan trọng như trưởng phòng marketing, giám đốc tuyển dụng nhân sự... Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là cường điệu và thiếu sự chín chắn.

Học vấn.

Nhập tên trường đại học/cao đẳng và chuyên ngành bạn đang theo học. Bạn có thể thêm các dự án, nghiên cứu khoa học nếu cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc.

Liệt kê theo thứ tự thời gian từ công việc gần đây nhất đến công việc trước đây của bạn. Mô tả trách nhiệm chính của công việc, ngắn gọn nhưng đầy đủ và tốt nhất là có kèm theo bằng chứng. Liệt kê cả những thành tựu và kỹ năng bạn có được từ công việc này.

  • Trường hợp bạn đã từng làm nhiều công việc thì hãy chọn những công việc có chuyên môn, kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển.
  • Nếu chưa có kinh nghiệm, chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện, làm thêm như phát tờ rơi, shipper, v.v. thì vẫn có thể đề cập.

Hãy ghi thật chi tiết những gì bạn đã học được và phục vụ đắc lực cho vị trí đang ứng tuyển như kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, linh hoạt, năng động, và sáng tạo.

Lưu ý. Không nên đề cập đến các công việc ngắn hạn (dưới 6 tháng), ngoại trừ các công việc thực tập.

Cách viết cv xin việc phần học vấn như thế nào

>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết thư phỏng vấn xin việc

Hoạt động.

Liệt kê các hoạt động tình nguyện, cộng đồng, hoạt động câu lạc bộ, sự kiện mà bạn đã hoặc đang tham gia (có thể kèm theo giấy chứng nhận, bằng khen cho từng hoạt động cụ thể).

Nếu như không tham gia bất kỳ hoạt động nào cả, bạn có thể bỏ qua (xóa) phần này.

Chứng chỉ & giải thưởng.

Liệt kê các chứng chỉ về kỹ năng mềm hoặc các khóa đào tạo nghiệp vụ liên quan đến công việc bạn đã tham gia.

Ví dụ. Chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC, IELTS), chứng chỉ tin học văn phòng MOS, chứng chỉ tốt nghiệp khóa thiết kế, v.v.

Phần giải thưởng đề cập đến thành tích học tập, công việc, thành tích tại các cuộc thi mà bạn đã tham gia. Trong trường hợp bạn không có chứng chỉ hoặc giải thưởng liên quan đến công việc, bạn có thể bỏ qua (xóa) phần này.

Kỹ năng.

Phần này không nên là một danh sách dài về mọi thứ bạn có. Chọn kỹ năng mà bạn có thể giúp cho công việc đang ứng tuyển. Ngoài ra, cũng có thể trình bày ngắn gọn những kỹ năng trên đạt được thông qua các hoạt động, công việc.

Chẳng hạn, những kỹ năng thường cần có trong CV khi xin việc làm thêm: tư duy logic và phản biện, sáng tạo, thuyết trình, làm việc với máy tính, viết lách làm việc nhóm, v.v.

>>>Xem thêm: Cách viết mail xin việc chuyên nghiệp gửi nhà tuyển duyện 2023

Sở thích.

Đây là phần cho nhà tuyển dụng biết tính cách sở thích của bạn đánh giá xem bạn có phù hợp của bạn với môi trường làm việc và công việc hay không. Chỉ nên nêu một vài sở thích tiêu biểu, hoặc có thể phục vụ cho vị trí bạn đang ứng tuyển thì càng tốt.

Ví dụ. Khi ứng tuyển vào vị trí copywriter, sở thích đọc sách là một lợi thế, khi ứng tuyển cộng tác viên tổ chức sự kiện, sở thích chụp ảnh, quay phim là một lợi thế, v.v.

Cách viết cv xin việc hiệu quả của phần kỹ năng

Tham khảo.

Phần này điền tên quản lý hoặc phụ trách trực tiếp của bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu thông tin trên CV xem có chính xác không.

  • Nếu có, hãy điền đầy đủ họ tên, chức vụ, số điện thoại và email của người đó.
  • Không có hãy bỏ qua (xóa mục), vì đây là mục tùy chọn.

Kết luận.

Hoàn thiện một CV chỉn chu cho bản thân là rất quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nó phản ánh sự chỉn chu và tâm huyết của người viết, một người có thể trình bày CV một cách khoa học và ấn tượng cũng có khả năng làm việc hiệu quả hơn.

Qua bài viết này StudentJob chúc các bạn viết một bản cv thành công. Bạn có thể tham khảo thêm một số việc làm đang ứng tuyển nhân viên như Việc làm thời vụ, Việc làm full time, Việc làm thực tập tại trang tuyển dụng của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Du học Tây Ban Nha: Chi phí, Điều kiện và Lưu ý khi du học
Những trường đại học danh tiếng, lối sống thoải mái và đồ ăn ngon khiến Tây Ban Nha trở thành điểm đến du học đáng mơ ước dành cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2019, educations.com đã xếp hạng Tây Ban Nha là quốc gia đứng đầu trong danh sách 10 quốc gia du học hàng đầu ở Châu Âu.
Du học Philippines: Điều kiện, Chi phí và Điểm cần lưu ý
Ngay gần Việt Nam chúng ta, một đất nước Đông Nam Á gần gũi và quen thuộc, Philippines trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn để du khách cũng như sinh viên quốc tế đến học tập, khám phá.
Du học Ấn Độ: Chi phí, Điều kiện và Những điều cần lưu ý
Nhắc đến việc du học ở nước ngoài, chúng ta thường nghĩ đến hành trình học tập mới, cơ hội nghề nghiệp cùng sự phát triển cá nhân rộng mở. Đến với một quốc gia là một cơ hội trải nghiệm những đặc trưng riêng chỉ có tại đất nước đó.