Mô Tả Công Việc
1.1. Quản lý kế hoạch và tiến độ sản xuất
- Xây dựng kế hoạch sản xuất theo đơn hàng, kế hoạch cung ứng và định hướng kinh doanh.
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ, phân xưởng, giám sát tiến độ, điều phối nhân lực phù hợp.
- Điều chỉnh kế hoạch sản xuất linh hoạt khi có thay đổi nguyên liệu, máy móc hoặc đơn hàng.
1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm và quy trình
- Giám sát việc tuân thủ định mức nguyên liệu, quy trình kỹ thuật, quy trình vệ sinh.
- Kịp thời xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất (máy móc, con người, nguyên vật liệu…).
- Giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng (HACCP, ISO 22000…).
- Phối hợp với bộ phận QA/QC để xử lý sự cố chất lượng, phân tích nguyên nhân gốc rễ, đề xuất biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ nhà máy.
1.3. Quản lý nhân sự sản xuất
- Tổ chức, quản lý và phát triển đội ngũ công nhân, tổ trưởng, kỹ thuật viên trong phạm vi nhà máy.
- Hướng dẫn, đào tạo nhân viên về quy trình làm việc, nội quy, an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm.
- Đề xuất tuyển dụng, điều chuyển hoặc kỷ luật nhân sự khi cần thiết.
- Tham gia xây dựng quy trình đào tạo, đánh giá tay nghề và nâng cao năng lực đội ngũ sản xuất.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật hoặc điều chỉnh nhân sự theo nhu cầu sản xuất.
1.4. Quản lý thiết bị, máy móc và tài sản sản xuất
- Giám sát việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ và khắc phục sự cố khi có hỏng hóc.
- Đề xuất đầu tư, cải tiến hoặc thay thế máy móc nhằm nâng cao hiệu quả vận hành.
- Đảm bảo việc sử dụng và vận hành thiết bị an toàn, tiết kiệm.
1.5. Kiểm soát nguyên vật liệu và chi phí sản xuất
- Kiểm soát chi phí sản xuất: nguyên vật liệu, điện, nước, nhân công.
- Phân tích năng suất lao động, hiệu suất máy móc và đề xuất cải tiến.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm lãng phí và tăng hiệu quả.
- Phối hợp với phòng mua hàng để đảm bảo nguyên liệu luôn sẵn sàng cho sản xuất.
- Kiểm soát hao hụt nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
- Đánh giá và đề xuất phương án tối ưu hóa chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.6. Khác
- Quản lý theo dõi hồ sơ giấy tờ chất lượng nhà cung cấp, hồ sơ chất lượng của công ty, nhãn sản phẩm..Tham gian kiểm soát quản lý hàng hóa, bao bì, nguyên vật liệu tồn kho đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất, không để lưu kho quá lâu.
- Chuẩn bị hồ sơ tiếp đón các đoàn kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn đề liên quan đến bộ phận sản xuất.
- Đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ
Yêu Cầu Công Việc
2.1. Trình độ chuyên môn:
- Tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Thực Phẩm, thủy sản hoặc chuyên ngành có liên quan Sản xuất thực phẩm. Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm về mảng chế biến từ thịt (Giò chả, xúc xích,...)
2.2. Kinh nghiệm:
- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, ưu tiên 2–3 năm ở vị trí Quản lý sản xuất (từ 100 công nhân trở lên).
- Có kinh nghiệm thực tế trong vận hành nhà máy thực phẩm: dây chuyền lạnh, dây chuyền nhiệt, chế biến chín/mộc, v.v.
2.3. Kỹ năng chuyên môn:
- Am hiểu quy trình quản lý chất lượng thực phẩm: HACCP, ISO 22000, GMP, BRC.
- Kỹ năng xây dựng và giám sát KPI sản xuất.
2.4. Kỹ năng mềm:
- Lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề.
- Quản lý thời gian, quản lý nhân sự và đào tạo.
- Môi trường áp lực cao, đòi hỏi phản ứng nhanh và tư duy cải tiến liên tục.
Hình thức
Toàn thời gian cố định
Quyền Lợi
- Thu nhập hấp dẫn: 25 triệu-35 triệu đồng/tháng
- Thưởng quý theo chính sách thưởng của công ty.
- Được hưởng lương tháng 13.
- Các chế độ phúc lợi: hiếu hỉ, tham quan du lịch hàng năm và được hỗ trợ ăn trưa, điện thoại tại công ty.
- Chế độ nâng lương hàng năm.
- Được tham gia các khóa đào tạo phát triển của công ty.
Mức lương
Từ 25 đến 35 triệu
Báo cáo tin tuyển dụng: Nếu bạn thấy rằng tin tuyển dụng này không đúng hoặc có dấu hiệu lừa đảo,
hãy phản ánh với chúng tôi.
Tham khảo: 10 Dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo qua tin tuyển dụng.
Tham khảo: 10 Dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo qua tin tuyển dụng.