Mô Tả Công Việc
1. Tham mưu, tư vấn
- Tư vấn, giúp việc cho Ban Lãnh đạo Công ty trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công tybao gồm luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật tài chính, kế toán, hợp tác, liên doanh quốc tế, xử lý nợ xấu...
- Thực hiện tư vấn pháp lý, hỗ trợ các bộ phận trong việc xây dựng và ban hành các quy trình, quy chế, văn bản, tài liệu liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của Công ty
- Thay mặt công ty (theo ủy quyền và phân công) để tiến hành các thủ tục pháp lý trong quá trình khiếu nại, tranh chấp và các tố tụng pháp lý có liên quan.
- Tư vấn về các hoạt động liên quan đến đăng ký, giải thể, mua bán doanh nghiệp;
2. Kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý
- Trực tiếp hoặc kiểm tra việc tìm hiểu, cập nhật và cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Làm đầu mối tiếp nhận các hợp đồng, hồ sơ pháp lý, văn bản tài liệu cần có ý kiến của Pháp chế; trực tiếp thực hiện việc thẩm định, chỉnh sửa hoặc phân công công việc cho nhân viên và kiểm tra việc thực hiện.
- Kiểm tra và trực tiếp tham gia việc soạn thảo các Quy trình, Quy chế, Giấy ủy quyền của công ty.
- Tham gia công tác xử lý kỷ luật tại Công ty.
- Chủ động đề xuất, bổ sung một số quy định cần thiết cho hoạt động pháp chế trong từng thời điểm.
- Giám sát tất cả các hoạt động pháp lý của công ty.
- Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của công ty đều thực hiện theo đúng pháp luật liên quan, nội quy, quy định và điều lệ công ty, cũng như là nghị quyết của Hội đồng quản trị và các cổ đông.
- Xem xét và chuẩn bị các hồ sơ về pháp lý của công ty, bao gồm hợp đồng, bảng thỏa thuận, bảng thông báo và các công văn.
- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro khác nhau liên quan đến các quyết định và hoạt động kinh doanh.
- Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra.
- Giao tiếp và đàm phán với các bên bên ngoài tổ chức (tư vấn viên bên ngoài, cơ quan công quyền...) để tạo mối quan hệ tin cậy.
- Xử lý các vấn đề phức tạp với các bên liên quan.
- Soạn thảo các thỏa thuận, hợp động và các tài liệu pháp lý khác để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của công ty.
- Tham gia vào việc soạn thảo, rà soát hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng tín dụng;
- Tư vấn trong việc chào bán cổ phiếu, phát hành trái phiếu, thủ tục niêm yết;
- Giải thích ngôn ngữ pháp lý hoặc chi tiết kỹ thuật cho mọi người trong tổ chức.
- Cập nhật kiến thức hiện hành về luật sửa đổi liên quan.
Yêu Cầu Công Việc
Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn theo ngành nghề. Vì vậy, nếu có ý định ứng tuyển để trở thành chuyên viên pháp chế, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng và bằng cấp như:
- Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Luật doanh nghiệp trở lên.
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên viên pháp chế doanh nghiệp của công ty đại chúng (từ 3 năm trở lên).
- Am hiểu sâu sắc về luật doanh nghiệp và các thủ tục.
- Khả năng tư duy, phân tích văn bản, thông tin và đưa ra giải pháp, đánh giá.
- Hiểu biết đầy đủ về những nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến công ty.
- Đạo đức nghề nghiệp và tính chính trực.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho chuyên môn.
- Ưu tiên ứng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc.
- Bằng cử nhân hoặc Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh là một lợi thế.
- Nơi làm việc: Tại công ty cổ phần Phụ tùng máy số 1, thành phố Sông Công, Thái Nguyên
Hình thức
Quyền Lợi
- Mức lương: Theo hiệu quả từ 8 triệu đến 20 triệu (Mức lương có thể được điều chỉnh nếu phát huy hiệu quả cao)
- Chế độ phúc lợi: theo quy định công ty
- Chế độ bảo hiểm và quyền lợi khác: Theo Luật Bảo hiểm, luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan.
Mức lương
Từ 8 đến 20 triệu
Tham khảo: 10 Dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo qua tin tuyển dụng.