1. Quản lý kinh tế, kế hoạch– Lập, theo dõi, báo cáo kế hoạch, tiến độ thi công tổng thể của dự án.– Lập, theo dõi, báo cáo sản lượng thi công (thực hiện, đã nghiệm thu) của các công trình hạng mục thuộc dự án. Báo cáo tổng hợp kế hoạch vốn thi công lập theo tháng, quý, năm cho dự án.– Công tác lựa chọn nhà thầu: Chủ trì lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Hồ sơ yêu cầu và hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các công tác trong quá trình lựa chọn nhà thầu.– Chủ trì xây dựng danh mục, biểu mẫu hồ sơ theo tiến độ công việc đã được phê duyệt đối với các nhà thầu, đơn vị cung cấp trước, trong khi triển khai thực hiện.– Trực tiếp/phối hợp xây dựng Nội quy, Quy định, Quy trình nghiệp vụ thực hiện công việc.2. Quản lý chi phí, dự toán (dự toán theo định mức nhà nước)– Chủ trì kiểm tra dự toán, dự toán thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (dự toán thiết kế kỹ thuật & dự toán thiết kế bản vẽ thi công).– Lập dự toán đối với các hạng mục ngoài phạm vi công việc của nhà thầu tư vấn thiết kế.– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.3. Quản lý hợp đồng– Chủ trì xây dựng hợp đồng đối với các gói thầu (dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp) mà BQLDA được giao nhiệm vụ.– Theo dõi, quản lý thực hiện hợp đồng và giá trị hợp đồng.4. Quản lý hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán– Theo dõi, kiểm soát công việc nghiệm thu thanh toán của các nhà thầu theo tiến độ thi công chi tiết của từng hạng mục/công trình.– Chủ trì kiểm tra tiến độ thực hiện hồ sơ thanh quyết toán trên cơ sở tiến độ thi công của nhà thầu.– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thanh quyết toán; xác nhận giá trị hoàn thành đủ điều kiện nghiệm thu trong các đợt thanh toán, quyết toán của nhà thầu.5. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cán bộ quản lý như:– Quản lý thiết kế, đánh giá tối ưu hóa trong hồ sơ thiết kế và dự toán.– Quản lý công tác nghiệm thu công việc xây dựng– Quản lý tiến độ, biện pháp thi công; ATLĐ, PCCN và VSMT– Kiểm tra, xác nhận chất lượng thi công; xác nhận khối lượng thi công đủ điều kiện nghiệm thu.– Cảnh báo rủi ro.