1. Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra.
2. Lập kế hoạch điều chuyển hàng hóa nội bộ giữa các kho để hỗ trợ cho phòng kinh doanh tốt nhất.
3. Theo dõi và lưu nhật ký hàng nhâp xuất cùng các chứng từ nhập xuất đầy đủ và khoa học
4. Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.
5. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn, lập bản báo cáo hàng tuần hàng tháng, hàng quý và theo năm.
6. Kiểm soát nhập xuất tồn kho
7. Thêm mã hàng mới
8. Lập phiếu xuất kho kiêm vẫn chuyển nội bộ
9. Lập phiếu xuất hàng trả vay, tặng biếu, bảo hành, chào và nhập lại hàng chào, chi phí
10. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và chính xác của tất cả các chứng từ hàng hoá trong toàn Công ty/CN
11. Theo dõi hàng gửi bảo hành
12. Sắp xếp và lưu trữ chứng từ hàng hoá
13. Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
14. Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền
15. Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về PKT-TV.
16. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định.