Tổng hợp việc làm cho sinh viên Đại học Ngoại thương theo ngành nghề. Nơi sinh viên tìm việc phù hợp và định hướng nghề nghiệp.
1. Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý:
- Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo, các phòng ban/ đơn vị đối với các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động hàng ngày, đảm bảo các phòng ban/ đơn vị thực hiện và điều chỉnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
- Tư vấn và chịu trách nhiệm về nội dung pháp lý cho ban quản trị, cấp lãnh đạo, các cấp bộ phận chức năng bao gồm việc phát triển chiến lược pháp lý, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định và đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế và nội quy của Công ty.
2. Tổ chức, thực hiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý:
- Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.
- Chỉ đạo và giám sát nhân viên dưới quyền hoặc/và trực tiếp soạn thảo, trình duyệt, ban hành các văn bản có tính chất pháp lý liên quan tới bộ máy/hoạt động tổ chức của công ty
- Kiểm tra, kiểm soát, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, các văn bản ban hành, tài liệu giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của luật doanh nghiệp, luật lao động, cùng các quy định khác của Nhà nước.
- Phụ trách công tác/thủ tục pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoạt động chi nhánh, giấy phép kinh doanh, chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp…thay đổi giấy phép liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đại diện công ty về mặt Pháp luật khi giao dịch ra bên ngoài, chủ trì/giám sát giải quyết các tranh chấp nội bộ.
3. Xây dựng chính sách, quy trình vận hành có liên quan:
- Xây dựng kế hoạch phân bổ và sử dụng ngân sách cho hoạt động pháp chế trên cơ sở định mức, quy chế, quy định, quy trình công ty.
- Xây dựng quy chế, quy định vận hành của Phòng Pháp chế.
- Phối hợp xây dựng quy trình, chính sách nội bộ của Công ty..
4. Quản lý rủi ro pháp lý:
- Nghiên cứu, tư vấn, phân tích, cảnh báo rủi ro pháp lý cho BGĐ trước những tình huống tranh chấp phát sinh trong mọi hoạt động của công ty như quan hệ lao động, giao dịch dân sự, kinh tế…;
- Nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất về pháp luật có tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty để kịp thời tư vấn và hướng dẫn cho các đơn vị/phòng/ban
- Thực hiện phân bổ ngân sách từng hoạt động như tư vấn pháp lý, hợp đồng lao động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và giải quyết tranh chấp…
5. Phối hợp thực hiện các thủ tục pháp lý với các phòng ban:
- Thực hiện các quan hệ đối ngoại có liên quan đến công tác vận hành của Nhà máy với Sở ban ngành, đoàn thể tại địa phương.
- Tổ chức phổ biến các kiến thức Pháp luật, tư vấn cho các phòng ban về mặt pháp lý đối với các lĩnh vực của phòng chức năng đang phụ trách
- Phối hợp với bộ phận tuyển dụng lựa chọn và đánh giá ứng viên phù hợp với yêu cầu vị trí trong bộ phận pháp chế của công ty
- Hỗ trợ các phòng ban, chi nhánh soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản, giấy tờ, Hợp đồng phù hợp với luật pháp Việt Nam
- Phối hợp xử lý các tình huống khủng hoảng truyền thông.
6. Quản lý, đào tạo nhân sự Phòng pháp chế:
- Điều hành và quản lý hoạt động nhân sự trong bộ phận để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu tổ chức. Bao gồm sắp xếp, bố trí và phân công công việc cho cán bộ nhân viên trong phòng, cũng như thực hiện đánh giá nhân viên theo quy định công ty.
- Xây dựng cơ cấu định biên nhân sự trong bộ phận trên cơ sở mực tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty
- Đào tạo, phổ biến, hướng dẫn cho nhân sự tân tuyển, nhân sự chính thức trong bộ phận về văn hóa công ty, nội quy, quy tắc ứng xử, các quy chế, quy định, quy trình, chế độ chính sách
- Đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân viên trong bộ phận nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc, cùng với việc phát triển nguồn nhân sự