- Nắm vững các yêu cầu chất lượng của công trình;
- Kiểm tra các hồ sơ pháp lý liên quan đến công trình như (Giấy phép xây dựng, Giấy phép phòng cháy chữa cháy,...);
- Tập hợp các yêu cầu kỹ thuật từ bản vẽ thiết kế, hồ sơ thầu, hợp đồng kinh tế và các hồ sơ khác có liên quan đến chất lượng công trình;
- Quản lý hồ sơ, tài liệu nội bộ về chuyên ngành QA/QC/QS/Shop/QLCL;
- Lập biện pháp quản lý chất lượng thi công;
- Tham gia soạn thảo biện pháp thi công, các hướng dẫn công việc, các danh mục kiểm tra;
- Lập các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về chất lượng công trình;
- Xây dựng các quy trình nhập vật tư, thiết bị thi công, các quy trình lấy mẫu, thí nghiệm, các quy trình thi công và các quy trình kiểm tra nghiệm thu;
- Phối hợp với giám sát thi công xây dựng các biểu mẫu;
- Kiểm tra các tính năng kỹ thuật của sản phẩm có phù hợp theo yêu cầu;
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị khi nhận vào công trình;
- Phối hợp với Chủ đầu tư/Tư vấn giám sát lấy mẫu vật tư thí nghiệm chất lượng trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm soát quá trình thi công; Phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát tiến độ công trường để lên kế hoạch cho hợp lý; Thường xuyên kiểm soát ngoài công trường nhằm phát hiện, sửa chữa những lỗi sai và có những cải tiến phù hợp;
- Phối hợp với giám sát thi công lập các báo cáo thi công không phù hợp và đề xuất hành động khắc phục – phòng ngừa;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;