EVP là gì? 5 bước xây dựng EVP thành công cho doanh nghiệp

EVP được coi là "trợ thủ" đắc lực cho các doanh nghiệp để có thể thu hút được những cá nhân xuất sắc nhất đến với mình. Cùng StudentJob đi tìm câu trả lời cho câu hỏi EVP là gì? Làm thế nào để xây dựng EVP hiệu quả và mang đến thành công cho doanh nghiệp nhé

Mục lục

EVP là gì? 

EVP (viết tắt của Employee Value Proposition) - nghĩa là định vị giá trị nhân viên, là một phần trong thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding).

EVP đại diện cho toàn bộ những giá trị phù hợp mà công ty và doanh nghiệp cần đáp ứng cho nhân viên của mình như: lương, thưởng, chính sách đãi ngộ, chương trình đào tạo, v.v. và những yếu tố vô hình khác thuộc về giá trị của một doanh nghiệp như: công nghệ, môi trường làm việc, văn hoá trong doanh nghiệp, sự gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp.

Giải thích EVP là gì

EVP kết nối chặt chẽ với Thương hiệu tuyển dụng, thu hút những ứng viên tiềm năng nhất cho doanh nghiệp và giữ chân họ ở lại lâu dài. 

Tầm quan trọng của EVP trong doanh nghiệp

EVP hình thành trong doanh nghiệp sẽ kết nối chặt chẽ với Thương hiệu tuyển dụng, đóng vai trò như một "thanh nam châm" thu hút nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và giữ chân họ ở lại cống hiến lâu dài bằng những đãi ngộ trong khả năng của mỗi doanh nghiệp và có thể phù hợp với năng lực của từng cá nhân.

Với một chiến lược EVP tốt, doanh nghiệp có thể thu về những lợi ích như sau.

Tiếp cận thêm nhiều ứng viên

Với một EVP tốt, doanh nghiệp dễ dàng đưa thương hiệu của mình đi xa hơn trong thị trường lao động, dễ dàng lọt vào tầm ngắm của nhiều ứng viên một cách tự nhiên. Có thể nói, lúc này EVP tốt đã biến doanh nghiệp thành một "miền đất hứa" cho nhiều ứng viên.

Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Trong quá trình xây dựng EVP, các doanh nghiệp cần lắng nghe nhân viên để thấu hiểu những kỳ vọng của họ trong quá trình làm việc. Việc này như 1 sợi dây gắn kết dành cho nhân viên, giúp họ được tiếp thêm động lực làm việc và thêm yêu quý công việc của mình. 

Gây ấn tượng cho những ứng viên tiềm năng ngoài doanh nghiệp

Xây dựng EVP hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đánh trúng vào tâm lý của các ứng viên mục tiêu. EVP lúc này sẽ đáp ứng được kỳ vọng của các ứng viên đang tìm kiếm việc làm, đây cũng là thang đo so sánh mà ứng viên sử dụng để so sánh các doanh nghiệp với nhau.

Giảm sự cạnh tranh về mức thù lao

Nếu như EVP của doanh nghiệp được các ứng viên đánh giá cao, mức kỳ vọng của họ về mức thù lao nhận được sẽ được giảm bớt phần nào so với các doanh nghiệp mà EVP chưa được đánh giá cao. Bởi lẽ sự thỏa mãn về EVP mà học được doanh nghiệp cung cấp sẽ giúp họ bớt áp lực về thu nhập của mình.

5 bước xây dựng EPV hiệu quả cho doanh nghiệp

Sau đây StudentJob sẽ trình bày chi tiết 5 bước xây dựng EPV một cách hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bước 1: Thu thập, phân tích dữ liệu

Dữ liệu đầu vào thu thập được là yếu tố quyết định để EVP được xây dựng đúng hướng.

Doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí của nhân viên đang làm việc hoặc thu thập ý kiến của cả những người đã rời doanh nghiệp để tìm ra được điều còn bất cập, chưa được hài lòng hay chưa đáp ứng được nhu cầu mà người lao động mong muốn nhận được trong công việc.

Tùy theo ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp mà các nhân viên sẽ có những đòi hỏi khác nhau. Chẳng hạn như một công ty chuyên về marketing, truyền thông, quảng cáo, nhân viên sẽ mong muốn được làm trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, nhiều cây cối, v.v. để họ có thể thoải mái sáng tạo và có những ý tưởng chất lượng.

Bước 2: Nghiên cứu

Khi doanh nghiệp đã có được những thông tin, dữ liệu cần thiết, cần tiến hành mổ xẻ, phân loại, sắp xếp các thông tin. Công việc này sẽ cần sự tham gia và đóng góp trực tiếp của nhân viên công ty.

Lúc này, việc doanh nghiệp có thể làm là tạo các cuộc khảo sát, nghiên cứu với toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp với những câu hỏi hoặc tạo các câu đánh giá trên thang điểm 10 cho nhân viên. Với chế độ nào doanh nghiệp cung cấp đang hài lòng và chế độ nào cần được cải thiện, v.v.

Bên cạnh đó, việc quan trọng là doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu EVP của các đối thủ cạnh tranh và tìm ra hướng đi tốt nhất. Bởi trong gần như các trường hợp, EVP là yếu tố chủ yếu để ứng viên đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp làm việc. 

Sau tất cả, hãy tự tạo ra sự khác biệt và biến doanh nghiệp của mình trở thành "lý tưởng" trong mắt nhân viên hiện tại và các ứng viên có trên thị trường.

Bước 3: Phân tích nghiên cứu, xây dựng kế hoạch EVP

Từ những hoạt động nghiên cứu ở bước, giờ đây doanh nghiệp cần chắc chắn đưa ra được những lựa chọn cho việc xây dựng chế độ EVP cho riêng mình. 

Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng EVP và bắt buộc cần có sự tham gia của lãnh đạo cấp trên để kiểm tra và thông qua. Những câu hỏi bạn có thể đặt ra cho lãnh đạo như

  • Chế độ nào đang được nhân sự công ty tận dụng nhiều nhất?
  • Chế độ nào mà các ứng viên mong muốn doanh nghiệp thực hiện nhất?
  • Điều gì ở doanh nghiệp khiến nhân viên hay các ứng viên muốn gắn bó với doanh nghiệp?
  • Chế độ và lợi ích nào của doanh nghiệp có thể thu hút ứng viên tốt nhất?

xây dựng kế hoạch EVP cho doanh nghiệp

Từ những phân tích này và sự thông qua của nhà lãnh đạo, kế hoạch EVP sẽ được hình thành.

Bước 4: Thực thi kế hoạch EVP cho doanh nghiệp

Sau khi EVP được xây dựng xong, các thông tin cần được phổ biến công khai với toàn bộ nhân viên và ứng viên trên các nền tảng khác nhau qua hình thức lời phát biểu hay văn bản và được áp dụng công bằng với tất cả mọi người.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bổ sung những lợi ích trong quá trình truyền thông qua báo trí, sự kiện hay các bài đăng chính thức của doanh nghiệp trên mạng xã hội, v.v.

Bước 5: Sửa đổi cải thiện bổ sung

Để EVP mang lại hiệu quả tốt và bền vững, doanh nghiệp cũng cần thu thập ý kiến một cách kỹ lưỡng sau 1 thời gian đầu áp dụng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh hợp lý nhất, giữ chân nhân viên tốt và thu hút nhân tài.

Thêm vào đó, bộ phận nhân sự cũng tạo những cuộc khảo sát lấy ý kiến thường niên của những người được áp dụng EVP để có hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tốt nhất.

Lời kết

Giữa các cuộc tranh giành ứng viên ngày càng khốc liệt ở trên thị trường lao động, một chế độ EVP tốt sẽ là điểm mạnh cho doanh nghiệp. Qua những bước thực hiện mà StudentJob đưa ra, doanh nghiệp đã có thể nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phù hợp cho riêng mình. Từ đó, tạo điều kiện giữ chân cũng như thu hút nhân tài để duy trì, phát triển lâu dài trong tương lai. 

Bài viết liên quan

60+ STT làm dịu những tổn thương, giúp động viên tinh thần
Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Mọi người bạn gặp đều đang chiến đấu trong một trận chiến mà bạn không biết gì về nó”. Đó là sự thật - tất cả chúng ta đều là những con người đã, đang và sẽ trải qua những thăng trầm của cuộc đời. Tất cả chúng ta đều chịu mất mát, tổn thương trong quá khứ và thường xuyên suy nghĩ về nó. Một nguồn động viên, an ủi có thể mang lại cho chúng ta khoảng lặng bình yên, chữa lành đầy mạnh mẽ.
90+ STT cô đơn tâm trạng, một mình buồn và trống trải
Bất kỳ ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc cô đơn, cảm giác buồn trống trải và đầy tâm trạng trong cuộc sống. Cảm giác một mình, bị bỏ rơi hoặc không được ai chia sẻ có thể làm cho tâm trạng của chúng ta trở nên u tịch, cô đơn hơn bao giờ hết. Khi bạn cảm thấy dường như không ai hiểu được mình, những câu nói về sự cô đơn sẽ trở thành người bạn thấu hiểu, sẵn sàng lắng nghe bất cứ suy nghĩ nào từ bạn.
80+ STT yêu đời, vui tươi, truyền năng lượng tích cực
Bạn có tin rằng những câu STT yêu đời, vui tươi, mà bạn đăng tải trên các trang mạng xã hội có khả năng mạnh mẽ trong việc truyền tải năng lượng tích cực. Chỉ bằng vài câu ngắn gọn, bạn sẽ tác động tích cực đến suy nghĩ và cách nhìn của bạn bè, người thân về hiện tại, về cuộc sống.