Ngành Trí tuệ nhân tạo: Mức lương, Cơ hội nghề nghiệp

Theo nghiên cứu của International Data Corporation (IDC), Trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ đóng góp thêm 19,9 nghìn tỷ USD và chiếm 3,5% GDP toàn cầu vào năm 2030.

Mục lục

Để đạt được tiềm năng kinh tế đó, các công việc trong lĩnh vực AI dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đồng thời, các vị trí trong ngành này thường có mức lương cao đầy hấp dẫn. Mặc dù độ đa dạng của các chương trình ngành Trí tuệ nhân tạo vẫn còn tương đối hạn chế, nhưng đây vẫn là một ngành học mang lại tiềm năng lớn cho các bạn trẻ ngày nay. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về Ngành Trí tuệ nhân tạo, những cơ hội mà ngành học này mang lại cũng như mức lương trung bình hiện nay.

Ngành Trí tuệ nhân tạo là gì?

ngành trí tuệ nhân tạo là gì?

Ngành Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực liên ngành thuộc khoa học máy tính. Ngành AI nghiên cứu cũng như phát triển các phương pháp, thuật toán và hệ thống để máy móc mô phỏng khả năng nhận thức, học hỏi và giải quyết vấn đề giống con người. Ngành này bao gồm nhiều chuyên ngành như học máy, học sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và robot học. Bạn có thể thấy ứng dụng ngành AI rộng khắp trong các lĩnh vực y tế, tài chính, sản xuất, giao thông, giáo dục.

Để có được bằng cử nhân về trí tuệ nhân tạo, bạn phải học chuyên ngành chính của môn học đó hoặc một chuyên ngành có liên quan, chẳng hạn như khoa học máy tính, khoa học dữ liệu hoặc học máy. Đây là một ngành còn non trẻ, vì vậy các chương trình cấp bằng cử nhân về AI không phổ biến rộng rãi như các chuyên ngành khác, vậy nên bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn nếu bạn chọn các chuyên ngành có liên quan.

Hiện nay dù chỉ có một số ít nhưng ngày càng nhiều trường đại học cung cấp bằng Cử nhân về trí tuệ nhân tạo. Đôi khi bạn có thể thấy AI được ghép với học máy như một chuyên ngành kết hợp. Các chuyên ngành AI thường được đào tạo tại các khoa khoa học máy tính. Do đó, chương trình học sẽ nhấn mạnh vào các nguyên tắc cơ bản của hệ thống máy tính, cũng như toán học, thuật toán và ngôn ngữ lập trình.

Ngành Trí tuệ nhân tạo học những gì?

ngành trí tuệ nhân tạo học những gì?

Ở Việt Nam, chương trình đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo (AI) tại các trường đại học thường được xây dựng trên khung 124–135 tín chỉ, chia thành 4 khối chính: kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành AI, học phần tự chọn và thực hành. 

Sinh viên sẽ được trang bị nền tảng toán - tin học vững chắc (đại số tuyến tính, xác suất - thống kê, lập trình), sau đó học chuyên sâu về Machine Learning, Deep Learning, Xử lý ảnh, Thị giác máy tính, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên… và cuối cùng là thực hành qua đồ án, thực tập và khóa luận tốt nghiệp. 

Song song, nhiều trường còn bổ sung các chuyên đề mới như Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI), MLOps, Ethics in AI hay cơ hội On-the-Job Training tại doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một chương trình học tiêu biểu như sau:

Khối kiến thức đại cương 

  • Các môn Giáo dục chính trị, Lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương… để xây dựng phẩm chất chính trị, pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
  • Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh.
  • Ngoại ngữ (Tiếng Anh 1 & 2) và các môn Kỹ năng mềm như Khởi nghiệp, Giao tiếp…

Khối kiến thức cơ sở ngành và khối ngành

  • Toán nền tảng: Đại số tuyến tính, Giải tích, Phương pháp tính, Xác suất thống kê, Toán rời rạc, Toán logic 
  • Khoa học máy tính nền tảng: Lập trình cơ bản, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình hướng đối tượng, Mạng máy tính, Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Lập trình web 
  • Đạo đức & pháp lý trong AI: Môn “Đạo đức Trí tuệ Nhân tạo” giúp sinh viên nhận diện và xử lý các vấn đề đạo đức trong phát triển AI 
  • Seminar khoa học: Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, phản biện 

Khối kiến thức chuyên ngành AI (bắt buộc)

  • Nhập môn Trí tuệ Nhân tạo: Khái niệm cơ bản, lịch sử và ứng dụng AI.
  • Học máy (Machine Learning): Các thuật toán học có giám sát và không giám sát.
  • Học sâu (Deep Learning): Mạng nơ‑ron, CNN, RNN, Transformer.
  • Xử lý ảnh số và Thị giác máy tính: Phân tích, nhận dạng, phân đoạn hình ảnh.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Nhập môn và nâng cao (embedding, BERT, ứng dụng chatbot).
  • Nhập môn Dữ liệu lớn (Big Data) và Phát triển hệ thống AI (công cụ, kiến trúc, triển khai) 

Khối kiến thức tự chọn

Sinh viên có thể chọn từ các chuyên đề sau theo định hướng nghề nghiệp hoặc nghiên cứu:

Thực tập nghề nghiệp và Khóa luận tốt nghiệp

  • Thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
  • Khóa luận tốt nghiệp là quá trình sinh viên thể hiện năng lực tự chủ nghiên cứu và triển khai dự án AI hoàn chỉnh.

Chương trình GenAI và OJT tại các trường top

  • GenAI Engineer Program (HUST): Chuyên sâu Trí tuệ nhân tạo tạo sinh - học máy đa thể thức, MLOps, chatbot LLM, đạo đức AI...
  • On-the-Job Training (FPT): Học kỳ được cử sang thực tập, tham gia dự án thực tế tại FPT Software, Bosch, KMS… giúp sinh viên làm quen môi trường doanh nghiệp ngay khi còn ngồi ghế nhà trường

Học ngành Trí tuệ nhân tạo để làm những công việc gì?

học ngành trí tuệ nhân tạo để làm những công việc gì

Sinh viên tốt nghiệp ngành Trí tuệ nhân tạo có thể đảm nhận rất nhiều vị trí đa dạng. Hãy cùng điểm qua một số nghề nghiệp đầy tiềm năng sau:

Công việc kỹ thuật

Với nền tảng kiến thức vững chắc về AI, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí kỹ thuật quan trọng, trực tiếp tham gia vào việc thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Công việc Mô tả công việc
Kỹ sư Trí tuệ Nhân tạo (AI Engineer) AI Engineers phát triển các ứng dụng và hệ thống sử dụng kỹ thuật học máy để giải quyết bài toán thực tế như tự động hóa quy trình, gợi ý thông minh trong sản phẩm.
Kỹ sư Máy học (Machine Learning Engineer)

thiết kế, xây dựng và đánh giá các mô hình ML. 

Vị trí này thường phối hợp chặt chẽ với Data Scientists để triển khai lên hệ thống sản xuất.

Kỹ sư Dữ liệu (Data Engineer) xây dựng luồng dữ liệu, ETL và kiến trúc lưu trữ, chuyển đổi dữ liệu thô thành dạng có thể sử dụng cho các đội Data Science và BI.
Kỹ sư Dữ liệu lớn (Big Data Engineer/Architect) thiết kế kiến trúc và triển khai giải pháp xử lý khối lượng dữ liệu quy mô lớn (Hadoop, Spark…) để phục vụ huấn luyện mô hình và phân tích.
Kỹ sư Phần mềm (Software Engineer) xây dựng hạ tầng, API và tích hợp mô hình AI vào sản phẩm, kiểm soát hiệu năng và khả năng mở rộng của hệ thống.

Công việc về Khoa học dữ liệu và Phân tích

Trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, bạn sẽ khai thác, phân tích và chuyển hóa dữ liệu thành các thông tin giá trị để hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Công việc Mô tả công việc
Data Scientist phát triển mô hình dự đoán, đánh giá hiệu quả và triển khai thuật toán AI, từ đó diễn giải kết quả cho các bên liên quan.
Data Analyst

khai thác, trực quan hóa và phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định.

Data Analyst thường phải làm việc với BI tools và các bảng báo cáo tương tác.

Business Intelligence Developer xây dựng dashboard, báo cáo tự động, giúp doanh nghiệp theo dõi KPI và phân tích xu hướng kinh doanh.

Chuyên gia AI và Nghiên cứu

Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo có thể theo đuổi con đường phát triển các thuật toán mới và mở rộng giới hạn của công nghệ AI hiện đại.

Công việc Mô tả công việc
Nghiên cứu viên AI

chuyên sâu nghiên cứu thuật toán mới, công bố khoa học và phát triển nguyên mẫu thử nghiệm

yêu cầu trình độ Thạc sĩ trở lên

Kỹ sư Thị giác Máy tính phát triển thuật toán nhận diện, phân đoạn ảnh, và ứng dụng như tự động giám sát, phân loại hình ảnh
Kỹ sư Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên (NLP Engineer) làm việc với embedding (Word2Vec, BERT), xây dựng chatbot, dịch máy và các ứng dụng ngôn ngữ khác.
Kỹ sư Robotics thiết kế, chế tạo và lập trình robot cho sản xuất, y tế, hay dịch vụ, kết hợp cơ khí, điều khiển và AI
AI Prompter tối ưu hóa chuỗi lệnh đầu vào cho mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) để đạt kết quả chính xác, sáng tạo và hiệu quả hơn

Vị trí Quản lý và ra Chiến lược

Ngoài kỹ thuật, cử nhân AI còn có thể đảm nhận vai trò quản lý và định hướng chiến lược phát triển dài hạn.

Công việc Mô tả công việc
AI Product Manager định hướng phát triển sản phẩm AI, phát triển roadmap và phối hợp giữa đội kỹ thuật và kinh doanh
AI Project Manager

lập kế hoạch, giám sát tiến độ 

theo sát các dự án AI để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật lẫn kinh doanh.

Chief AI Officer định hình chiến lược AI toàn doanh nghiệp, quản lý đầu tư và phát triển năng lực về AI.

 

Mức lương ngành Trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?

mức lương ngành trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu

Dưới đây là thông tin về mức lương ngành Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam theo từng vị trí và cấp bậc. Nhìn thoáng qua chúng ta có thể kết luận rằng giá trị nghề nghiệp mà ngành này mang lại cho người lao động là khá cao so với mặt bằng thu nhập chung.

Công việc Cấp bậc Mức lương trung bình
Kỹ sư Trí tuệ Nhân tạo Junior 10 – 20 triệu
Middle 20 – 38 triệu
Senior 25 – 40 triệu
Kỹ sư Machine Learning Junior 14  triệu
Middle 23 triệu
Senior 29 triệu
Kỹ sư Dữ liệu Junior 15 – 25 triệu
Middle 25 – 40 triệu
Senior 40 – 70 triệu
Kỹ sư Phần mềm Junior ~11 triệu
Middle 10 – 15 triệu
Senior 20 – 32.5 triệu
Data Scientist Junior 11 – 16 triệu
Middle 18 – 26 triệu
Senior ≥ 35 triệu
Data Analyst Junior 8 – 15 triệu
Middle 15 – 25 triệu
Senior 25 – 35 triệu
AI/ML Engineer   45 – 75 triệu
Deep Learning Engineer   50 – 80 triệu
AI Research Scientist   50 – 85 triệu

 

Có nên học Ngành Trí tuệ nhân tạo?

có nên học ngành trí tuệ nhân tạo

Ngành Trí tuệ Nhân tạo (AI) tại Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ với nhu cầu tuyển dụng cao và mức thu nhập hấp dẫn. 

Trong báo cáo của Navigos Group, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia AI trên thế giới dự kiến sẽ “bùng nổ” vào những năm tới. Các công ty sẵn sàng chi trả mức lương cao hơn 50% so với nhân sự IT truyền thống. Tương tự, nghiên cứu của Vietnam Briefing cho thấy thị trường việc làm Việt Nam sẽ mở rộng nhanh chóng trong lĩnh vựa công nghệ - đặc biệt AI là ngành dẫn đầu xu hướng tăng tuyển dụng.

Báo cáo Future of Jobs Report 2025 của World Economic Forum nhận định rằng AI và Machine Learning sẽ nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. Vậy nên, có thể nói rằng ngành nghề này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, AI có ứng dụng rộng khắp từ y tế, tài chính đến giao thông, giáo dục, bạn sẽ vừa phát triển bản thân vừa đóng góp giá trị cho xã hội.

Để thành công trong lĩnh vực AI, bạn cần nền tảng toán – tin học vững chắc (đại số tuyến tính, xác suất, giải thuật) và kỹ năng lập trình thành thạ. Đồng thời, AI phát triển nhanh chóng nên khả năng tự học liên tục và cập nhật công nghệ là bắt buộc. Thêm vào đó, Việt Nam hiện vẫn thiếu hụt nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này, nên cơ hội dành cho người đầu tư đúng hướng là rất lớn.

Chính phủ Việt Nam cũng đang khuyến khích đầu tư ồ ạt vào công nghệ cao, với mục tiêu thu hút trên 40 tỷ USD FDI mỗi năm, trong đó ưu tiên AI và bán dẫn. Bên cạnh đó, các tập đoàn công nghệ toàn cầu và startup AI cũng mở rộng R&D tại Việt Nam, biến nước ta thành trung tâm phát triển AI của khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh này, các bạn học sinh có đam mê công nghệ, tư duy logic và ham khám phá sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập cạnh tranh hàng đầu.

Kết luận

Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng lớn trong thời đại công nghệ 4.0, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Đây là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống máy móc có khả năng tư duy, học hỏi và ra quyết định như con người. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng toán học, lập trình, đến các chuyên ngành như học máy (Machine Learning), học sâu (Deep Learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), thị giác máy tính (Computer Vision) và nhiều công nghệ tiên tiến khác.

Nếu bạn có tư duy logic, đam mê công nghệ và sẵn sàng học hỏi không ngừng, thì đây chính là ngành học lý tưởng để đầu tư cho tương lai.

Bài viết liên quan

60+ Câu nói yêu thương dành tặng bạn thân đầy chân thành
Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Công việc, thành phố và hoàn cảnh xung quanh bạn có thể thay đổi, thế nhưng những người bạn thân, những tri kỷ sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, đối với những người bạn luôn sẵn lòng hỗ trợ như vậy, chúng ta có thể dễ dàng coi đó là điều hiển nhiên, và đánh giá thấp giá trị thực sự của mối quan hệ.
Tính cách và Nghề nghiệp phù hợp với 12 cung Hoàng đạo
Trong xã hội hiện đại, việc tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của 12 cung Hoàng đạo là một công cụ hữu ích để bạn khám phá về bản thân cũng như mọi người xung quanh. Mỗi cung Hoàng đạo có những đặc điểm riêng biệt, điều này thường phản ánh trong tính cách, sở thích và quan điểm sống của mỗi người.
Cung Xử Nữ: Tính cách và Nghề nghiệp phù hợp
Xử Nữ - hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Virgo - là một trong những cung hoàng đạo sở hữu tính cách phức tạp và đa chiều. Với những đặc điểm độc đáo đầy thu hút, người thuộc cung Xử Nữ thường mang lại sự chân thành, tỉ mỉ và cầu tiến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, họ phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo.