Quản lý các phòng ban:
● R&D (Nghiên cứu và Phát triển)
● Kế hoạch
● Kỹ thuật
● Thu mua
● Tổng hợp
Chức năng chính:
1. Định hướng và lãnh đạo toàn diện: Đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững và đạt các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
2. Quản lý vận hành các phòng ban: Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh và phát triển.
3. Xây dựng và duy trì nguồn lực: Tổ chức, phân bổ, và tối ưu hóa nguồn lực công ty (nhân sự, tài chính, thiết bị, và nguyên liệu).
4. Phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu: Định hướng chiến lược, giám sát và chỉ đạo các hoạt động mở rộng vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
5. Quản trị quan hệ đối tác và đối ngoại: Đại diện công ty, thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với đối tác, khách hàng, và các bên liên quan.
6. Giám sát tài chính và quản lý hiệu quả kinh doanh: Đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, dòng tiền ổn định và giảm thiểu chi phí lãng phí
Nhiệm vụ chính
1. Quản lý sản xuất và cung ứng nguyên liệu
● Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo hiệu quả và phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
● Giám sát hoạt động thu mua và phát triển vùng trồng, đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng và cung cấp kịp thời.
● Tối ưu hóa chi phí sản xuất thông qua việc cải tiến quy trình và áp dụng công nghệ mới.
● Quản lý việc tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất bền vững và các quy định pháp luật liên quan.
2. Phát triển kinh doanh và thị trường
● Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
● Chỉ đạo các hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu và tăng cường quan hệ với khách hàng.
● Thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua việc phát triển các kênh phân phối và sản phẩm mới.
● Giám sát hoạt động chăm sóc khách hàng/người trồng, đảm bảo sự hài lòng và duy trì quan hệ lâu dài.
3. Phối hợp giữa sản xuất và kinh doanh
● Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh.
● Thường xuyên phân tích dữ liệu kinh doanh và sản xuất để điều chỉnh chiến lược phù hợp.
● Quản lý tồn kho, cân đối giữa cung và cầu để giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa dòng tiền.
4. Quản lý nghiên cứu và phát triển (R&D)
● Chỉ đạo/giám sát các dự án R&D liên quan đến giống cây, kỹ thuật canh tác, và cải tiến năng suất, chất lượng.
● Phối hợp với đội ngũ R&D để phát triển giống cây mới đáp ứng nhu cầu phát triển nguyên liệu sợi thiên nhiên của Công ty.
● Giám sát hiệu quả ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và kinh doanh.
5. Quản lý tài chính và hiệu quả hoạt động
● Kiểm soát chi phí sản xuất, kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận.
● Phối hợp với bộ phận kế toán để lập báo cáo tài chính định kỳ liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
● Theo dõi và đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh được thực hiện đúng kế hoạch.
6. Quản trị nhân sự
● Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao trong các phòng ban dưới quyền quản lý.
● Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh theo kế hoạch đề ra.
● Thiết lập cơ chế khen thưởng, khuyến khích nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
7. Đại diện công ty trong các mối quan hệ đối ngoại
● Tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nguyên liệu và khách hàng.
● Đại diện công ty tại các sự kiện, hội nghị ngành để mở rộng mạng lưới quan hệ.
● Đại diện doanh nghiệp làm việc với chính quyền địa phương.