1. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán
-Dựa vào mô hình tổ chức, đặc trưng hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp – tổ chức công việc bộ phận kế toán cho phù hợp.
-Phối hợp thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ áp dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
-Định kỳ thực hiện việc lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận.
-Tổ chức hoạt động kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.
2. Quản lý nhân viên phòng kế toán
-Phân chia, giao việc cho các kế toán viên của bộ phận.
-Tùy tình hình thực hiện việc điều phối công việc cho phù hợp; giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của các kế toán viên.
-Thực hiện việc đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán viên khi cần thiết.
-Phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng, phỏng vấn, lựa chọn nhân viên cho bộ phận đáp ứng được các yêu cầu công việc được giao
3. Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn - chứng từ gốc
-Kiểm soát hoạt động lập sổ sách kế toán; tính toán giá thành sản phẩm; các bút toán tính thuế; đối chiếu công nợ với khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng; tính toán tương, bảo hiểm nhân viên… đảm bảo tính hợp pháp và chính xác.
-Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản; lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp.
-Theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn - chứng từ gốc của doanh nghiệp, đảm bảo theo đúng quy định.
4. Tham mưu cho lãnh đạo công tác kiểm soát hoạt động tài chính
-Giám sát hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
-Tham mưu cho lãnh đạo cách giải quyết các vấn đề tài chính – đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.
-Kịp thời đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.
5 . Lập – trình bày báo cáo tài chính
-Định kỳ phối hợp với các kế toán viên, kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.
6. Các nhiệm vụ khác
-Kế toán trưởng đóng vai trò là người ngoại giao của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng.
-Cung cấp các sổ sách, số liệu phục vụ cho công tác thanh – kiểm toán của cơ quan chức năng.
-Đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.
-Đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong công việc của phòng, hệ thống sổ sách kế toán.
-Tổ chức, điều hành các cuộc họp của bộ phận kế toán.
-Tham gia đầy đủ các cuộc họp với các trưởng bộ phận, ban lãnh đạo công ty khi được yêu cầu.
-Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.
Quyền lợi được hưởng
- Chi tiết công việc trao đổi cụ thể lúc phỏng vấn.