Bonus là gì? Những loại Bonus thường thấy tại Doanh nghiệp

02/05/2023 15:27
Chuyện công sở
Trong cuộc sống làm việc, có nhiều khái niệm về tiền thưởng hay bonus mà chúng ta thường nghe thấy, nhưng chúng có ý nghĩa và cách hoạt động khác nhau. Hãy cùng StudentJob tìm hiểu một chút về những khái niệm này và cách bạn có thể tận dụng tốt nhất.

Mục lục

Bonus là gì?

Khi cuối tháng hay cuối năm đến, nhiều người đặt câu hỏi: "Mình sẽ được thưởng bao nhiêu?" Đây là khoản tiền thưởng, hay còn gọi là "bonus" mà bạn có thể nhận thêm bên cạnh mức lương cơ bản.

Bonus là một phần tiền thưởng được trả cho nhân viên dựa trên hiệu suất làm việc và thành tựu trong công việc. Đây không chỉ là cách thưởng cho những người làm tốt, mà còn là động lực để tất cả mọi người cống hiến và phát triển công việc tốt hơn.

Bonus là gì?

Các Loại Bonus Thường Thấy

Sau đây StudentJob xin đưa ra những loại lương thưởng hay bonus thường thấy dựa theo cách thức và mục đích của từng loại bonus.

  • Tiền Thưởng Hàng Năm (Annual Incentive Bonus): Được trả dựa trên tình hình kinh doanh và đóng góp cá nhân. Không bắt buộc, nhưng thường là một cách để động viên và giữ chân nhân viên tài năng. Ở Việt Nam, hình thức thưởng này sẽ tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà con số cũng khác nhau, đặc biệt cao ở những ngành nghề dịch vụ như Ngân hàng.
  • Tiền Thưởng Tại Chỗ (Spot Bonus): Một khoản tiền thưởng đột xuất dành cho những đóng góp ngoài mong đợi trong một dự án hoặc nhiệm vụ. Loại bonus này thường thấy ở những ngành nghề như Marketing, khi đạt được thành quả Marketing như mong đợi.
  • Tiền Thưởng Khi Ký Hợp Đồng (Sign-On Bonus): Một khoản tiền thưởng khi bạn bắt đầu công việc mới, giúp thúc đẩy và khích lệ tinh thần làm việc. Đây là hình thức bonus được nhiều doanh nghiệp chú trọng vì lợi ích đem lại cho công ty rất lớn nhờ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.
  • Tiền Thưởng Duy Trì (Retention Bonus): Mục đích chính của retention bonus là thúc đẩy sự ổn định và giữ chân những nhân viên có kỹ năng quan trọng hoặc có vai trò quan trọng trong công ty. Retentio bonus thường được thỏa thuận dưới dạng hợp đồng và có thể được trả theo cách thức và thời gian cụ thể, ví dụ như mỗi năm hoặc sau một khoảng thời gian xác định
  • Tiền Thưởng Giới Thiệu (Referral Bonus): Được trả khi bạn giới thiệu ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng. Hình thức này thường được áp dụng trong những công ty làm dịch vụ, phổ biến ở những công ty B2B.
  • Thưởng Thâm Niên (Longevity Bonus): Khoản tiền thưởng dành cho những nhân viên đã gắn bó với công ty trong một thời gian dài. Mục tiêu chính của loại bonus này là khuyến khích và thưởng thức lòng trung thành của nhân viên với công ty. Hình thức thưởng này thường được dựa trên luật lao động và chính sách của công ty.
  • Cổ Phiếu Thưởng (Bonus Shares): Công ty tặng thêm cổ phiếu cho cổ đông dựa trên hiệu suất kinh doanh. Ngoài ra, hình thức bonus cổ phiếu thưởng còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ở Việt Nam các công ty có thể thưởng cho nhân viên theo hình thức này với ý muốn giữ chân họ lại công ty lâu hơn.

Các loại bonus thường thấy

Như vậy, StudentJob đã nêu ra được 7 loại lương thường hay bonus mà các doanh nghiệp tại Việt Nam hay áp dụng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa bonus và commission hay còn được hiểu là sự khác biệt giữa lương thưởng và hoa hồng.

Phân Biệt Bonus và Commission

Bonus và commission là hai khái niệm thường bị lẫn lộn, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng StudentJob điểm qua những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hai khái niệm này.

Bonus Commission
Định nghĩa: Bonus là một khoản tiền thưởng đặc biệt được trả cho nhân viên như một phần của phúc lợi hoặc thưởng thêm, không nhất thiết phải dựa trên doanh số bán hàng hoặc hiệu suất kinh doanh. Định nghĩa: Commission (hoa hồng) là một khoản tiền thưởng được trả cho nhân viên dựa trên doanh số bán hàng hoặc hiệu suất kinh doanh mà họ đã đạt được. Thường áp dụng trong các vị trí có liên quan đến bán hàng, tiếp thị hoặc kinh doanh.
Mục đích: Bonus thường được sử dụng để thưởng thêm cho các thành tựu hoặc đóng góp nổi bật của nhân viên vào công việc, chẳng hạn như hoàn thành dự án quan trọng, vượt qua mục tiêu, thúc đẩy sáng tạo, hay thậm chí vì sự trung thành và thâm niên. Mục đích: Commission thúc đẩy nhân viên hoạt động hiệu quả để đạt được doanh số bán hàng cao hơn, khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và tập trung vào việc tăng doanh thu.
Tính toán: Số tiền của bonus thường được quyết định bởi công ty dựa trên các yếu tố như hiệu suất cá nhân, kết quả công việc, mức độ đóng góp vào mục tiêu tổng thể của công ty. Tính toán: Số tiền commission được tính dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu doanh số hoặc doanh thu bán hàng. Thường thì có một tỷ lệ hoa hồng cụ thể hoặc một công thức để tính toán số tiền commission.

Phân Biệt Bonus và Commission

Như vậy, để ngắn gọn lại chúng ta có thể phân biệt hai khái niệm này như sau:

  • Bonus: Được trả dựa trên hiệu suất của cả công ty và cá nhân, thường không dựa vào công việc bán hàng.
  • Commission: Tiền thưởng dựa trên doanh số bán hàng hoặc dịch vụ cá nhân, thường là một phần trăm của tổng doanh thu.

Cách Để Được Bonus

Cách để được Bonus

Nếu bạn muốn tận dụng cơ hội để nhận bonus, hãy xem xét những điều sau:

  • Tối ưu Hóa Hiệu Suất: Để đạt được các mục tiêu cá nhân và tổng thể, hãy tập trung vào làm việc hiệu quả và thúc đẩy khả năng cống hiến của bạn để góp phần tạo ra kết quả kinh doanh tích cực. Hiệu suất là yếu tố chính để được xem xét cho việc nhận thưởng.

  • Định Rõ Quyền Lợi: Để đảm bảo bạn không bỏ lỡ cơ hội, hãy tìm hiểu kỹ về chính sách bonus tại công ty của bạn. Hiểu rõ về các loại bonus có sẵn và yêu cầu hoặc điều kiện để được nhận thưởng sẽ giúp bạn lập kế hoạch tốt hơn để đạt được mục tiêu.

  • Nâng Cao Giá Trị Cá Nhân: Khi thảo luận về sign-on bonus, hãy sử dụng cơ hội này để thể hiện giá trị của bạn cho công ty. Cung cấp các bằng chứng rõ ràng về năng lực, kinh nghiệm, và thành tích trong quá khứ để thuyết phục nhà tuyển dụng về việc bạn xứng đáng với khoản thưởng.

  • Khám Phá Thêm Thông Tin: Trong quá trình phỏng vấn, đừng ngần ngại hỏi về các loại bonus có sẵn trong công ty và quyền lợi liên quan. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ hội thưởng thêm và cách công ty đánh giá hiệu suất của nhân viên.

  • Tạo Cơ Hội Thương Lượng: Nếu bạn tin rằng bạn đã đóng góp đáng kể và xứng đáng với mức thưởng cao hơn, hãy tự tin thảo luận với nhà tuyển dụng về khả năng thương lượng bonus trong tương lai. Cung cấp lý do cụ thể và dẫn chứng để chứng minh giá trị của bạn và cách bạn có thể ảnh hưởng tích cực đến thành công của công ty.

Kết luận

Bonus không chỉ là món tiền thưởng, mà còn là một cách công nhận và động viên người lao động. Tận dụng cơ hội này để tạo dựng sự nghiệp và khẳng định giá trị của bạn trong công việc. Bạn có thể tra cứu những thông tin về tiền thưởng hay bonus ở những thông tin tuyển dụng nhanh tại StudentJob để hiểu rõ hơn về cách tính bonus.

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.