CEO là gì? Những điều bạn nên biết về CEO

CEO là người điều hành có vai trò cô cùng quan trọng trong việc định hướng sự phát triển và lãnh đạo công ty. Đây cũng là một định nghĩa quen thuộc khi có ai nhắc đến vị trí này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về CEO, đây là một chức danh mơ hồ đối với nhiều người. Vậy hãy cùng StudentJob tìm hiểu cụ thể CEO là gì? Công việc chính của CEO là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết này và cùng nhau khám phá “sự nghiệp” của CEO từ một góc nhìn gần hơn.

Mục lục

Giám đốc điều hành là gì?

Chief Executive Officer được viết tắt là CEO có nghĩa là Giám đốc điều hành. CEO là người cao nhất ở cấp C trong một tổ chức hay các doanh nghiệp. Giám đốc điều hành có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về sự thành công chung của một công ty và cũng là người đưa ra những quyết định cuối cùng quan trọng nhất.

CEO có vai trò lập kế hoạch cũng như chỉ đạo chiến lược cùng với hướng đi của doanh nghiệp. Đồng thời giám đốc điều hành còn chịu trách nhiệm giám sát tổng quát các hoạt động và nhân sự của công ty.

Trong nhiều trường hợp, bộ mặt của doanh nghiệp không ai khác chính là CEO. Nghiên cứu cho thấy 45% hiệu quả hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của CEO.

CEO là gì?

Vai trò chính của CEO là gì?

Giám đốc điều hành có vai trò giữ cho công ty có lợi nhuận, đảm bảo mục tiêu chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.

Giám đốc điều hành có thể sở hữu hoặc không thể sở hữu công ty. Trong nhiều trường hợp khác, giám đốc điều hành được bầu bởi hội đồng quản trị.

CEO của mỗi công ty có thể khác nhau nhưng nhìn chung CEO sẽ có những vai trò cụ thể bao gồm các vai trò như sau:

  • Quản lý đồng thời giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp
  • Có những kế hoạch hay hoạch định chiến lược phát triển công ty
  • Mang lại lợi nhuận cho công ty
  • Quản lý về cơ cấu tổ chức của công ty

Sự khác biệt giữa CEO và CFO.

Chief Financial Officer được viết tắt là CFO có nghĩa là là Giám đốc tài chính.

  • Giám đốc điều hành quản lý các hoạt động chung của công ty.
  • Giám đốc tài chính tập trung chủ yếu vào các vấn đề về tài chính.

Ngoài ra Giám đốc tài chính còn nghiên cứu và phân tích đồng thời tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của công ty. Từ đó sẽ đề xuất được các giải pháp phù hợp giúp cải thiện các khuyết điểm.

Giám đốc tài chính cũng chịu trách nhiệm giám sát dòng tiền cũng như lên kế hoạch tài chính cho công ty.

Sự khác nhau giữa CEO và CFO

Công việc của CEO là gì?

Giám đốc điều hành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Bản mô tả công việc của CEO có thể bao gồm như sau:

  • Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hiệu quả phù hợp với mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
  • Điều hành đồng thời triển khai các kế hoạch đã được phê duyệt trước đó thông qua hội đồng quản trị.
  • Đề xuất các ý kiến,phản hồi để cải thiện các vấn đề  đang gặp phải ở công ty.
  • Giám sát mọi hoạt động kinh doanh cùng với sự đảm bảo kết quả đạt được phù hợp với chiến lược và sứ mệnh của công ty.
  • Đưa ra mọi quyết định đầu tư sáng suốt để có thể thúc đẩy doanh nghiệp của bạn và tăng hiệu quả lợi nhuận.
  • Thẩm định cũng như phê duyệt về các dự án đầu tư của công ty.
  • Đại diện cho công ty để đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại hoặc các lĩnh vực khác.
  • Phân tích các tình huống xấu và đưa ra tất cả các giải pháp phù hợp để đảm bảo được sự hoạt động và phát triển của công ty.
  • Dẫn dắt và thúc đẩy nhân viên cống hiến, mang lại hiệu quả và giá trị cho công ty.
  • Tổ chức và thành lập cũng như điều hành bộ máy quản lý của công ty.
  • Đánh giá, chỉ đạo hoạt động của các bộ phận phù hợp với mục tiêu nâng cao năng suất làm việc.
  • Xem xét và phê duyệt các báo cáo về tài chính và phi tài chính để đề xuất cải tiến.
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tác cũng như cổ đông, làm đầu mối giao tiếp với họ và khách hàng.

CEO cần các yêu cầu và kỹ năng gì?

Cũng giống như hầu hết tất cả công việc khác. Để trở thành một nhà CEO, bạn cũng cần có đầy đủ những tiêu chí cơ bản sau:

  • Có bằng thạc sĩ trở lên về Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm làm CEO hoặc giữ các vị trí quản lý có liên quan.
  • Có kinh nghiệm trong việc tạo ra những chiến lược có lợi nhuận ,mang giá trị hiện thực hóa tầm nhìn của công ty.
  • Hiểu biết sâu rộng về tài chính của doanh nghiệp cũng như các nguyên tắc quản lý hiệu suất.
  • Có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau bao gồm : marketing, tài chính, quan hệ công chúng, hành chính và nhân sự, v.v.
  • Tìm hiểu về thị trường và sự cần thiết của khách hàng.
  • Có tư duy của một doanh nhân đồng thời có kỹ năng tổ chức và lãnh đạo xuất sắc.
  • Kỹ năng phân tích cũng như giải quyết vấn đề xuất sắc.
  • Kỹ năng nói trước công chúng và giao tiếp tốt.

Mức lương của CEO có thật sự "khủng"?

Mỗi ngành nghề mỗi vị trí đều có mức lương phù hợp. Tuy nhiên,mức lương của CEO sẽ cao hơn nhiều so với các vị trí cấp thấp hơn. Cũng vì thế mà không thể  có con số cụ thể, vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô của công ty hay lĩnh vực.

Theo như báo cáo tài chính của Navigos Group được tiết lộ hiện nay có 3 công việc mà mức lương CEO có thể nói là "khủng" nhất. Mức lương cao nhất của các công việc này có thể lên tới 40.000 USD/tháng.

Cụ thể, ba nghề đó là:

  • Dịch vụ tài chính - ngân hàng: Mức lương của CEO có 15 năm kinh nghiệm là 15.000 - 35.000 USD/tháng ở miền Nam và tối đa là 40.000 USD/tháng ở miền Bắc.
  • Bảo hiểm nhân thọ: Mức lương của các CEO có hơn 15 năm kinh nghiệm tại các công ty bảo hiểm nhân thọ dao động từ 7.000 - 40.000 USD/tháng.
  • Bất động sản: CEO có hơn 15 năm kinh nghiệm tại các công ty bất động sản kiếm được 8.000-40.000 USD/tháng ở miền Bắc và cao nhất là 30.000 USD/tháng ở miền Nam.

Kết luận.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết nhất về CEO. Chúng tôi hi vọng các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về cao nhân này. Đừng quên theo dõi StudentJob để cập nhật nhiều nội dung hữu ích khác nhé.

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.