Chuyên viên nhân sự là gì? Cần có những kỹ năng gì?

Chuyên viên nhân sự đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Thế nào là vị trí chuyên viên nhân sự? Trưởng phòng hành chính nhân sự có công việc như thế nào? StudentJob xin giới thiệu những kỹ năng tạo nên một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp.

Mục lục

Chuyên viên nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự là nhân viên của bộ phận nhân sự (HR) trong các công ty. Họ chịu trách nhiệm chính về tuyển dụng và tất cả các vấn đề về nhân sự.

Có thể nói, bộ phận nhân sự nói chung và chuyên viên nhân sự nói riêng chính là cầu nối giữa cấp trên và cấp dưới. Một chuyên viên nhân sự giỏi cần hiểu rõ Luật Lao động để đảm bảo phúc lợi và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ nhân viên.

Thế nào là phạm vi quản lý của chuyên viên nhân sự ? Lĩnh vực này phải kết hợp công việc rộng rãi. Từ quản lý, phân bổ nhân sự đến tuyển dụng và đôi khi là đào tạo nhân viên mới. Nếu không có bộ phận nhân sự, công ty khó có thể hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận tốt.

Chuyên viên nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự có công việc như thế nào?

Như vậy, chuyên viên nhân sự là một trong những vị trí then chốt tạo nên sự thành công của công ty. Công việc hàng ngày của một chuyên viên nhân sự là gì? Hầu hết các nhiệm vụ của họ đều liên quan trực tiếp đến nhóm nhân sự:

  • Cập nhật liên tục hồ sơ nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhân sự.
  • Quản lý và duy trì hồ sơ của tất cả nhân viên.
  • Quản lý, giám sát quá trình làm thủ tục ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Thông báo về lịch làm việc, điều kiện phúc lợi, thông báo khẩn... cho toàn thể nhân viên.
  • Xem xét và xử lý các khiếu nại từ nhân viên.
  • Chuyên viên nhân sự trực tiếp xử lý một số giấy tờ khác có liên quan đến nhân sự.
  • Tổ chức tuyển dụng, lập kế hoạch đăng tuyển.
  • Sàng lọc CV ứng viên, hẹn lịch phỏng vấn.
  • Giới thiệu, hướng dẫn sơ lược về công việc cho nhân viên mới.
  • Đảm bảo quá trình chấm công hàng ngày diễn ra chính xác, trung thực.
  • Liên kết nhận sinh viên thực tập tại các trường đại học, cao đẳng, đơn vị giáo dục và đào tạo.

Bạn có thể tham khảo: HR intern là gì? Có mức lương cao không?

Những kỹ năng cần chuẩn bị để trở thành chuyên viên nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự đang là vị trí “hot” thu hút nhiều bạn trẻ ứng tuyển. Do nhu cầu phát huy nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp là rất cao nên luôn cần những chuyên viên nhân sự giỏi để đảm bảo sự cạnh tranh. Tất nhiên, giống như nhiều công việc khác, chuyên viên nhân sự cũng cần có 7 kỹ năng sau để trở thành một người chuyên nghiệp.

Chuyên viên nhân sự cần có kiến thức gì?

Các chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp không thể thiếu các kỹ năng chuyên nghiệp về quản lý nhân sự.

Trong ngành nhân sự bạn cần nắm vững một số nội dung cơ bản như: hoạch định nguồn nhân lực, thiết kế cơ cấu tổ chức, đặt câu hỏi phỏng vấn thông minh, thiết lập quy trình đào tạo hiệu quả nhất…

Ngoài ra, chuyên sâu về phát triển nghiệp vụ. Nhân viên nhân sự muốn thăng tiến lên các vị trí Quản lý, Giám đốc thì càng cần nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tham khảo ngay việc làm hành chính nhân sự để học hỏi thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc tốt.

Kiến thức cần có của chuyên viên nhân sự

Khả năng quan sát, “đọc vị” người khác

Biết cách nắm bắt và hiểu tâm lý của người khác sẽ giúp các chuyên viên nhân sự đánh giá đúng từng nhân viên. Hãy tận dụng kỹ năng này để thường xuyên chia sẻ với đội ngũ nhân sự của bạn.

Đôi khi sự quan tâm chính là chìa khóa để gắn kết tập thể, hạn chế tình trạng nhân viên mới “nhảy việc” vì nhàm chán. Vì bộ phận nhân sự chính là trung gian hòa giải giữa nhân viên và nhà tuyển dụng nên đừng quên kỹ năng này nhé!

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp, bao gồm nhiều hình thức giao tiếp và ứng xử tốt sẽ giúp công việc quản lý nhân sự hiệu quả hơn. Kỹ năng này chủ yếu xuất phát từ bản năng và tính cách năng động, tuy nhiên nếu muốn vẫn có thể rèn luyện theo thời gian.

Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt khi bạn nộp đơn xin việc trong ngành nhân sự. Một số yếu tố tạo nên kỹ năng giao tiếp là:

  • Tính cách hòa đồng
  • Cách ăn nói lịch sự và làm việc tôn trọng người khác.
  • Luôn chịu trách nhiệm trước công việc của cá nhân và tập thể.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn tự tin nói trước đám đông.
  • Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu đối phương.
  • Biết đánh giá, phân tích truyện theo hướng tích cực.
  • Có khả năng làm việc nhóm

Bạn có thể tham khảo: Năng lực là gì? Làm như thế nào để có thể nâng cao năng lực bản thân

Kỹ năng hòa giải

Nghề nhân sự cũng có lúc “ngậm đắng nuốt cay”, nhưng chính kỹ năng hòa giải sẽ giúp hóa giải mọi mâu thuẫn, xích mích. Kỹ năng hòa giải có ý nghĩa to lớn, giúp hạn chế những tiêu cực trong môi trường làm việc.

Hơn nữa, chuyên viên nhân sự nếu biết kỹ năng hòa giải cũng sẽ giúp đội nhóm hiểu nhau hơn, từ đó làm việc với nhau bền chặt hơn.

Kỹ năng giải quyết xung đột

Cung cấp quá nhiều thông tin cho khách hàng thoạt nghe có vẻ đúng, nhưng thực ra lại rất dễ khiến người nghe “bội thực” âm thanh. Nhân viên Telesales chỉ nên chia sẻ những thông tin cần thiết. Đừng quá tải thông tin khi đứng ở vai trò telesale!

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật

Kỹ năng tổ chức và kỷ luật trong công việc là điều kiện để thành công. Kỷ luật tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn mà còn khuyến khích, tạo thêm động lực để nhân viên nhanh chóng hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng. Để duy trì các kỹ năng sống có kỷ luật, các chuyên viên nhân sự nên:

  • Vạch ra kế hoạch làm việc chi tiết cho từng mục, từng chủ đề.
  • Đặt thời hạn của riêng bạn trước thời hạn chung.
  • Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian để không lãng phí thời gian làm việc.

Kỹ năng cần có của chuyên viên nhân sự.

Bộ câu hỏi cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn chuyên viên nhân sự là gì?

Hướng dẫn các câu hỏi phỏng vấn đầy đủ và chi tiết sẽ giúp bạn trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí Chuyên viên nhân sự. Bên cạnh việc tập trung vào nội dung câu trả lời, bạn cũng nên tự tin và giữ thái độ tốt. Sau đây là một số gợi ý câu hỏi khi đi phỏng vấn xin việc chuyên viên nhân sự:

  • Lý do tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí chuyên viên nhân sự?
  • Bạn hiểu gì về nghề nhân sự?
  • Bạn hiểu hay đã tìm hiểu gì về nhân sự trong công ty ABC?
  • Có những thách thức và cơ hội nào với tư cách là một chuyên viên nhân sự?
  • Những tố chất nào cần có đối với chuyên viên nhân sự?
  • Hãy thử giải quyết tình huống cụ thể sau đây… Tại sao bạn lại làm theo cách này?
  • Là chuyên viên nhân sự, làm thế nào để kết nối đội nhóm?
  • Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu ở vị trí này?
  • Bạn có thể nói về điểm mạnh và điểm yếu không?

Bạn có thể tham khảo: Mẫu thư mời phỏng vấn chuẩn nhất

Lời kết

Như chúng ta đã thấy không có công việc gì là dễ dàng cả và cũng như chuyên viên nhân sự đảm nhận vị trí nhân sự không hề dễ dàng nhưng sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến nếu thành thạo cả 7 kỹ năng hiệu quả này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về ngành thông qua các bài viết trên StudentJob và các địa điểm việc là như việc làm tại TP.HCMviệc làm tại Hải Phòng và một số địa điểm thú vị khác. Chúc bạn sớm tìm được công việc Nhân sự phù hợp!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.