Copywriter là nghề gì? Copywriter và Content Writer

Bạn đã từng nghe qua ai đó nói rằng họ là một Copywriter. Bạn khá hứng thú với công việc này nhưng lại chưa thực sự hiểu Copywriter là gì, bạn phân vân liệu Copywriter và Content Writer có phải là một. Trong bài viết dưới đây, StudentJob sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết những gì bạn cần biết về nghề Copywriter, giúp bạn phân biệt Copywriter và Content Writer một cách chi tiết.

Mục lục

Copywriter là nghề gì?

Copywriter là một nghề trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Người làm Copywriter trong doanh nghiệp là những người sáng tạo ra nội dung giá trị cao như những bài quảng cáo, thông điệp marketing hay các nội dung truyền thông khác nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Các sản phẩm của Copywriter thường được doanh nghiệp sử dụng tại các trang web, sử dụng để quảng cáo trên truyền hình, tạp chí, báo chí, trên các trang truyền thông mạng xã hội.

copywriter là gìCopywriter là gì?

Các Copywriter luôn được đòi hỏi phải có khả năng sáng tạo bắt kịp xu hướng thị trường. Những gì Copywriter tạo ra phải đảm bảo các yếu tố phù hợp với thị hiếu của người dùng, đủ khả năng thuyết phục, có nét độc đáo riêng biệt và phù hợp với các giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mà họ đang làm việc cùng.

Mô tả công việc Copywriting.

Công việc của những Copywriter là Copywriting.

Copywriting là quá trình sáng tạo và viết nội dung quảng cáo (copy) để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể được sử dụng trong nhiều loại nội dung khác nhau, bao gồm trang web, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, bản quảng cáo truyền thông, v.v.

công việc của copywriterCông việc của Copywriter

Mục đích của copywriting là tạo ra nội dung hấp dẫn và thuyết phục để khuyến khích khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Quá trình copywriting thường bao gồm việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng, phân tích thị trường và sản phẩm, xác định thông điệp quảng cáo và lựa chọn từ ngữ và phong cách phù hợp để kết hợp với chiến lược tiếp thị của bạn. Cụ thể một số công việc bao gồm như:

  • Viết nội dung cho trang web của công ty, bao gồm mô tả sản phẩm, bài viết blog, trang giới thiệu và các trang thông tin khác.
  • Viết nội dung cho email marketing như các email quảng cáo, email chào mừng, email thông báo và các email khác để giúp các doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ.
  • Viết nội dung cho video marketing bằng cách viết các kịch bản, lời thoại hoặc bản mô tả cho các video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm, video hướng dẫn và video khác.
  • Soạn thảo các tài liệu quảng cáo khác như viết các chương trình quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên radio, quảng cáo trên báo chí hoặc các tài liệu quảng cáo khác để giúp các doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng khách hàng của mình.
  • Phát triển chiến lược marketing của doanh nghiệp, đưa ra những ý tưởng sáng tạo và đóng góp để tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Nhìn chung, công việc của các Copywriter sẽ luôn hướng đến mục tiêu thu hút nhiều nhất lượng khách hàng tiếp cận đến doanh nghiệp và sẵn sàng mua và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp

Phân biệt Copywriter và Content Writer.

Content WriterCopywriter là hai vị trí thường gây hiểu lầm là giống nhau và khác tên gọi. Trên thực tế, đây là 2 vị trí riêng biệt có tính chất công việc khác nhau, người làm Copywriting khác với người làm Content Writing ở những đặc điểm cụ thể sau:

phân biệt content writer và copywriterContent Writer và Copywriter là 2 vị trí khác biệt

1. Vị trí trong doanh nghiệp.

Content writer trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn để thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng những sản phẩm như: viết blog, nội dung cho website chuẩn SEO, nội dung đăng trên các trang mạng xã hội, nội dung hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tin tức hàng ngày, v.v

Copywriter trong doanh nghiệp phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để  biến những lượt tiếp cận thành khách hàng trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc những khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ của Copywriter cần đảm nhiệm ở khá nhiều mảng như Google ads, Social ads, Email Marketing campaign, v.v.

2. Mục đích công việc.

Trên thực tế, nhiều người vẫn lầm tưởng những gì một Copywriter viết ra tương tự với những gì Content Writer viết. Trên thực tế, mục đích công việc của 2 vị trí này là khác nhau. Cụ thể:

Mục đích chính của việc viết bài Content writing là thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp cho họ các nội dung chất lượng và hữu ích liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các bài viết của content writer có thể được đăng trên trang web, blog, mạng xã hội, email marketing, và các kênh khác để tăng cường sự hiện diện và tương tác của doanh nghiệp với khách hàng.

Mục đích chính của việc viết bài Copywriting là tạo ra các bài quảng cáo, mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ, và các nội dung khác vừa để thúc đẩy và cũng vừa để thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp, tạo sự chú ý cho công chúng và thu hút lượt khách hàng tiềm năng qua những sản phẩm như câu chuyện Marketing, truyền thông tiếp thị, TVC quảng cáo, v.v. Copywriter đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng, thúc đẩy hành động mua hàng và mang lợi lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Sản phẩm tạo ra.

Ngoài nội dung thì hình thức của Content writer và Copywriter cũng có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

Các sản phẩm Content Writer thường là những bài post fanpage, bài PR social, bài giới thiệu sản phẩm, tin tức đăng trên Website, v.v. Những nội dung do Content Writer soạn thảo đảm bảo đầy đủ thông tin về sản phẩm, các thông tin Đối với Content Writer, nhiệm vụ của vị trí này là thực hiện các nội dung liên quan đến post fanpage, bài PR, bài giới thiệu sản phẩm, tin bài trên website, hay thông cáo báo chí. Chính vì vậy, nội dung do Content Writer viết thường phải thật chi tiết, đầy đủ thông tin, hình thức bài viết cũng thường dài và bao quát rộng hơn.

Hình thức các bài viết của Copywriter thường ngắn gọn hơn, người đảm nhiệm vị trí này được ví như bậc thầy về viết ngắn. Sản phẩm mà Copywriter tạo ra thường là tagline cho sản phẩm, tên thương hiệu, campaign line,… Cũng như lên nội dung cho các clip quảng cáo TVC, salekit bán hàng, nội dung hiển thị cho website, brochure.

Cách trở thành một Copywriter.

1. Học vấn.

Copywriter cần học vấn tốtTrở thành Copywriter cần có học vấn tốt

Công việc của những Copywriter không dừng lại ở những bài viết nội dung mà còn là rất nhiều sản phẩm, ấn phẩm khác. Do đó, yêu cầu về học vấn đối với những Copywriter cũng rất quan trọng. Những ngành học phổ biến của những Copywriter hiện nay bao gồm:

Ngành báo chí: Các ngành như Phát thanh, Truyền hình, Quay phim truyền hình là bước đệm vững chắc cho những bạn mong muốn trở thành một Copywriter. Ngành học này trang bị cho bạn các nghiệp vụ

Ngành truyền thông: Theo học những ngành như Nghiên cứu truyền thông; Truyền thông thực hành; Truyền thông multimedia giúp bạn có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực truyền thông - một điều vô cùng quan trọng đối với một Copywriter. Nó giúp ích trong việc tạo ra các quảng cáo “bắt trend”, giúp cho các quảng cáo của bạn dễ dàng thu hút được nhiều người và đạt được mục đích mong muốn. 

Ngành Marketing: Các ngành Truyền thông marketing, Digital marketing, Marketing thương mại; Marketing quốc tế; v.v. trang bị cho các bạn Copywriter rất nhiều kỹ năng và kiến thức cần thiết cho con đường nghề nghiệp sau này, có thể kể đến như khả năng tự nghiên cứu sản phẩm, insight khách hàng; cách lập kế hoạch; kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng;...

Ngành Kinh tế: Nghe thì có vẻ không liên quan đến việc học làm Copywriter, tuy nhiên, sinh viên theo học những ngành kinh tế như Kinh tế đối ngoại; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; v.v. đều được đào tạo để cải thiện suy nghĩ logic, mạch lạc và có tổ chức. Khi làm Copywriter, khả năng tư duy giúp bạn lập kế hoạch chặt chẽ, logic, phù hợp với tiêu chí khách hàng. Ngoài ra, tư duy tốt cũng hỗ trợ bạn trong các bài viết và việc sáng tạo các nội dung quảng cáo một cách mạch lạc hơn, không bị dài dòng và rườm rà. 

Ngoài việc tốt nghiệp những ngành học nêu trên, những Copywriter cũng cần tự bổ sung cho mình rất nhiều kiến thức từ bên ngoài, kiến thức và trải nghiệm thực tế để phục vụ công việc một cách tốt nhất.

2. Kỹ năng công việc.

copywriter cần kỹ năng nghề nghiệpTrở thành Copywriter cần kỹ năng nghề nghiệp

Ngoài trình độ học vấn để làm việc, các Copywriter phải trang bị cho mình những kỹ năng phù hợp với công việc bao gồm như:

  • kỹ năng viết lách tốt, biết cách sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu để tạo ra những bài viết hấp dẫn, thuyết phục và độc đáo.
  • Hiểu biết về thị trường hiện tại và khách hàng mà mình hướng đến, nhằm đưa ra những thông điệp phù hợp 
  • Khả năng sáng tạo tốt, nội dung tạo ra phải thực sự hấp dẫn để thu hút người đọc, người xem và khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm và chọn lọc thông tin chính xác và thuyết phục, biết cách sử dụng các công cụ tìm kiếm, tra cứu một cách hiệu quả để truy cập được nguồn tin đáng tin cậy.
  • Có khả năng giao tiếp tốt để làm việc phối hợp với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp, biết các trình bày ý tưởng trước cấp trên sao cho lắng đọng nhưng cũng phải thật sâu sắc.

Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn rèn luyện chúng mỗi ngày để sớm chạm đến thành công trong công việc copywriting.

Cơ hội nghề nghiệp cho các Copywriter trong tương lai.

Copywriter trong tương laiCơ hội trở thành Copywriter trong tương lai

Cơ hội nghề nghiệp của những copywriter trong tương lai là rất tiềm năng và đa dạng, do nhu cầu về việc tiếp thị và quảng cáo ngày càng tăng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Các copywriter có thể làm việc cho các công ty tiếp thị, công ty quảng cáo, công ty sản xuất nội dung, công ty truyền thông, và các tổ chức khác có nhu cầu tạo ra các bản copy quảng cáo và nội dung tiếp thị. 

Không giống như những người viết nội dung thông thường, các copywriter thường chịu nhiều áp lực hơn khi phải viết theo kế hoạch đã đặt ra để quảng bá cho một sản phẩm, hay định hướng người tiêu dùng, và thuyết phục họ trả tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đây được xem là một nghề vừa danh giá nhưng cũng lắm trắc trở bởi đòi hỏi khả năng sáng tạo cao và sức ép nặng nề từ khách hàng. Vị trí Copywriter vẫn sẽ đảm bảo giữ vững được vị thế trong top việc làm ngành Marketing cả ở hiện tại hay tương lai.

Hãy đảm bảo bản thân có sự chử động học hỏi, tiếp thu cái mới để bắt kịp xu hướng của thời đại, không ngừng trau dồi khả năng viết lách của mình. Nếu có đủ đam mê và khả năng thì tin rằng bạn cũng sẽ có thể trở thành một copywriter thành công trong lĩnh vực Marketing.

Lời kết.

Với số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều như hiện nay, nghề Copywriter đảm bảo sẽ luôn giữ được độ nhiệt của mình. StudentJob mong rằng với những thông tin của bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu hơn về công việc Copywriter và sự khác nhau giữa Copywriter với Content Writer. Tham khảo những thông tin tuyển dụng nhanh được đăng tải để tìm kiếm cho mình vị trí công việc phù hợp. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.
Làm Quản lý Fanpage là gì? Mô tả công việc Quản lý Fanpage
Có phải bạn đã nghe nhiều người nói về công việc quản lý fanpage hay thấy đâu đó trên những hội nhóm tuyển dụng nhưng lại chưa thực sự hiểu công việc quản lý fanpage là gì, phải làm những gì và làm sao để tìm được công việc quản lý fanpage. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình.