Ngành đào tạo An toàn thông tin là gì? Tốt nghiệp làm gì?

Ngành An toàn thông tin ra đời trước sự phát triển vượt bậc của mạng Internet cùng những ứng dụng mạng xã hội, nơi con người thoải mái chia sẻ những thông tin, suy nghĩ, cảm nhận cá nhân cho bạn bè và mọi người xung quanh. Vậy ngành đào tạo An toàn thông tin là như thế nào? Cùng StudentJob tìm hiểu qua bài viết ngắn gọn dưới đây.

Mục lục

An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin là một thuật ngữ miêu tả cho hành động bảo vệ các hệ thống thông tin, dữ liệu, ngăn ngừa những hành động truy cập, sử dụng, tiết lộ, phát tán hoặc làm nhiễu, phá hoại thông tin khi chưa có sự cho phép. Điều này đảm bảo cho những thông tin được sử dụng đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng mục tiêu một cách chính xác, nhanh gọn và đáng tin cậy. 

Ngành an toàn thông tin là gìAn toàn thông tin ngăn ngừa những hành động truy cập, sử dụng, tiết lộ, phá hoại thông tin khi chưa có sự cho phép

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của hệ thống Internet cùng nhu cầu truy cập, truyền tải thông tin của con người diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, bảo mật thông tin và đảm bảo sự an toàn thông tin trước khi truyền tải đến người dùng là vô cùng cấp thiết.

Trước sự thay đổi cùng nhu cầu đó của con người, ngành An toàn thông tin trở thành một ngành nghề vô cùng quan trọng cũng như hấp dẫn người trẻ trong thời đại công nghệ cao.

Sự an toàn của thông tin người dùng được đảm bảo tuân thủ chặt chẽ từ việc thiết kế, cài đặt phần mềm quản lý thông tin, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, hoạch định chiến lược bảo vệ thông tin. Những hoạt động này đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia về an toàn thông tin. 

Những sinh viên theo học ngành này sẽ được đảm bảo trang bị đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến nâng cao về hệ thống mạng máy tính, hệ thống thông tin, kiến thức chuyên sâu về sử dụng các kỹ thuật mật mã, an toàn các ứng dụng web và Internet, bảo vệ an thông tin trong việc giao dịch và thương mại điện tưt, an toàn hệ điều hành, tránh những kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng trái phép,....

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Luật kinh tế là gì?

Tổ hợp xét tuyển ngành An toàn thông tin

Những tổ hợp xét tuyển ngành An toàn thông tin rất phong phú, các thí sinh dựa vào năng lực và sở thích cá nhân trong học tập để lựa chọn khối thi có lợi nhất cho bản thân: 

  • A00: Toán - Lý - Hóa.
  • A01: Toán - Lý - Tiếng Anh.
  • A16: Toán - Văn - KHTN.
  • B00: Toán - Hóa - Sinh.
  • D11: Văn - Anh - Lý.
  • D90: Toán - KHTN - Tiếng Anh.
  • D01: Văn - Toán - Tiếng Anh.
  • D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh.
  • C02: Văn - Toán - Hóa.
  • C01: Văn- Toán - Lý.
  • C04: Văn - Toán - Địa lý.

Các sĩ tử lựa chọn một tổ hợp phù hợp nhất với bản thân để đăng ký xét tuyển.

>>>Tìm hiểu thêm: Software Engineering là gì? Software Engineering có vất vả không?

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin ra trường làm gì? 

Nghề nghiệp ngành an toàn thông tin

Trong thời đại hiện nay, tốc độ phát triển chóng mặt của Internet và những phần mềm quản lý doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp lưu trữ và tiếp nhận thông tin thuận tiện, nhanh gọn hơn rất nhiều.

Cũng với lý do này, các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức kinh doanh đều chú trọng và quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo những thông tin nội bộ được bảo mật chặt chẽ trước sự cạnh tranh và mưu mô không lường trước của đối thủ.

Chính những điều này đã thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong ngành Anh toàn thông tin ngày càng cao. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường với kiến thức và nghiệp vị nghề nghiệp tốt có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí tốt trong các doanh nghiệp

  • Chuyên viên lập trình, cài đặt website, phần mềm.
  • Chuyên gia bảo mật, chuyên gia an ninh mạng; chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích, phát hiện nguy cơ, phòng chống mã độc.
  • Chuyên gia tư vấn ATTT mạng cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Chuyên viên quản trị và bảo mật hệ thống web, mạng Internet, phòng chống tội phạm mạng.
  • Chuyên viên phát triển, xây dựng, nghiên cứu phần cứng, các thiết bị an toàn thông tin.
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và hệ thống.
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng thông tin, cải thiện và khắc phục.
  • Chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

>>>Tìm hiểu thêm: Developer là gì? Thông tin từ "A đến Z" ngành nghề Developer

Bạn có hợp với ngành An toàn thông tin không? 

Cũng như những chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực CNTT, có thể học tập và làm việc, bạn cần phải có những tố chất để có thể làm việc cùng với máy tính và dữ liệu như: 

  • Đam mê làm việc với máy tính, data, dữ liệu, các vấn đề về an ninh.
  • Có tinh thần tự học, tự nghiên cứu thông tin mỗi ngày.
  • Có tư duy logic, phản xạ nhanh trước những tình huống khẩn cấp.
  • Thông minh, làm việc sáng tạo.
  • Có sự kiên nhẫn, kiên trì, khả năng chịu áp lực công việc lớn.
  • Có ngoại ngữ tốt, đặc biệt là đọc - viết tiếng Anh.
  • Luôn thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

Lời kết

StudentJob vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cần thiết cần phải nắm được về ngành An toàn thông tin. Đây là một ngành có cơ hội làm việc trong những môi trường rất tốt cùng mức thu nhập hấp dẫn. Đừng quên tìm hiểu thêm những ngành nghề khác nữa và lựa chọn cơ hội phù hợp với bản thân bạn nhé. 

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.