Ngành đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp là gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành Bảo dưỡng công nghiệp là gì?
Ngành bảo dưỡng công nghiệp là một lĩnh vực trong kỹ thuật và công nghệ với mục đích duy trì, sửa chữa và bảo vệ các thiết bị, máy móc và hệ thống trong môi trường sản xuất công nghiệp.
Ngành này đảm bảo rằng các thiết bị và máy móc hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho công ty và giúp tăng năng suất sản xuất.
Các công việc trong ngành bảo dưỡng công nghiệp bao gồm kiểm tra, phát hiện và khắc phục các sự cố kỹ thuật, bảo trì hệ thống máy móc và thiết bị, nâng cấp và cải tiến các hệ thống, thực hiện các chương trình bảo trì định kỳ, và xử lý các động cơ và hệ thống điện, điều khiển và tự động hóa.
Các chuyên gia trong ngành bảo dưỡng công nghiệp cần phải có kiến thức về cơ khí, điện tử, điện, tự động hóa và các kỹ thuật khác để có thể thực hiện các công việc một cách hiệu quả.
Bảo dưỡng công nghiệp là một lĩnh vực trong kỹ thuật và công nghệ.
Chương trình học ngành Bảo dưỡng công nghiệp
Với mục địch duy trì, nâng cấp, sửa chữa và bảo dưỡng các loại thiết bị, máy móc công nghiệp, chương trình học của Bảo dưỡng Công nghiệp cũng mang tính đặc thù cao.
Chương trình đào tạo ngành bảo dưỡng công nghiệp thường bao gồm các môn học về cơ khí, điện tử, tự động hóa, điện, vật liệu, và các kỹ năng khác liên quan đến công nghệ sản xuất. Các kiến thức được tổng hợp chia theo từng nhóm như:
- Khối kiến thức cơ khí: Bao gồm các môn về thiết kế kỹ thuật, cơ khí động lực học, vật liệu kỹ thuật, kỹ thuật chế tạo máy và hệ thống cơ khí.
- Khối kiến thức về điện tử: Bao gồm các môn về vi điều khiển, điện tử công suất, điện tử viễn thông, điện tử số và các hệ thống điều khiển tự động.
- Khối kiến thức về tự động hóa: Bao gồm các môn về điều khiển tự động, hệ thống điều khiển và các phương tiện điều khiển.
- Khối kiến thức về Điện: Bao gồm các môn học về hệ thống điện, điện năng, điện áp và các hệ thống điện khác.
- Khối kiến thức về vật liệu: Bao gồm các môn học về vật liệu kỹ thuật, cấu trúc của các vật liệu, khoa học vật liệu, cư học vật liệu và ứng dụng của vật liệu trong các ngành công nghiệp hiện nay.
Thêm vào đó, các sinh viên theo học ngành bảo dưỡng công nghiệp cũng sẽ được đào tạo thêm các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý, lập kế hoạch làm việc, kỹ năng sử dụng những công cụ làm việc hiệu quả.
Các kỹ năng này là nền móng giúp cho sinh viên tự cải thiện được khả năng tự học tập cũng như làm việc hiệu quả trong ngành Bảo dưỡng công nghiệp.
Sinh viên Bảo dưỡng công nghiệp được học các khối kiến thức chuyên môn đến những kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng công nghiệp.
Cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng công nghiệp có rất nhiều cơ hội làm việc đa dạng và phong phú. Sau khi ra trường, bạn có thể xin làm trực tiếp tại các nhà máy sản xuất với các vị trí như:
- Kỹ thuật viên bảo dưỡng: đây là vị trí cơ bản được nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp lựa chọn để làm việc. Công việc sẽ bao gồm những hoạt động như bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, hệ thống máy móc công nghiệp,...
- Kỹ sư bảo dưỡng: Vị trí cao hơn các kỹ thuật viên bảo dưỡng. Đa phần, các kỹ sư bảo dưỡng sẽ có nhiệm vụ thiết kế và triển khai thực hiện các chương trình bảo dưỡng lớn, định kỳ cho các nhà máy, xí nghiệp, luôn đảm bảo mọi hoạt động của máy móc, đảm bảo cho mọi quy trình vận hành luôn diễn ra đúng cách và hiệu quả nhất.
- Chuyên viên kỹ thuật: Chuyên viên kỹ thuật kết hợp cùng với các kỹ thuật viên bảo dưỡng thực hiện bảo bảo trì, sửa chữa máy móc. Công việc của chuyên viên kỹ thuật liên quan trực tiếp đến việc sửa chữa bảo dưỡng hệ thống điện và máy móc trong hệ thống công nghiệp.
- Quản lý bảo dưỡng: Các quản lý bảo dưỡng sẽ có nhiệm vụ giám sát và điều hành các hoạt động máy móc, nhu nhận cũng như phát hiện kịp thời các rò rỉ, hỏng hóc của hệ thống công nghiệp, đảm bảo được sửa chữa bảo dưỡng kịp thời để nhag máy tiếp tục hoạt động. Quản lý bảo dưỡng có nhiệm vụ giám sát và điều hành các hoạt động bảo dưỡng trong các nhà máy và các cơ sở sản xuất.
- Chuyên gia tư vấn: Chuyên gia tư vấn có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp và lời khuyên cho các doanh nghiệp về việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất và bảo trì các thiết bị và hệ thống công nghiệp.
Sinh viên Bảo dưỡng công nghiệp sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.
Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn tự mở và tự vận hành cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy móc công nghiệp của riêng mình, tự xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên và làm việc hợp tác với nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp khác nhau trên cả nước.
Nhìn chung, tùy vào khả năng, sở trường và kinh nghiệm làm việc của bản thân, các cử nhân với tấm bằng Bảo dưỡng Công nghiệp trên tay có thể làm được nhiều công việc và vị trí với mức thu nhập hấp dẫn.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên về ngành Bảo dưỡng công nghiệp, bạn đã có được những thông tin cần thiết mà mình mong muốn. Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp là một ngành học có ứng dụng rất cao trong đời sống. Nếu như bản thân có hứng thú với ngành này, đừng ngần ngại và đăng ký ngay bạn nhé. Chúc bạn thành công!