Ngành đào tạo Chính trị học là gì? Tốt nghiệp ra làm gì?

Ngành Chính trị học là ngành học đang thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Với chương trình học cung cấp hệ thống kiến thức nền tảng về những vấn đề chính trị, xã hội và, đây chắc chắn sẽ là ngành học có nhiều cơ hội hứa hẹn. Cùng StudentJob tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành Chính trị học.

Mục lục

Ngành chính trị học là gì?

Chính trị học là một ngành khoa học nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn của chủ thể chính trị, miêu tả và phân tích những hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị. Chính trị học bao gồm các lĩnh vực về lý thuyết và triết học chính trị, chính trị đối sách, giáo dục công dân, phát triển chính trị, quan hệ quốc tê, các chính sách ngoại giao, chính sách xã hội,....

Mục tiêu đào tạo ngành Chính trị học chú trọng vào việc giúp cho những cử nhân theo học nắm vững được kiến thức đại cương đến những kiến thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp với Chính trị học.

Chính trị học là gì

Theo học ngành Chính trị học sẽ giúp bạn có khả năng vận dựng phối hợp những phương pháp lý luận, các kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan trong đời sống xã hội một cách hợp lý và thông minh.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quan hệ quốc tế là gì?

Các khối thi Chính trị học

Chính trị học xét tuyển rất đa dạng các khối thi, bao gồm:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A10 (Toán, Vật lý, GDCD)
  • A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • C00 (Văn, Lịch Sử, Địa lý)
  • C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
  • C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • C19 (Văn, Lịch sử, GDCD)
  • C20 (Văn, Địa lí, GDCD)
  • D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
  • D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D66 (Văn, GDCD, Tiếng Anh)
  • D68 (Văn, GDCD, Tiếng Nga)
  • D70 (Văn, GDCD, Tiếng Pháp)
  • D78 (Văn, KHXH, Tiếng Anh)
  • D83 (Văn, KHXH, Tiếng Trung)

Trong đó, 2 khối thi phố biến nhất là C00 và D01

>>>Tìm hiểu thêm: Khối C gồm những nghề gì?

Mục tiêu của ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học ra đời nhằm mục đích đào tạo cho sinh viên nắm được thế giới quan, tư tưởng Hồ Chí Minh, những phương pháp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt, nắm vững đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống những tri thức nền tảng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Chương trình đào tạo của ngành Chính trị học còn bao quát cả những lĩnh vực liên quan đến Chính trị học, trên cơ sở đó giúp người học có khả năng vận dụng các phương pháp lý luận,các kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo trong ngành Chính trị học để làm việc trong các lĩnh vực có liên quan trong thực tế đời sống xã hội.

Ngoài ra, mục tiêu đào tạo ngành này còn là nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người học trong tương lai, nâng cao đạo đức của mỗi công dân Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ngành chính trị học ra làm gì? 

Sinh viên tốt nghiệp ngành chính trị học ra làm gì

Ngành chính trị học nhìn chung là một chuyên ngành khá rộng. Sinh viên theo học sẽ được trang bị những nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng trước khi tốt nghiệp, đặc biệt là với các vấn đề về pháp luật, xã hội, con người. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có sẽ có đủ kiến thức để tìm việc làm, những công việc cơ bản có thể kể đến như:

  • Làm công tác nghiên cứu hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm tư vấn viên cho các cấp lãnh đạo của Nhà nước
  • Trực tiếp tham gia vào bộ máy nhà nước và hoặc làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan, ủy ban đoàn xã,...
  • Nghiên cứu chính trị tại các cơ quan quan, tổ chức
  • Trở thành hóng viên, biên tập viên tuyền hình, biên tập thông tin chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương
  • Nghiên cứu kết hợp giảng dạy Chính trị học trong hệ thống các trường của Đảng, các trường đại học, cao đẳng,....
  • Làm giáo viên giảng dạy các bộ môn có yếu tố chính trị - xã hội như Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý,... tại các trường học

Tố chất để theo đuổi ngành Chính trị học

Chính trị học là một ngành khá khó và nặng về các kiến thức lý thuyết. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành với nhiều các kiến thức thực tế và có ích cho việc phát triển trong tương lai. Để học tập và làm việc trong ngành này, bạn cần có các tố chất như: 

  • Đam mê, yêu thích việc nghiên cứu, tinh thần quyết tâm, không ngừng học hỏi, tìm tòi và phát triển.
  • Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc về Hiến pháp và luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
  • Tự tin giao tiếp, tranh luận, thuyết trình trước đám đông và thể hiện lưu loát những vấn đề.
  • Có ý thức vì cộng đồng, phấn đấu trở thành công dân có ích
  • Có bản lĩnh trong công việc, tư tưởng chính trị thật vững vàng.
  • Luôn phấn đấu để sở hữu những yếu tố “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
  • Có tư duy độc lập, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Lời kết

StudentJob vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến ngành đào tạo Chính trị học. Đây không chỉ là một ngành mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức lý luận bổ ích, mà còn giúp bạn phát triển không ngừng và tiến tới một tương lai tươi đẹp hơn. Chúc bạn đọc luôn thành công!

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản lý nhà nước là gì?

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.