Ngành đào tạo Hệ thống thông tin là gì?

Trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các ngành học thuộc khối ngành Công nghệ thông tin trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Ngành hệ thống thông tin hiện tại đang thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngành Hệ thống thông tin là gì, có những đặc trưng, cấu trúc như thế nào và cơ hội việc làm dành cho sinh viên ra trường với bài viết dưới đây.

Mục lục

Hệ thống thông tin là gì?

Khái niệm Hệ thống thông tin chỉ một tập hợp các yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng nhau tạo thành một chỉnh thể. Những yếu tố này rất đa dạng, chúng tạo nên khối dữ liệu khổng lồ tập hợp cấu thành từng lĩnh vực hệ thống thông tin nhất định. Một số ví dụ như hệ thống giao thông, hệ thống các trường đại học, hệ thống sinh viên,...

Thành phần của hệ thống thông tin bao gồm các phần tử vật chất, máy móc, thiết bị, phòng ban, nhân sự,... cùng các hệ phần phần tử phi vật chất như data dữ liệu, các quy tắc, thủ tục, quy trình,...

Ngành đào tạo hệ thống thông tin là gì

Với sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố, đây sẽ là tiền đề cho việc đánh giá khả năng hoạt động hiệu quả của công ty, doanh nghiệp, hỗ trợ nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, là phương pháp hiệu quả giúp xây dựng một hệ thống quản lý điều hành ngày một hoàn thiện hơn. 

Ngoài ra, những sinh viên theo học hệ thống thông tin còn được trang bị những kiến thức về thiết kế, các phương pháp quản trị, vận hành các hệ thống thông tin. Sinh viên được học các phương pháp phân tích dữ liệu chính xác và hiệu quả, được liên kết với các bên liên quan trong công ty và doanh nghiệp, đào tạo chuyên sâu về khả năng kinh doanh và quản lý để có thể đáp ứng được thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Khoa học máy tính là gì?

Hệ thống thông tin có những đặc trưng nào?

Hiểu được khái niệm hệ thống thông tin là gì, bạn đọc có thắc mắc hệ thống thông thin có những đặc điểm, đặc trưng gì? 

  • Hệ thống thông tin được lưu trữ trên máy tính: Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học công nghệ trên toàn cầu, hệ thống thông tin được phát triển và lưa trữ dựa trên nền tảng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại như các hệ thống máy tính với bộ nhớ khủng, phần cứng, phần mềm quản lý dữ liệu,...
  • Hệ thống thông tin có tính phân nhánh: Một hệ thống thông tin trên thực tế sẽ bao gồm nhiểu nhánh con, gọi là hệ thống thông tin phân nhánh. Tính chất bao gồm như mỗi nhánh con trong hệ thống thống sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết nối và tương tác qua lại lẫn nhau. Mỗi khi cập nhật dữ liệu trên một nhánh con bất kỳ sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới hệ thống dữ liệu của các nhánh còn lại, thay đổi dử liệu của hệ thống thông tin chung. Chính vì vậy, người quản lý cần phải lưu tâm đến mối quan hệ lẫn nhau giữa các hệ thống phân nhánh. 

hệ thống thông tin có đặc trưng phân nhánh

  • Hệ thống thông tin có thể thay đổi: Với kết cấu mềm dẻo và linh hoạt, hệ thống thông tin được xem là luôn luôn thay đổi, phát triển theo từng ngày, từng giờ, từng phút thậm chí từng giây. Theo cách nói khác, hệ thống thông tin sẽ luôn được cập nhật và mở rộng để phù hợp với sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. 

Cấu trúc của Hệ thống thông tin

Hãy tưởng tượng đến cấu trúc của một chiếc máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm và các dữ liệu. Tương tự như vậy, cấu trúc của hệ thông thông tin được mô tả như: 

Phần cứng: bao gồm các thiết bị, các phương tiện kỹ thuật dùng để lưu trữ thông tin như máy tính,  các thiết bị ngoại vi, v.v.

Phần mềm: gồm các ứng dụng, chương trình hay các phần mềm chuyên dụng… cho người dùng có thể dễ dàng truy cập, cập nhật, quản lý và kiểm soát thông tin dữ liệu. 

Dữ liệu: Là tập hợp toàn bộ thông tin được thu thập, thống kê, xử lý và cập nhập trên hệ thống thông tin.

Ngành Hệ thống thông tin có chương trình đào tạo như thế nào?

Hệ thống thông tin hướng đến mục tiêu đào tạo cho sinh viên thành thạo được khả năng thu thập các thông tin, phân tích, thống kê các thông tin và khai thác hiệu quả các khía cạnh thuộc lĩnh vực thông tin. Cử nhân sau khi tốt nghiệp có khả năng nắm chắc những kiến thức chuyên ngành và rèn luyện thành thạo những kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp. Qua đó, họ có thể ứng tuyển vào những vị trí khác nhau ở nhiều công ty khác nhau trên thị trường việc làm. 

Nếu như bạn đang có dự định muốn theo đuổi ngành này, StudentJob mách bạn những khối thi tuyển đầu vào của ngành Hệ thống thông tin của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc bao gồm:

  • A01: Toán – Lý – Anh
  • C01: Văn – Toán – Lý
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D10: Toán – Địa – Anh
  • D96: Toán – Anh – KHXH
  • D90: Toán – Anh – KHTN
  • D07: Toán – Hóa – Anh

>>>Tìm hiểu thêm: Top 7 trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên Hệ thống thông tin có thể làm công việc gì?

Hệ thống thông tin là một trong những chuyên ngành mới và rất "hot" ở thời điểm hiện tại do nhu cầu nhân lực trong ngành tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho những sinh viên tốt nghiệp ngành này vẫn còn "chân ướt chân ráo" bước vào thị trường việc làm. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin ra trường làm gì

Vậy việc làm dành cho cử nhân tốt nghiệp Hệ thống thông tin là gì?

Khác với sự nghi ngờ của nhiều phụ huynh và học sinh, ngành học này có cơ hội việc làm rất đa dạng và phong phú, những công có thể kể đến như: 

Lập trình viên

Công việc dễ thấy nhất dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin là có thể trở thành lập trình viên. Đây cũng là một vị trí làm đúng ngành đúng nghề, được các doanh nghiệp săn đón nồng nhiệt hiện nay. Công việc của lập trình viên sẽ bao gồm như tối ưu hóa dữ liệu, lập trình phần mềm mới, cải thiện phần mềm đã cũ, khắc phục những lỗi phát sinh, xử lý những sai sót, trục trặc cửa hệ thống máy chủ, v.v.

Kỹ sư quản lý hệ thống

Bên cạnh trở thành lập trình viên, sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin còn có thể ứng tuyển cho vị trí Kỹ sư quản lý hệ thống mạng thông tin. Đây cũng được coi là một vị trí quan trọng trong các công ty công nghệ, phần mềm. Với nhiệm vụ là quản lý mạng, các kỹ sư này sẽ có trách nhiệm thiết kế phần mềm, vận hành, giám sát và chỉnh sửa hệ thống thông tin mạng… Ngoài ra, họ cũng cần phải ngăn chặn sự xâm nhập trái phép, đánh cắp dữ liệu từ hacker, bảo mật một cách tuyệt đối cho công ty.

Giảng viên đại học dạy những bộ môn thuộc ngành Hệ thống thông tin

Bên cạnh làm việc cho những công ty phần mềm, công nghệ, những sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin với kiến thức và kỹ năng tốt hoàn toàn có thể trở thành giảng viên đại học làm việc tại các trường đào tạo về Công nghệ thông tin. Bạn có thể giảng dạy các học phần, bộ môn liên quan đến chuyên ngành Hệ thống thông tin máy tính như: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Ngôn ngữ lập trình C, Kiến trúc máy tính,…

Và còn rất nhiều vị tria khác nữa để bạn có thể tha hồ lựa họn phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của bạn.

>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm IT đang tuyển dụng có trên StudentJob

Lời kết

Bài viết trên, StudentJob vừa chia sẻ cho bạn đọc những khái niệm có liên quan về ngành học Hệ thống thông tin cũng như những thông tin liên quan. Mong rằng bằng những khái quát trên, bạn đọc đã có thể có được cái nhìn tổng quát nhất về ngành học này và có được cho mình những quyết định đúng đắn cho bản thân. Chúc bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.