Ngành đào tạo Hộ sinh là gì? Lương cao không?

Ngành Hộ sinh là một ngành nghề mang trong mình những tính chất cao quý bởi nó mang lại niềm vui và hạnh phúc đến các gia đình và toàn xã hội. Vậy ngành hộ sinh là gì và cần những yếu tố gì để làm việc. Cùng StudentJob tham khảo bài viết dưới đây về ngành Hộ sinh. 

Mục lục

Ngành Hộ sinh là như thế nào?

Ngành hộ sinh là gì

Hộ sinh là ngành học về các kiến thức sinh nở và đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chăm sóc và bảo vệ phụ nữ và trẻ sơ sinh. Đảm bảo cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được an toàn về mặt sức khỏe, tâm sinh lý một cách tuyệt đối.

Những nữ hộ sinh ngành y tế có vai trò vô cùng quan trọng  trọng quá trính tư vấn, giáo dục, đảm bảo tình trạng sức khỏe của các bà mẹ và em bé. Ngoài ra, họ còn phụ trách các công việc như chăm khám sức khỏe phụ khoa, tư vấn giáo dục về việc kế hoạch hóa gia đình và xã hội, trao đổi những kiến thức liên quan đến sinh sản và chăm sóc kỳ mãn kinh cho chị em phụ nữ. 

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Điều dưỡng là gì? 

Người Hộ sinh cần làm những gì?

Trước sự thiêng liêng của việc sinh nở, không một ai có thể phủ nhận đi tầm quan trọng của những người hộ sinh. Công việc của họ thầm lặng những lại rất cao cả, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho biết bao gia đình. Những công việc mà người hộ sinh cần phải làm như: 

  • Tiếp nhận các sản phụ, thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình điều trị, tuân thủ theo đúng những quy chế chăm sóc bệnh nhân tiêu chuẩn.
  • Theo dõi sản phụ và thai nhi, chuẩn bị sẵn sàng các công cụ cần thiết cho việc đỡ đẻ, theo dõi sát sao sự chuyển dạ cho các sản phụ. Trong một số trường hợp, các hộ sinh cần phát hiện những dấu hiệu không bình thường và kịp thời xử lý để quy trình sinh đẻ được diễn ra an toàn và thành công. 
  • Thay bác sĩ thực hiện những ca đỡ đẻ thường hoặc hỗ trợ bác sĩ trong những ca khó.
  • Làm theo chính xác những gì bác sĩ điều xuống, theo sõi sát sao tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi trong quá trình sinh nở cũng như sau đó. 
  • Làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm những công việc được phân công.
  • Tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học tại các cơ quan, bệnh viện, viện nghiên cứu theo sự hướng dẫn của trưởng khoa.

Nhu cầu nhân lực trong ngành Hộ sinh

nhu cầu nhân lực trong ngành hộ sinh

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên y tế tốt nghiệp ra trường, nhưng nhân lực trong ngành Hộ sinh vẫn rất ít. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong ngành này là không nhiều, tạo ra sự khan hiếm về nhân lực Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên y tế ra trường nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong ngành này.

Đối lập với sự khan hiếm của những nhân viên y tế làm việc trong ngành hộ sinh, số lượng các ca sinh nở vẫn không hề giảm, điều này tạo ra một sự thiếu hụt nhân lực rất lớn trong ngành. Vì lý do đó mà có thể nói gần như các sinh viên theo học Hộ sinh nói riêng hay ngành Y tế nói chung sẽ không bao giờ phải lo thiếu việc làm.

>>>Tìm hiểu thêm: Những việc làm ngành Y tế/dược đang được tuyển dụng tại StudentJob

Những yêu cầu cần có để trở thành một người hộ sinh 

Ngành nghề nào cũng vậy, để có thể theo đuổi và làm việc hiệu quả, bạn cũng đều cần những tố chất phù hợp nhất định. Vậy nên, để trở thành một nhân lực tốt trong ngành Hộ sinh, bạn cần phải chú ý những điều sau: 

Kỹ năng cần có: Bạn cần một số những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, khả năng phối hợp làm việc với đồng nghiệp hay cấp trên, kỹ năng chăm sóc phụ sản, chăm sóc em bé sơ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình kỹ năng lập kế hoạch công việc, quan sát đánh giá tình hình và luôn nhanh nhạy, phát hiện kịp thời những bất thường để sớm báo lên cấp trên.

Về thái đó trong công việc: Thái độ trong lúc làm việc cũng là một yếu tố then chốt để làm việc hiệu quả trong ngành. Trước những tính chất công việc và số lượng đầu việc phải làm, một người hộ sinh cần có thái độ hợp tác với nhóm đồng nghiệp hay bác sĩ phụ trách để luôn hoàn thành tốt những công việc được giao phó. Ngoài ra, thái độ tốt cũng sẽ tạo cho sản phụ hay mọi người xung quanh tâm trạng thoải mái, tin tưởng trước thời khắc thiêng liêng của một người mẹ. 

Kiến thức chuyên môn cần có: Đây là một công việc đặc biệt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc thường xuyên trau dồi cho bản thân sẽ không bao giờ là đủ trong ngành này, đặc biệt, khi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Mỗi một lỗi sai dù cho là nhỏ bao nhiêu cũng có thể gây ra những hậu quả rất lớn. 

Lời kết

Với những thông tin trên mà StudentJob cung cấp, mong bạn đã nắm được những thông tin cơ bản trong ngành Hộ sinh. Chúc bạn có thể đưa ra được những lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và thành công trong tương lai.

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.