Ngành đào tạo Khai thác thủy sản là gì? Tốt nghiệp làm gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Khái niệm về Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản (gọi tắt KTTS) là những hoạt động của con người bằng tàu thuyền, ngư thuyền và sử dụng những ngư cụ để khai thác nguồn lợi thủy hải sản trên biển nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên biển được đảm bảo cân bằng cũng như cuộc sống của các ngư dân được ổn định.
Tại các trường đại học ở Việt Nam, chương trình đào tạo ngành Khai thác thủy sản trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ năng vệ việc nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản, các thống kê nghề cá cũng như việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn cho cả người và các phương tiện hoạt động trên các vùng nước. Lập kế hoạch quản lý và theo dõi các hoạt động thủy sản, xây dựng các chính sách quản lý, và thanh tra, v.v.
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật cơ bản và các lý thuyết trong việc khai thác thủy sản để giải quyết được những tình huống thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Tận dụng tối đa các kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất. Ngoài ra, sinh viên còn có thể nghiên cứu đánh giá, thăm dò và dự báo khai thác thủy sản, hiểu biết về các công tác an toàn sản xuất, tìm kiếm, cứu nạn cũng như các kiến thức về bảo vệ môi trường.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Thú y là gì?
Tổ hợp môn thi ngành Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản bao gồm những tổ hợp:
- A00: Toán - Lý - Hóa
- A01: Toán - Lý - Anh
- B00: Toán - Hóa - Sinh
- D07: Toán - Hóa - Anh
Học ngành Khai thác thủy sản ở đâu?
Hiện nay, duy nhất trường Đại học Nha Trang có đào tạo và giảng dạy ngành Khai thác thủy sản. Chương trình học tại đây bao gồm những chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước. Khi học tại đây, sinh viên sẽ được chỉ dạy và tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng của mình.
Các bạn sẽ có cơ hội thực hành tại các phòng thí nghiệm hay các cơ sở sản xuất, được làm việc với các ban ngành như: Chi cục Thủy sản; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các cảng biển, cảng cá, các doanh nghiệp vận tải biển,....
Ngành Khai thác thủy sản phù hợp với những tố chất nào?
- Sở thích nghiên cứu, tìm hiểu về các sinh vật dưới nước
- Có sức khỏe thể chất tốt
- Có thể ghi nhớ và phân biệt được các loại thủy sản
- Có khả năng tư duy nhanh nhạy và xử lý tình huống công việc tốt
- Chủ động học hỏi, giải quyết công việc sáng tạo
- Có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tổ chức thăm dò
- Yêu môi trường tự nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường
Sinh viên tốt nghiệp ngành khai thác thủy sản thì làm gì?
Các sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt nhất công việc. Một số đơn vị mà sinh viên có thể làm như:
- Làm việc tại các cơ quan nhà nước như: Cục Thủy Sản địa phương, Cục kiểm ngư, Khai thác Thủy sản và Phát triển NL Thủy sản; Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Chi cục Thủy sản; Chi cục quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản; v.v.
- Làm việc tại các đơn vị giáo dục, đơn vị dạy nghề.
- Các công tổ chức, doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử, v.v.
- Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải; trung tâm quản lý khai thác các công trình thủy sản; v.v.
- Các cảng vụ hàng hải, cảng biển, v.v.
Lời kết
Ngành Khai thác thủy sản tuy là một trong những ngành mũi nhọn nhưng vẫn đang có sự khan hiếm nhân lực tại các đơn vị công tác, nghiên cứu, quản lý. Mong rằng với bài viết trên, bạn đọc đã có cho mình những thông tin cơ bản nhất của ngành Khai thác thủy sản. Đừng quên tham khảo những bài viết khác có trên StudentJob và hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau!