Ngành đào tạo Kinh doanh thương mại là gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành học Kinh doanh thương mại là như thế nào?
Kinh doanh thương mại là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức về các hoạt động kinh doanh, bán hàng, hoạt động xuất - nhập kho, các hoạt động quản trị bán lẻ, marketing, nghiên cứu tài chính,.... Ngành học này sẽ thiên về các kỹ năng thực tế hơn việc phân tích và tính toán.
Ngành kinh doanh thương mại tập trung đến các hoạt động giao dịch bán hàng - các hoạt động giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước ta hiện nay. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần những nhân lực trong ngành Kinh doanh thương mại giống như các nhà máy sản xuất cần công nhân và kỹ sư.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Bất động sản là gì?
Học Kinh doanh thương mại bao gồm những gì?
Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên có cho mình cơ hội tiếp cận đến những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, những kiến thức của ngành Marketing như hoạt động như xây dựng chiến dịch marketing, pr, quảng cáo,... Những kiến thức này được đào tạo qua các môn học như quản trị học, marketing, kinh tế đối ngoại, thương mại điện tử, luật doanh nghiệp, luật vận tải và bảo hiểm,...
Không dừng lại ở đó, sinh viên theo học ngành Kinh doanh thương mại còn được đào tạo những kỹ năng cần thiết góp ích cho công việc tương lai như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, sàng lọc thông tin, kỹ năng quản lý, vận hành các dự án thương mại,..v.v.
Sinh viên theo học ngành Kinh doanh thương mại được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho công việc
Những trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại tốt nhất hiện nay trên cả nước có thể kể đến như: Đại học Thương Mại; Đại học Kinh tế Quốc Dân; Học viện Ngân hàng; Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công nghiệp; Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội; Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Văn Lang; Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh; v.v.
Sinh viên tốt nghiệp kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Trong thời đại như hiện nay, các hoạt động kinh doanh thương mại trao đổi buôn bán có tốc độ phát triển rất nhanh và cũng tương đương với việc các sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có rất nhiều cơ hội việc làm khi tốt nghiệp, phải kể đến như:
Nhân viên kinh doanh
Đây là công việc thực hiện việc quản lý những khách hàng có sẵn của công được bàn giao cho từng nhân viên kinh doanh để làm việc. Công việc tiếp đó là phải duy trì và đảm bảo được doanh số đang có, ngoài ra cần nghiên cứu, khai thác những khách hàng tiềm năng đối với những sản phẩm của công ty, xây dựng hệ thống khách hàng, thu thập thông tin, thực hiện đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh và làm theo những yêu cầu của cấp trên.
>>>Tìm hiểu thêm: Những công việc kinh doanh bán hàng có trên StudentJob
Chuyên viên xuất - nhập khẩu, quản lý kho bãi
Công việc của chuyên viên xuất nhập khẩu chủ yếu làm việc với khách hàng nước ngoài, thương lượng với đối tác về giá cả cũng như chất lượng hành hóa, triển khai các đơn hàng xuất nhập khẩu, lập và lưu trữ các chứng từ hay tài liệu liên quan, vận chuyển, kho vận, v.v.
Sinh viên tốt nghiệp thương mại điện tử có thể làm trong xuất - nhập khẩu hay quản lý kho bãi
Nhân viên kinh doanh về thương mại điện tử
Công việc này yêu cầu bạn cũng cần những kiến thức cơ bản trong ngành Thương mại điện tử để thực hiện các chỉ tiêu KPI được giao, thực hiện tư vấn bán hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, kết hợp với các hoạt động marketing, pr, quảng cáo online để cập nhật thông tin về các sản phẩm mới, tình trạng hàng hóa, những thông số, hình ảnh liên quan đến hàng hóa lên website. Những thông tin và hiển thị về hàng hóa cần thực hiện chính xác, hình ảnh sản phẩm tải lên phải rõ nét, đầy đủ để cung cấp cho khách hàng.
Lời kết
Với những thông tin mà StudentJob cung cấp cho bạn về "Ngành đào tạo kinh doanh thương mại là gì?", mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về ngành này cũng như cơ hội việc làm trong tương lai để có thể đưa ra được những lựa chọn đúng đắn. Hãy luôn là người hiểu rõ nhất mong muốn của mình và lựa chọn những ngành học phù hợp với bản thân bạn nhé.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kinh doanh quốc tế là gì?