Ngành đào tạo Kinh tế vận tải là gì? Tốt nghiệp làm gì?

Kinh tế vận tải tuy mới nhưng cũng là ngành học đang thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy bạn đọc có biết ngành này là gì, học ở đâu và ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây về ngành Kinh tế vận tải.

Mục lục

Ngành Kinh tế vận tải là gì?

Kinh tế vận tải - tiếng Anh là Transportation Economics - là ngành học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về các hoạt động giao thương, sản xuất bằng đường biển.

Ngoài ra, ngành Kinh tế vận tải cũng nghiên cứu về các phương pháp đầu tư, quản lý hiệu quả nhắm đưa ra các giải pháp thúc đẩy tối đa công suất và chức năng của đội ngũ vận tải biển, xây dựng kế hoạch kinh doanh bằng đường thủy hiệu quả nhất. 

Kinh tế vận tải thực hiện cung cấp các dịch vụ bằng tàu thủy với nhiều hoạt động đầu tư, giao thương khác nhau. Cái tên Kinh tế vận tải cũng đã thể hiện được ra những đặc điểm bản chất của ngành, đó là nghiên cứu những kế hoạch phát triển nâng cao kinh tế quốc gia bằng vận tải, thu hút nguồn nhân lực hướng về ngành.  

Ngành kinh tế vận tải là gì

Nhìn chung, sinh viên theo học ngành Kinh tế vận tải sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngành học cùng những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết đến các kỹ năng thực hành, đảm bảo có được hành trang tốt nhất trước khi bước chân vào thị trường việc làm.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Khoa học hàng hải là gì? 

Kinh tế vận tải thi khối nào?

Để thi vào ngành Kinh tế vận tải, bạn cần xác định và lựa chọn cho mình khối thi phù hợp với bản thân. Tổ hợp xét tuyển vào ngành Kinh tế vận tải bao gồm:

  • Khối A00 bao gồm môn: Toán + Lý + Hóa
  • Khối A01 bao gồm môn: Toán + Lý + Anh
  • Khối D01 bao gồm môn: Toán + Văn + Anh
  • Khối D90 bao gồm môn: Toán + Anh + KHTN
  • Khối C01 bao gồm môn: Văn + Toán + Lý
  • Khối D07 bao gồm môn: Toán + Hóa + Anh
  • Khối D15 bao gồm môn: Văn + Địa + Anh

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật hàng không là gì? 

Học ngành Kinh tế vận tải ở đâu?

Trước tiên, Kinh tế vận tải vẫn còn là một ngành học mới, vì vậy chưa có nhiều trường đào tạo về ngành này.

Hiện tại, ở miền Bắc có các trường là Đại học giao thông vận tải, Đại học Hàng hải, .v.v

Còn đối với khu vực miền Nam có những trường như: Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2, Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, v.v.

Sinh viên tốt nghiệp Kinh tế vận tải ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải ra làm gì

Tại các trường đại học hiện nay, sinh viên được tạo cơ hội làm việc từ rất sớm. Cũng có rất nhiều công ty doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhân lực ngành kinh tế vận tải vào làm việc ngay khi vừa mới ra trường.

Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này có rất nhiều cơ hội làm việc. Bạn có thể tham gia làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng theo dường thủy, đường biển tại các doanh nghiệp vận tải. 

Một phương án khác, nếu bạn muốn nâng cao kiến thức và trình độ để tìm kiếm cơ hội làm việc cao hơn trong tương lai, bạn có thể theo đuổi các cấp học cao hơn ở cấp quản lý, lãnh đạo, hoặc học thêm Quản trị kinh doanh để nắm giữ những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, những bạn theo học ngành kinh tế vận tải có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác như: 

  • Nhà phân phối, quản lý kho hàng, kho bãi.
  • Chuyên viên tư vấn, cung cấp các dịch vụ về vận tải và logistics.
  • Chuyên viên nghiên cứu, phát triển, tham gia các dự án nghiên cứu ngành vận tải và logistics.
  • Chuyên viên quản lý dự án liên quan đến vận tải và logistics, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và kiểm soát chi phí.
  • Nhân viên giao hàng, vận chuyển hàng hóa xuât - nhập khẩu.
  • Chuyên viên thẩm định các dự án đầu tư. 

Ngoài ra, nếu bạn có đủ năng lực và kiến thức, bạn cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành Kinh tế vận tải.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật tàu thủy là gì?

Theo đuổi ngành Kinh tế vận tải cần lưu ý gì?

Kinh tế vận tải cần tố chất gì

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều đòi hỏi năng lực, kỹ năng cùng với những đức tính cần thiết. Vì vậy, khi xác định cho mình theo đuổi ngành Kinh tế vận tải, bạn cần lưu ý những vấn đề như: 

Thứ nhất, luôn đảm bảo bạn có đủ năng lực chuyên môn cho công việc, luôn cố gắng trau dồi kiến thức từ chuyên môn là một trong những điều kiện cần thiết để gắn bó lâu dài với ngành. Từ đây, bạn mới có thể thấu hiểu ngành và biết những việc mình cần phải làm. 

Thứ hai, luôn đảm bảo bạn có sức khỏe cả thể chất và tinh thần thật tốt để có thể đảm nhiệm được những yêu cầu của công việc, có đam mê với ngành và luôn cố gắng hoàn thành tối đa công việc.

Thứ ba, ngành Kinh tế vận tải luôn đòi hỏi sự chính xác cao trong từng khâu, từng bước làm việc. Vì vậy trong quá trình làm việc, bạn luôn phải duy trì tính tỉ mỉ và chính xác tỏng từng khâu làm việc. Từ đó mới có thể làm việc một cách có hiệu quả nhất. 

Ngành kinh tế vận tải cũng đòi hỏi bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt chú trọng khả năng giải quyết vấn đề. Bởi đặc thù của ngành này có thể có rất nhiều những vấn đề bất chợt xảy đến. Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chính sự nhạy bén trong cách xử lý vấn đề sẽ giúp bạn có những bước tiến vững chắc trong công việc và có được những thành công lớn trong tương lai. 

>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm ngành xây dựng/giao thông/vận tải đang được tuyển dụng tại StudentJob

Lời kết

Nhìn chung, Kinh tế vận tải là một ngành rất tốt, tuy nhiên cũng cần bạn có những sự cố gắng rèn luyện để thành công trong ngành. Sau bài viết này, nếu cảm thấy hứng thú với ngành, đừng ngần ngại thử sức ngay bây giờ. 

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.