Ngành đào tạo Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng hiện nay được coi tương đương với bộ mặt của một quốc gia. Chính vì vậy, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay đang được đặc biệt quan tâm. Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra đời để góp phần xây dựng và thúc đẩy những mục tiêu đó. Muốn biết ngành này là như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Mục lục

Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là như thế nào?

Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng - tên tiếng Anh là Infrastructure Engineering - là ngành học về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật.

ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì

Hiểu theo một cách đơn giản thì cơ sở hạ tầng chính là tất cả những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ có khả năng tham gia xây dựng dự án, lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở về nhà, giao thông, nước ở vị trí công việc khác nhau của kỹ sư: thiết kế, vận hành khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất hoặc giảng dạy, nghiên cứu.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản lý Tài nguyên môi trường là gì?

Tố chất phù hợp với Kỹ thuật cơ sở hạ tầng?

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần sinh viên theo học những tố chất sau:

  • Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện ạđại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật hạ tầng cơ sở.
  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kiến trúc cảnh quan là gì?

Sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra làm gì?

tốt nghiệp kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra làm gì?

  • Kỹ sư xây dựng: Thiết kế, giám sát và quản lý các công trình xây dựng như đường, cầu, hầm, cống, hệ thống thoát nước, và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
  • Kỹ sư cầu đường: Thiết kế và xây dựng các công trình cầu và đường, bao gồm cả thiết kế các hệ thống giao thông đô thị.
  • Kỹ sư môi trường: Thiết kế và quản lý các hệ thống xử lý nước thải, nước sạch, và các hệ thống khí thải, đảm bảo bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  • Chuyên viên quản lý dự án: Quản lý các dự án xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất lượng và ngân sách của dự án.
  • Kỹ sư tư vấn: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về kỹ thuật và quản lý cho các công ty, tổ chức và chính phủ.
  • Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…

Ngoài ra, các kỹ sư cơ sở hạ tầng cũng có thể làm việc trong các vị trí khác như giảng viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên địa chính, hoặc kỹ sư phát triển đô thị. Tùy thuộc vào sở thích và năng lực của mỗi người, có thể tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp phù hợp

>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm Xây dựng/giao thông/vận tải đang được tuyển dụng tại StudentJob

Lời kết

Ngành học Kỹ thuật cơ sở hạ tầng vẫn luôn thu hút người học bởi cơ hội rộng mở mà nó mở ra trong tương lai. Hy vọng rằng với bài viết trên về ngành Kỹ thuật  cơ sở hạ tầng, bạn đọc sẽ đưa ra được những lựa chọn đúng đắn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.