Ngành đào tạo Kỹ thuật công nghiệp là gì? Lương cao không?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành Kỹ thuật Công nghiệp là như thế nào?
Kỹ thuật công nghiệp là ngành ứng dụng các kỹ thuật hay công nghệ vào quy trình sản xuất nhằm mục tiêu đẩy nhanh năng suất, tối ưu hóa các hoạt động sử dụng sức lao động chân tay thuần túy.
Từ đây, việc sản xuất diễn ra nhanh hơn, đơn giản hơn và có thể thu về lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những chuyên gia thực thụ trong việc điều hành việc sản xuất, giám sát các dự án của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho thị trường hiện nay.
Chương trình học của ngành Kỹ thuật Công nghiệp trang bị cho sinh viên từ những kiến thức nền tảng có giá trị cốt lõi đến các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này, phát huy tối đa khả năng xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai các hệ thống sản xuất. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ có thêm được các kiến thức về quản ý kinh tế, từ đây, nâng cao khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Các môn học cơ bản trong ngành Kỹ thuật Công nghiệp có thể kể đến như: Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật vật liệu, Kỹ thuật điên tử, Kỹ thuật sản xuất, Kỹ thuật đo lường kiểm tra, Kỹ thuật thiết kế, Kỹ thuật an toàn môi trường, Kỹ thuật quản lý, Kỹ thuật nghiên cứu và phát triển,...
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản lý tài nguyên môi trường là gì?
Tổ hợp xét tuyển ngành Kỹ thuật Công nghiệp
- A00: Toán - Lý - Hóa
- A01: Toán - Lý, Anh
- D01: Toán - Văn - Anh
- D90: Toán - KHTN - Anh
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Công nghiệp ra làm gì?
Nhìn chung, ngành Kỹ thuật Công nghiệp là một ngành đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất không những giúp giảm sức lao động truyền thống của con người, mà còn đẩy mạnh năng suất, tăng sản lượng. Nhìn chung, các sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật Công nghiệp có cho mình những kiến thức và kỹ năng tốt có thể làm rất nhiều công việc đa dạng, kể đến như:
- Chuyên viên hoạch định kế hoạch, quy trình sản xuất, hoạt động cho đơn vị công tác.
- Chuyên viên kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm tra và giám sát hoạt động quy trình sản xuất để đảm bảo có hiệu quả tốt nhất.
-
Kỹ sư thiết kế: Kỹ sư thiết kế tạo ra các kế hoạch và bản vẽ để sản xuất sản phẩm hoặc các bộ phận của sản phẩm. Công việc của họ bao gồm tạo ra các mô hình và bản vẽ, tìm kiếm vật liệu và công nghệ mới, và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
-
Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Kỹ sư nghiên cứu và phát triển tìm kiếm và phát triển công nghệ mới và sản phẩm mới. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm các ứng dụng mới cho công nghệ hiện có, và thử nghiệm và đánh giá sản phẩm mới.
-
Kỹ sư bảo trì: Kỹ sư bảo trì phụ trách bảo trì và sửa chữa các thiết bị và máy móc sản xuất. Công việc của họ bao gồm giám sát và duy trì hệ thống bảo trì, thực hiện các công việc bảo trì định kỳ và khắc phục các sự cố kỹ thuật.
- Kỹ sư phân tích các hoạt động của quy trình sản xuất để luôn cải thiện và nâng cao kịp thời các hoạt động nhằm nâng cao năng suất.
- Chuyên viên làm việc theo các dự án, quan sát, điều khiển hoạt động các dự án, nâng cao hiệu quả.
- Chuyên viên theo dõi và tính toán nhu cầu vật tư, nguyên liệu sản xuất để thu mua hợp lý.
>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm Kỹ sư/Sản xuất đang được tuyển dụng tại StudentJob
Lời kết
Hy vọng với bài viết trên về ngành Kỹ thuật Công nghiệp, bạn đọc đã có thể có cho mình những kiến thức và hiểu biết nhất định. StudentJob còn thông tin của rất nhiều ngành nghề khác đang đợi bạn khám phá. Chúc bạn thành công!