Ngành đào tạo Kỹ thuật điện là gì? Tốt nghiệp làm gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành Kỹ thuật điện là như thế nào?
Ngành kỹ thuật điện - tiếng Anh là Electrical Engineering - là ngành học tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và vận hành các thiết bị, hệ thống và ứng dụng điện trong các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực con như: điện tử, điện cơ, điện lực, điện tử viễn thông, điều khiển và tự động hóa, máy tính và mạng máy tính, và nhiều lĩnh vực khác.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí là gì?
Ngành kỹ thuật điện học gì?
Chương trình học tại các trường đại học hiện nay cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các nguyên lý cơ bản của điện và điện tử, bao gồm các khái niệm về dòng điện, điện áp, điện trở, điện dung, cuộn cảm, máy biến áp và các thành phần điện tử khác. Học sinh cũng sẽ học về các phương pháp đo lường và kiểm tra các hệ thống điện, và cách thiết kế và vận hành các hệ thống và thiết bị điện.
Các cử nhân theo học Kỹ thuật điện đảm bảo được đào tạo kiến thức lý thuyết bài bản, đồng thời được dạy các phương pháp học chuyện nghiệp, giúp nâng cao năng lực bản thân trong môi trường học tập.
Các chương trình đào tạo kỹ thuật điện thường bao gồm các môn học như:
- Các nguyên lý cơ bản của điện và điện tử
- Các thiết bị điện tử như đèn, điện trở, transistor, IC, vi mạch, máy tính và các thiết bị điện tử khác
- Các phương pháp đo lường và kiểm tra hệ thống điện
- Các phương pháp thiết kế hệ thống điện và điện tử
- Các phương pháp bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện và điện tử
- Các quy định an toàn trong lĩnh vực điện và điện tử
Đặc biệt, với các ngành kỹ thuật hay đặc biệt là kỹ thuật điện, sinh viên sẽ được chú trọng được đào tạo các kỹ năng thực hành thực tế, được hiểu rõ các nguyên lý hoạt động đồng thời ứng dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
Vì sao nên học ngành kỹ thuật điện?
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, kỹ thuật điện đã trở thành lĩnh cốt lõi đại diện cho mức độ phát triển của một quốc gia. Nếu như theo học ngành kỹ thuật điện, ngành này có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích quan trọng như:
- Hiểu biết về các kiến thức chuyên môn và những nghiệp vụ nghề nghiệp liên quan đến điện từ mức độ cơ bản đến vĩ mô, giúp cho sinh viên có đủ năng lực hành nghề khi bước chân vào thị trường việc làm.
- Có khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với những yếu tố kỹ thuật xung quanh, giúp bạn bắt kịp những xu hướng phát triển hiện đại, thích nghi với môi trường biến đổi liên tục của khoa học công nghệ.
- Có được cơ hội việc làm rộng mở do trong tay bạn đang nắm được những kiến thức quan trọng nhất của cuộc sống con người.
Nhìn chung, trước ngành học được coi là quan trọng bậc nhất tại Việt Nam này, bạn sẽ luôn có thể vững vàng trên con đường sự nghiệp của bản thân sau này. Những cơ hội mà ngành mang lại sẽ giúp cho cuộc sống của bạn được mở mang hơn mỗi ngày.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật hạt nhân là gì?
Bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điện?
Giống như nhiều ngành nghề liên quan đến kỹ thuật khác, Kỹ thuật điện là ngành học đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng để bạn có thể học tập và làm việc hiệu quả, kể đến như:
Có nền tảng kiến thức các môn khoa học
Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện liên quan mật thiết đến các môn khoa học, đặc biệt là toán học và vật lý. Vì vậy nếu muốn theo học ngành này, sinh viên cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản về các môn khoa học ngay từ bậc trung học phổ thông.
Khả năng làm việc với vi mạch điện tử
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có đối với mọi sinh viên ngành kỹ thuật điện. Làm việc với vi mạch điện tử liên quan đến việc phân tích, xác định vị trí lỗi và sửa chữa thông qua việc sử dụng thiết bị đo lường và chẩn đoán. Biết cách phân tích, tiếp cận và sửa chữa các vi mạch điện tử chính là là yếu tố then chốt của ngành này.
Khả năng lập trình
Khả năng lập trình và mã hóa trong lĩnh vực kỹ thuật điện là thiết yếu, đặc biệt khi làm việc với các hệ thống nhúng cấp thấp hoặc khi phân tích dữ liệu. Java, C, C ++ và Basic là những ngôn ngữ lập trình phổ biến và hữu ích nhất trong lĩnh vực này.
>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm ngành điện/điện tử đang được tuyển dụng tại StudentJob.vn
Lời kết
Hy vọng với bài viết trên về ngành học Kỹ thuật Điện, bạn đọc sẽ có thêm cho mình những thông tin cần thiết và những lựa chọn phù hợp. Chúc bạn thành công!