Ngành đào tạo Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm hiện nay đang có được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh tại Việt Nam. Không thể phủ nhận đây là một ngành học rất hấp dẫn trước thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngành Kỹ thuật phần mềm qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm - tên tiếng Anh là Software Engineering - là ngành nghiên cứu về các quy trình, phương thức hoạt động, thử nghiệm các chương trình máy tính nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng các sản phẩm, ứng dụng phù hợp. 

Kỹ thuật phần mềm là một nhánh của ngành khoa học máy tính thiên về việc thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, phát triển và bảo trì các công cụ, phần mềm, ứng dụng. Người làm những công việc này được gọi là các kỹ sư phần mềm. Tại đây, họ áp dụng các nguyên tắc về kỹ thuật, kiến thức về ngôn ngữ lập trình để xây dựng các giải pháp cho người sử dụng cuối cùng. 

Kỹ sư phần mềm là gì

Các kỹ sư phần mềm là người nghiên cứu, tạo ra ra các chương trình, phần mềm hoặc các ứng dụng qua việc sử dụng những ngôn ngữ lập trình. Họ dùng chúng để chuyển tiếp thông tin đến các máy móc như máy tính, các thiết bị ngoại vi có liên quan.

Từ đây, máy móc sẽ phân tích và diễn giải thông tin hay các ngôn ngữ lập trình dưới dạng tập hợp các hướng dẫn để làm theo, từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị khác, giải phóng con người khỏi những công việc thủ công nhàm chán.

Ngành kỹ thuật phần mềm đào tạo như thế nào?

Tại các trường đại học hiện nay, cử nhân theo học Ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị những kiến thức liên quan đến quy trình xây dựng phát triển phần mềm một cách bài bản và chuyên nghiệp, cho ra mắt những sản phẩm phần mềm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu hay yêu cầu cụ thể của xã hội. 

Ngành kỹ thuật phần mềm bao gồm 2 bộ môn chính: 

Bộ môn Phát triển phần mềm

Chuyên cung cấp cho sinh viên những hiểu biết như các khái niệm, quy trình, các hoạt động kỹ thuật của phần mềm, cung cấp những kiến thức thực nghiệm về, các cách thức để chọn lựa kỹ thuật, công cụ, phương pháp xây dựng mô hình chu trình dự án, các kiến thức có mức độ quan trọng cao như việc đảm bảo chất lượng, quản lý dự án trong việc phát triển phần mềm. 

Hướng dẫn các phương thức xây dựng và phát triển các ứng dụng được sử dụng trong các lĩnh vực trong thực tiễn như kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,... Đặc biệt, ứng dụng vào việc quản lý doanh nghiệp với việc sử dụng các hệ thống các phần mềm tích hợp tin học hóa trong tổ chức doanh nghiệp nhỏ và lớn như ERP hay B2B, xây dựng các phần mềm phục vụ sản xuất quản lý theo dõi quy trình quản lý công việc, quản lý dự án tại các tổ chức phát triển phần mềm,…

Ngoài ra, bộ môn phát triển phần mềm cũng cung cấp những kiến thức liên quan đến việc xây dựng, phát triển ứng dụng hỗ trợ môi trường phát triển cộng tác, hướng đến xu hướng xây dựng, phát triển việc điện tử hóa mọi công việc như định hướng phát triển với 3 mô hình bao gồm: Chính Phủ điện tử; Thương mại điện tử và Giáo dục điện tử

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo 2 bộ môn

Hướng dẫn các mô hình, quy trình, nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới để xây dựng phần mềm và các công cụ hỗ trợ (CASE tools) cho môi trường phát triển, đồng thời triển khai các ứng dụng cụ thể trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm, gia công phần mềm ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật máy tính là gì?

Bộ môn Môi trường ảo và Phát triển game

Bộ môn đào tạo những kiến thức bao gồm như:

  • Công nghệ phần mềm nhúng: cung cấp các mô hình, quy trình và giải pháp để phát triển phần mềm nhúng.
  • Hệ điều hành nhúng, hệ điều hành thời gian thực: hướng dẫn sinh viên cách sử dụng và hướng đến xây dựng các hệ điều hành sử dụng cho các thiết bị nhúng chuyên dụng.
  • U-computing: Đây là mô hình tính toán phổ biến trong tương lai tới, việc xử lý thông tin có thể thực hiện ở khắp mọi nơi thông qua các thiết bị thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
  • U-commerce: Hướng dẫn triển khai các ứng dụng u-commerce.
  • Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu, chuyển giao công nghệ xây dựng ngôi nhà thông minh.
  • Engine development: đào tạo, tổ chức việc nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ đồ họa 3 chiều, vật lý, âm thanh tiên tiến nhất nhằm xây dựng hoặc cải tiến các kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển game. Cách thức xây dựng game online, xây dựng giao diện, thế giới trong game,...

Ngoài những kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm cũng sẽ được đào tạo thêm một số kỹ năng mềm, các kỹ năng phục vụ cho tương lai nghề nghiệp sau này như kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng tự học hỏi; kỹ năng làm việc phối hợp trong đội/nhóm;...

Sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? 

Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm ra làm gì

Ở thời đại mà mọi công việc của con người dần chuyển sang hướng công nghệ hóa, luôn luôn có cơ hội làm việc cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm.

Dễ thấy nhất, bạn có thể ứng dụng kiến thức đã học, theo đuổi đúng ngành đúng nghề, trở thành kỹ sư phần mềm với các cấp độ: 

  • Kỹ sư phần mềm cơ sở: Ở giai đoạn này, bạn có cơ hội được học hỏi các kỹ năng mới và bắt đầu quá trình tích lũy kinh nghiệm khi được làm việc với các dự án phần mềm thực tế.
  • Kỹ sư phần mềm cao cấp: Tại một cấp độ cao hơn, bạn sẽ có cơ hội được đào tạo những kỹ sư cấp dưới, trở thành người dẫn dắt, quản lý đội nhóm kỹ sư của riêng bạn. Bạn được giới thiệu với các yếu tố kinh doanh khác như ngân sách dự án hay các mục tiêu cao cấp của công ty.
  • Trưởng nhóm kỹ thuật: Như tên gọi trưởng nhóm, bạn sẽ quản lý một nhóm lớn bao gồm các chuyên gia để tham gia vào việc thiết kế và phát triển phần mềm. Bạn sẽ được yêu cầu báo cáo tiến độ công việc cho các bên liên quan của doanh nghiệp, luôn đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra hiệu quả. 
  • Kiến trúc sư kỹ thuật: Công việc của bạn là thiết kế, phác thảo, xây dựng các quy trình cho nhóm hoạt động và lãnh đạo nhóm thực hiện các kỹ thuật.
  • Giám đốc công nghệ: Chức vụ cao nhất về công nghệ trong một tổ chức doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ giám sát R&D và sử dụng công nghệ để cải tiến, phát triển những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đây là được coi là một thành tựu cao nhất trong sự nghiệp của một kỹ sư phần mềm. 

>>>Tìm hiểu thêm: Chức năng của R&D và tầm quan trọng của phòng R&D trong doanh nghiệp

Lời kết

StudentJob vừa cung cấp cho bạn những kiến thức về ngành Kỹ thuật phần mềm. Mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin về ngành Kỹ thuật phần mềm là gì, học những gì và công việc khi ra trường. Chúc bạn có những lựa chọn phù hợp với bản thân và luôn thành công. 

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.