Ngành đào tạo Kỹ thuật Tàu thủy là gì? Ra trường làm gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Kỹ thuật tàu thủy là như thế nào?
Ngành Kỹ thuật Tàu thủy kết hợp giữa kỹ thuật và khoa học nghiên cứu, thiết kế, phân tích, xây dựng tàu thủy và các công trình nổi trên mặt nước. Ngành này là một nhánh nhỏ của ngành khoa học hàng hải, tập trung vào phát triển kinh tế trên biển.
Hiện nay, Kỹ thuật tàu thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Tuy nhiên, phạm vi của ngành này không chỉ tập trung ở mặt kỹ thuật mà còn rất nhiều khía cạnh khác như cơ khí, điện tử, bộ phận điều khiển, an toàn thông tin, bảo vệ môi trường tự nhiên, v.v.
Nhìn chung, Kỹ thuật tàu thủy tập trung vào nhiều mặt khác nhau, nhưng đều có mục đích phát triển kinh tế, giao thương, duy trì vào củng cố nền quốc phòng, anh ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật hạt nhân là gì?
Sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật tàu thủy ra trường làm gì?
Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật tàu thủy trang bị cho sinh viên những kiến thức đảm bảo có thể đáp ứng tối đa những yêu cầu của thị trường việc làm. Hiện tại, có rất nhiều đơn vị làm việc cũng như những vị trí phù hợp với những sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật tàu thủy bạn có thể tìm hiểu qua như:
-
Giáo sư hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu chuyên về cơ khí công trình nổi để tham gia nghiên cứu và giảng dạy.
-
Cán bộ vận hành tại các trung tâm, công ty đóng mới và sửa chữa tàu biển và công trình nổi tại các tỉnh thành trong cả nước.
-
Cán bộ thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế, xây lắp, đóng mới, sửa chữa, các nhà máy, các doanh nghiệp, tư nhân và nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải.
-
Cán bộ nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn trong và ngoài nước trong lĩnh vực kỹ thuật công trình ngoài khơi.
-
Làm việc tại các công ty thiết kế tư nhân, công ty liên doanh nước ngoài, hoặc các công ty nước ngoài trong lĩnh vực công trình nổi và quản lý công nghiệp.
Ngoài ra, còn có các vị trí kỹ sư mà bạn có thể đảm nhiệm như:
-
Kỹ sư cấu trúc tàu thủy: Thiết kế và tính toán các cấu trúc tàu thủy, đảm bảo chúng đủ mạnh để chịu được tải trọng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Kỹ sư điện tử tàu thủy: Thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện tử trên tàu thủy, bao gồm hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin.
-
Kỹ sư vật liệu tàu thủy: Nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới để sử dụng trong sản xuất tàu thủy, đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu về độ bền, độ cứng và độ bền mỏi.
-
Kỹ sư an ninh tàu thủy: Thiết kế và triển khai các hệ thống an ninh trên tàu thủy để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa.
-
Kỹ sư định tuyến tàu thủy: Quản lý và lập kế hoạch cho việc điều hành tàu thủy, đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu về thời gian và tải trọng.
-
Kỹ sư môi trường tàu thủy: Nghiên cứu và đánh giá tác động của hoạt động hàng hải đến môi trường, đồng thời phát triển các giải pháp để giảm thiểu tác động này.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Công nghệ Thực phẩm là gì?
Lời kết
Hy vọng với những thông tin cơ bản trên về ngành Kỹ thuật Tàu thủy, bạn đọc đã có thể phần nào hiểu được ngành này là gì và cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ra sao. Chúc bạn đọc lựa chọn được ngành học phù hợp và thành công!