Ngành đào tạo Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Marketing hiện tại là một trong những ngành có số lượng tuyển sinh cao nhất tại các trường kinh tế tại Việt Nam. Ngoài ra, người làm việc trong lĩnh vực Marketing cũng đang giữ mức lương khởi điểm khá cao so với các ngành nghề khác. Vậy "Ngành Marketing là gì?", bạn đọc hãy cùng StudentJob đi tìm hiểu nhé

Mục lục

Marketing là gì? 

Marketing là một hình thức được doanh nghiệp sử dụng để có thể kết nối với khách hàng và công chúng. Với mục đích là tạo ra hoặc làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng về 1 loại sản phẩm hay dịch vụ.

Marketing là tổ hợp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm truyền tải thông điệp, thu hút sự chú ý của công chúng đến với doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp và cũng như để duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Hoạt động marketing sẽ bao phủ trong đó các hoạt động PR và quảng cáo. Nếu như PR là hoạt động để xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp tới khách hàng và công chúng, hoạt động quảng cáo là để tăng sự nhận diện của công chúng đối với sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. 

Marketing là gì? Marketing là một hình thức được doanh nghiệp sử dụng để có thể kết nối với khách hàng và công chúng

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản trị kinh doanh là gì? 

Học ngành Marketing sẽ được đào tạo những kiến thức gì?

Tại các trường đại học có đào tạo ngành Marketing hiện nay, chương trình học tập của sinh viên được xây dựng phù hợp để cung cấp đầy đủ từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng thực tế. 

Những sinh viên theo học ngành Marketing sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về các hoạt động trong marketing như nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng và lên chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, v.v.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được tạo cơ hội đi thực tập, làm việc trải nghiệm từ sớm bởi đây là ngành học cần sự ứng dụng thực tế cao. Từ đây, định hướng, nâng cao khả sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng ngành, đúng nghề trong tương lai. 

Một số các trường đại học đào tạo học Marketing tốt nhất có thể kể đến như: Đại học Kinh Tế Quốc Dân; đại học RMIT Việt Nam; đại học Kinh Tế - Tài Chính TP Hồ Chí Minh; đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh; Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền; Học viện Bưu Chính Viễn Thông; Đại học Thương Mại; v.v.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing ra trường làm gì? 

Như đã nói, ngành truyền thông quảng cáo hiện tại là một trong những ngành cực hot và có sự thu hút cực lớn đối với người lao động hiện nay. Ngoài ra, với số lượng công ty, agency mọc lên ngày càng nhiều tạo ra một nhu cầu tuyển dụng việc làm rất lớn đối với công việc marketing, truyền thông, cùng với đó là mức lương ngành marketing cho sinh viên mới ra trường cũng vô cùng hấp dẫn. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing ra trường làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing có nhiều cơ hội việc làm 

Những ngành nghề phổ biến hiện nay của ngành Marketing bao gồm như: 

  • SEO (Search Engine Opyimization): Là một hình thức marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Công việc của nhân viên SEO là tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm để tăng lượt tiếp cận tự nhiên và bền vững đối với bài viết và website của doanh nghiệp.
  • Website/Blog marketing: Đây là loại hình không thể thiếu trong việc marketing của doanh nghiệp. Website hay blog của doanh nghiệp hiển thị những thông tin về doanh nghiệp hoặc mô tả về những sản phẩm, dịch vụ hiện có tại doanh nghiệp. Việc thiết kế website hài hòa, đẹp mắt, đủ thông tin sẽ dễ dàng tạo thiện cảm đối với khách hàng và công chúng khi tiếp cận với doanh nghiệp
  • Social media marketing: Sự bùng nổ của mạng xã hội trong những năm gần đây đã tạo ra cơ hội không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp. Tính riêng tại Việt Nam hiện tại với khoảng 69 triệu người dùng Facebook và 13 triệu người dùng tiktok đa phần là các bạn trẻ. Điều này giúp cho doanh nghiệp trẻ dễ dàng tiếp cận với thế hệ mới và tạo chỗ đứng cho bản thân. 
  • Print marketing: Là hình thức quảng cáo trên giấy báo và đã ra đời từ rất lâu trước đó. Hiện tại, hình thức print marketing không đơn thuần là ở những tờ báo hay tạp chí giấy, mà đã phát triển để theo kịp thời đại. Người dùng với một chiếc điện thoại, Ipad hay laptop là đã có thể đọc được bất kỳ bài báo nào mình muốn và được cung cấp 1 lượng thông tin khổng lồ. Cũng như Website/ Blog marketing, Print marketing cũng cần có sự trình bày hài hòa giữa màu sắc và thông tin để có thể thu hút được khách hàng tốt nhất
  • SEM (Search Engine Marketing): Là hoạt động tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và tăng thứ hạng của bài viết cho doanh nghiệp. SEM bao gồm SEO và PPC. Do thói quen sử dụng những bài viết hiển thị đầu tiên khi tìm kiếm trên Google, thứ hạng của doanh nghiệp trên trang tìm kiếm càng cao thì cơ hội tiếp cận với khách hàng càng nhiều. 
  • Video Ads: Video ad đang ngày càng chiếm lợi thế trong công cuộc marketing của doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của Tiktok - nền tảng phát video với thời lượng ngắn và việc ăn theo của các mạng xã hội khác. Việc marketing bằng video càng trở nên quan trọng đối với tất cả các sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp.

Lời kết

Kết hợp với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp để có chỗ đứng cho mình, buộc các doanh nghiệp phải sử dụng đến truyền thông và Marketing để kết nối với khách hàng. Chính vì vậy, cơ hội việc làm trong ngành này luôn vô cùng rộng mở.

Với những thông tin StudentJob vừa cung cấp, hy vọng bạn đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân. 

Bài viết liên quan

Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.
Làm Quản lý Fanpage là gì? Mô tả công việc Quản lý Fanpage
Có phải bạn đã nghe nhiều người nói về công việc quản lý fanpage hay thấy đâu đó trên những hội nhóm tuyển dụng nhưng lại chưa thực sự hiểu công việc quản lý fanpage là gì, phải làm những gì và làm sao để tìm được công việc quản lý fanpage. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình.