Ngành đào tạo Nhân học là gì? Tốt nghiệp ra trường làm gì?

Đứng trước ngưỡng cửa đại học, các bạn học sinh thường phân vân và bị hoang mang trước hàng trăm ngành học khác nhau. Vậy bạn đọc đã từng nghe tới ngành Nhân học là như thế nào, học những gì, ở đâu và cơ hội việc làm ra sao? Cùng StudentJob tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về ngành Nhân học.

Mục lục

Ngành Nhân học là như thế nào?

Ngành đào tạo Nhân học hay tên gọi khác là Nhân chủng học - tên tiếng anh là Anthropology - là một lĩnh vực nghiên cứu về con người, bao gồm cả khía cạnh văn hóa, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ, và vật lý học.

Nhân học được chia thành các chuyên ngành khác nhau như Nhân chủng học vật lý (Physical Anthropology), Nhân chủng học văn hóa (Cultural Anthropology), Nhân chủng học lịch sử (Historical Anthropology), và Nhân chủng học ngôn ngữ (Linguistic Anthropology).

ngành nhân học là gì

Ngành nhân học nghiên cứu về con người, bao gồm cả khía cạnh văn hóa, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ, và vật lý học.

Nhân học có sự pha trộn giữa nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn. Ngành này tập trung nghiên cứu về con người và các bộ lạc khác nhau trên thế giới, bao gồm cả các khía cạnh về di truyền, văn hóa, tôn giáo, sự phát triển, sự phân bố địa lý, và các vấn đề xã hội.

Nhân học cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng như phỏng vấn, quan sát, phân tích văn hóa, phân tích địa lý, và phân tích di truyền để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về con người và các nền văn hóa khác nhau.

>>> Đọc thêm: Ngành đào tạo Quản lý nhà nước là gì?

Ngành Nhân học đào tạo những gì 

Nhân học tập trung nghiên cứu về nền văn hóa các nước khác nhau trên thế giới, bao gồm những yếu tố liên quan đến đời sống con người như các tập tục, tôn giáo, ngôn ngữ, quan niệm sống hay các thực hành văn hóa khác, nghiên cứu về mối liên hệ giữa con người và xã hội, cách thức con người tương tác lẫn nhau.

Ngoài ra, ngành học cũng đào tạo cho sinh viên nắm được quá trình phát triển của con người tại các nền văn hóa khác nhau, bao gồm các sự kiện lịch sử, các ảnh hưởng của các sự kiện đến văn hóa, xã hội, về sự thay đổi theo thời gian của các yếu tố trên. Các kiến thức khảo cổ được giảng dạy kỹ lưỡng, đảm bảo cho sinh viên hiểu được những tác động của lịch sử lên sự phát triển của nhân loại.

ngành nhân học học những gì

Đặc biệt, ngành học cũng tập trung nghiên cứu về các khía cạnh vật lý của con người và các động vật có vú khác đang sinh sống, bao gồm các yếu tố về di truyền, chủng tộc, sự phát triển và sức khỏe của con người.

>>> Đọc thêm: Ngành đào tạo Xã hội học là gì?

Học ngành Nhân học ở đâu?

Hiện nay, ngành Nhân học được giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà nội và Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ngành Nhân học được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên chất lượng đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng. 

Thi ngành Nhân học khối nào

Các bạn có thể đăng ký xét tuyển ngành Nhân học theo các tổ hợp xét tuyển sau:

  • Khối A01 bao gồm Toán, Lí, Anh
  • Khối C00 bao gồm Văn, Sử, Địa
  • Khối D01 bao gồm Văn, Toán, tiếng Anh
  • Khối D04 bao gồm Văn, Toán, tiếng Trung 
  • Khối D05 bao gồm Toán, Văn, tiếng Đức
  • Khối D06 bao gồm Toán, Văn, tiếng Nhật
  • Khối D78 bao gồm Văn, KHXH, tiếng Anh
  • Khối D79 bao gồm Văn, KHXH, tiếng Nga
  • Khối D80 bao gồm: Văn, KHXH, tiếng Pháp
  • Khối D82 bao gồm  Văn, KHXH, tiếng Đức
  • Khối D83 bao gồm Văn, KHXH, tiếng Trung

Với những khối tuyển đầu vào đa dạng, các thí sinh có thể đưa ra quyết định nên xét tuyển tổ hợp nào có lợi nhất cho bản thân và có cơ hội trở thành sinh viên ngành Nhân học sớm nhất.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân học ra làm gì?

Ngành Nhân học hiện nay chưa được nhiều trường đại học giảng dạy, chính vì thế, còn nhiều bạn thắc mắc rằng với tấm bằng Nhân học thì ra trường có thể làm gì? Liệu xin việc về ngành này có khó không?

Trên thực tế, không có bất cứ ngành học nào được cho là dễ hay khó xin việc. Liệu bạn có xin được việc hay không phụ thuộc vào lượng kiến thức, kỹ năng mà bạn có và sự linh động của bạn trên thị trường lao động.

ngành nhân học ra làm gì

Nhìn chung khi ra trường, các bạn có thể làm công việc như: 

  • Làm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo để phân tích văn hóa và xã hội của các nhóm đối tượng khác nhau và phát triển các chiến lược truyền thông và quảng cáo phù hợp.
  • Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận hoặc các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phát triển cộng đồng với các vấn đề như giáo dục, suwvs khỏe và phát triển kinh tế xã hội khác.
  • Làm việc trong các tổ chức chính phủ, hỗ trợ chính sách, quản lý dân số và xã hội.
  • Làm việc trong ngành công nghiệp du lịch để phân tích văn hóa và xã hội của các điểm du lịch và phát triển các chương trình du lịch phù hợp. 
  • Làm giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực nhân chủng học, các môn nghiên cứu có thể bao gồm văn hóa, lịch sử, địa lý, xã hội học, ngôn ngữ của các nhóm dân tộc và cộng đồng.

Còn rất nhiều công việc nữa mà cử nhân ngành Nhân học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp. Tham khảo những công việc tốt nhất tại StudentJob để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào.

>>> Đọc thêm: Việc làm tại Hà Nội đang tuyển dụng tại StudentJob.vn

Các phẩm chất cần có để theo đuổi ngành Nhân học

Như bất cứ ngành nghề nào, việc theo đuổi ngành Nhân học đòi hỏi chúng ta cần có nhiều phẩm chất cần thiết để có thể học tập và làm việc hiệu quả. Việc sở hữu chúng sẽ không giúp bạn giỏi ngay trong ngày 1 ngày 2, nhưng chắc chắn chúng giúp cho bạn có cơ hội tiến xa trong ngành.

nhân học cần phẩm chất gì

Các tố chất có thể kể đến như:

  • Tính kiên nhẫn: Nghiên cứu nhân chủng học đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn để thu thập và phân tích dữ liệu.
  • Tính cởi mở: Sinh viên cần có tinh thần cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận những quan điểm và giá trị văn hóa khác nhau.
  • Tư duy phản biện: Nhân chủng học cần đòi hỏi tư duy phản biện và khả năng đánh giá đối tượng nghiên cứu một cách khách quan.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Kỹ năng nghiên cứu là rất quan trọng trong ngành nhân chủng học để thu thập dữ liệu và phân tích thông tin.
  • Tinh thần sáng tạo: Tinh thần sáng tạo là cần thiết để đưa ra các phương pháp nghiên cứu mới và giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực này.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng trong việc phân tích và truyền đạt thông tin nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau.
  • Tính cẩn trọng: Tính cẩn trọng là quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu để đảm bảo sự chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu.
  • Sự đam mê: Sự đam mê với lĩnh vực này giúp sinh viên có động lực và năng lượng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong ngành.

Với những tố chất trên, bạn không bắt buộc phải sở hữu toàn bộ thì mới có thể đảm nhiệm được công việc hiệu quả nhất. Thế nhưng, những tố chất này sẽ là nền móng giúp bạn phát triển vượt trội trong tương lai. Đừng chần chừ mà hãy bổ sung ngay cho mình những gì còn thiếu để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào bạn nhé!

>>> Đọc thêm: Kỹ năng mềm là gì? TOP 5 kỹ năng mềm quan trọng nhất

Lời kết

Hy vọng với bài viết trên, StudentJob đã giúp cho bạn có những hiểu biết nhất định về ngành đào tạo Nhân học. Đặc biệt, nếu như bạn đang cảm thấy hứng thú với ngành học, đừng ngần ngại đăng ký ngay bây giờ. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.