Ngành đào tạo Quản trị kinh doanh là gì? Tốt nghiệp làm gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là khái niệm bao gồm toàn bộ hệ thống các hoạt động phối hợp với nhau, mục đích để duy trì và phát triển việc kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức.
Ngành Quản trị kinh doanh đào tạo tất cả những kỹ năng, kiến thức cần thiết mà bạn có thể sử dụng để làm việc, thành lập và vận hành một doanh nghiệp bất kể là dạng doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn sẽ được học về cách thức vận hành và hoạt động của các bộ phận, phòng ban khác nhau trong một công ty như tài chính, hành chính nhân sự, marketing, kế toán, sản xuất, hậu cần…
Học quản trị kinh doanh mục đích để duy trì và phát triển việc kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức
Bên cạnh việc được học các kiến thức chuyên môn bao phủ toàn bộ các phòng ban, thì bạn cũng được học thêm các kỹ năng mềm khác có lợi cho công việc như kỹ năng giao tiêp, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, làm việc với đội nhóm, xây dựng, triển khai kế hoạch,... và rất nhiều các công việc khác nhau khác
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo bất động sản là gì?
Học Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?
Tại các trường đào tạo ngành Quản trị Kinh Doanh, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, được học về những chức năng, phương pháp sử dụng các công cụ trong quản lý vận hành, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp, tổ chức.
Sinh viên học quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo bao quát các kiến thức của nhiều ngành khác như: Ngành Marketing; Ngành Tài chính - Ngân hàng; Ngành kinh doanh quốc tế; Ngành Thương mại điện tử; v.v.
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh còn được xây dựng chú trọng vào việc bổ sung các kỹ năng mềm cho sinh viên như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông; kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phát triển các ý tưởng, kỹ năng nghiên cứu thị trường.v.v.
Đặc biệt, ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm nhiều các chuyên ngành khác nhau. Tùy vào các trường đại học và khả năng, năng lực và định hướng thì sinh viên quản trị kinh doanh sẽ đi chuyên sâu vào một nhánh nhỏ của quản trị kinh doanh thay vì mỗi thứ học một ít và không giỏi hẳn về lĩnh vực nào.
Một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như:
- Quản trị nhân sự.
- Quản trị tài chính.
- Quản trị doanh nghiệp.
- Quản trị marketing.
- Quản trị Logistics.
- Quản trị kinh doanh quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Với tốc độ tăng trưởng nhanh cùng sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế, chính tính chất bao quát của ngành học mang đến cho sinh viên Quản trị kinh doanh tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm những việc làm khá đa dạng.
Nhìn chung, cơ hội việc làm của cử nhân Quản trị kinh doanh rất rộng mở, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty sản xuất, kinh doanh thương mại, có thể kể đến như bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận quản lý nhân sự… với vị trí công việc đa dạng như trưởng phòng, chuyên viên hay rất nhiều vị trí công việc quản lý khác.
Sinh viên tốt nghiệp QTKD có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty sản xuất
Với lượng kiến thức được cung cấp từ đại học, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các phòng kinh doanh như nhân viên kinh doanh, trợ lý kinh doanh (sale admin), nhân viên phát triển thị trường.
Hoặc làm việc tại phòng Marketing hay phòng quản lý nhân sự, sau một thời gian làm việc cố gắng có thể đảm nhiệm những vị trí như CEO, giám đốc điều hành doanh nghiệp.
Hoặc tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh; tự thành lập và điều hành công ty riêng, trở thành doanh nhân.
Hay có thể làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học kinh tế, cao đẳng hay trung cấp.
Tuỳ thuộc vào sở thích và thế mạnh và mong muốn của cá nhân, sinh viên tốt nghiệp sẽ chọn lựa làm việc ở 1 công việc phù hợp trong những công việc kể trên. Những công việc tại phòng ban trong công ty mặc dù tên gọi khác nhau nhưng đều có sự liên quan nhất định, vì vậy nếu có khả năng am hiểu công việc của nhiều phòng ban sẽ là lợi thế lớn cho bạn.
Với những thông tin StudentJob vừa cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu thêm về ngành học Quản trị kinh doanh và đưa ra được lựa chọn phù hợp với mình.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo kinh doanh thương mại là gì?