Ngành đào tạo Tâm lý học là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Tâm lý học trong những năm gần đây có sức hút rất lớn do cuộc sống hiện đại khiến con người ta phải chịu áp lực liên tục và cần được giải quyết những nhu cầu về tâm lý. Vậy bạn đọc có biết ngành tâm lý học là gì, ra trường làm gì và học tâm lý học cần những tính cách nào? StudentJob sẽ trả lời giúp bạn với bài viết dưới đây.

Mục lục

Khái niệm Ngành Tâm lý học

Trước khi nói về ngành Tâm lý học, chúng ta hãy nói qua về tâm lý là như thế nào. Trước hết, tâm lý là tất cả các hiện tượng có trong đời sống tinh thần của mỗi người.

Tâm lý gắn liền với mọi hành vi, cảm xúc, hoạt động của con người. Vì vậy, ngành Tâm lý học là ngành nghiên cứu khoa học nghiên cứu về thế giới bên trong của mỗi con người bao gồm sự xuất phát của từng hành vi, suy nghĩ, tư tưởng của con người.

Cụ thể hơn, tâm lý học nghiên cứu về mặt cảm xúc, ý chí, các hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng quan tâm đến sự tác động của các hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, các yếu tố bên ngoài đến hành vi, trạng thái cảm xúc của con người. 

tâm lý học là gì

Những người ứng dụng kiến thức chuyên môn, nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực này được gọi là "nhà tâm lý học". Nhiệm vụ của những nhà tâm lý học đó là nghiên cứu nguyên nhân sâu xa, bản chất của những hiện tượng tâm lý của con người, mối liên hệ của những hiện tượng tâm lý đó và những ảnh hưởng cả về tốt, xấu lên hoạt động của con người.

Những sinh viên theo học ngành Tâm lý học sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực tâm lý như: Tâm lý học giao tiếp, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, chủ đề tệ nạn xã hội, cử lý các tình huống trong đời sống hàng ngày,....

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản lý nhà nước là gì?

Sinh viên ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Con người sống trong xã hội hiện đại ngày nay phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề dẫn đến việc thường xuyên chịu áp lực và tâm lý thường rơi vào tình trạng không ổn định.

Các vấn đề chúng ta gặp phải có trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như hôn nhân gia đình, công việc, học tập, giao tiếp với xã hội,.... Từ đây, khi những người thân xung quanh không còn là nơi chúng ta có thể dựa vào, chúng ta sẽ tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bất cứ ai có sự hiểu biết trong ngành này. 

Với những điều đã nhắc đến như trên, sinh viên ngành Tâm lý học sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Ngay tại các trường học hiện nay đã xuất hiện những phòng ban phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ học sinh, sinh viên có đời sống tinh thần tốt hơn.

Cụ thể, công việc tại các phòng ban này sẽ vận dụng các kiến thức có trong tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, ngăn chặn những phát triển sai lệch, không lành mạnh về sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên.

Tại đây, các thầy/cô sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu, lắng nghe và can thiệp kịp thời để chấm dứt những dấu hiệu rối nhiễu; trở thành cầu nối hỗ trợ phụ huynh học sinh có thể kết nối với con em mình một cách tốt hơn. Trước thực trạng chương trình học tập ngày càng vất vả, học sinh/ sinh viên phải chịu những áp lực không hề nhỏ.

Chính vì thế, tầm quan trọng của một chuyên gia tâm lý sẽ càng được chú trọng và bất cứ trường nào trong tương lai cũng sẽ cần có ít nhất 1 vị trí. 

Sinh viên tốt nghiệp tâm lý học ra làm gì

Ngoài ra, cử nhân ngành tâm lý học có thể làm việc tại các trung tâm y tế, bệnh viện, đảm nhiệm vị trí trị liệu tâm lý. Lúc này, công việc của bạn là hỗ trợ các bác sĩ trong việc phân tích, giải quyết những vướng mắc về tâm lý con người. 

Một hướng đi mà nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp đại học có thể là mở phòng khám riêng, một văn phòng tư nhân chuyên phụ trách công việc tham vấn, tư vấn, chăm sóc, đưa ra lời khuyên cho mọi người những vấn đề có trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, đời sống gia đình, công việc, học tập, v.v.

Hoặc bạn cũng có thể đảm nhiệm một số vị trí tại phòng ban hành chính - nhân sự tại các công ty, doanh nghiệp. Công việc của bạn có tính chất làm việc trực tiếp với con người, với nhân sự, việc bạn có thể làm là biết cách sử dụng nhân sự hợp lý, nghiên cứu những cách thức tạo động lực làm việc, chăm sóc tâm lý, đời sống tinh thần của nhân viên trong công ty. 

Như vậy, khi sở hữu tấm bằng tâm lý học trong tay, bạn có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc đúng ngành, đúng nghề và có ý nghĩa to lớn cho cộng đồng, xã hội. 

>>>Tìm hiểu thêm: Các chỉ số IQ EQ AQ - Tìm hiểu "Big3" quyết định thành công của bạn

Tố chất nào cần cho Tâm lý học?

Không phải ai cũng có thể làm việc hay học tập trong ngành Tâm lý học. Ngành này đòi hỏi ở bạn rất nhiều tố chất cần thiết để có thể học tập cũng như làm việc hiệu quả, đặc biệt nếu như bạn là một người khô khan, tâm lý học có lẽ ko dành cho bạn. Những tố chất sau đây sẽ là tiền đề cho bạn hoạt động trong ngành này. Bao gồm: 

Có khả năng lắng nghe và thấu hiểu được người khác

Cho dù bạn là một nhà tâm lý học hay chỉ đơn giản là tính chất công việc của bạn đòi hỏi một số kiến thức Tâm lý, bạn cũng cần có thói quen biết lắng nghe người khác.

Khi bạn có thể lắng nghe, bạn có khả năng đặt mình vào vị trí của đối phương để có những góc nhìn phong phú và khách quan nhất về sự việc, hiện tượng.

Biết lắng nghe và cảm thông cho người khác sẽ luôn có lợi hơn so với việc bảo thủ và thiếu sự đồng cảm. Đây chính là những kỹ năng được các trường đại học đào tạo những ngành liên quan đến tâm lý luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt. 

Có khả năng giao, thuyết phục đối phương

Người học tâm lý học cần có khả năng giao tiếp tốt

Một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Tâm lý học là có thể kiểm soát, thay đổi hành vi của con người, giúp họ có một đời sống về mặt tinh thần ổn định hơn.

Lúc này, sự khéo léo trong giao tiếp được coi là yếu tố then chốt để một buổi tư vấn tâm lý được diễn ra hiệu quả, tuyền đạt được những giải pháp một cách tối ưu.

Tóm lại, một người làm trong ngành tâm lý luôn phải trau dồi cho mình vốn ngôn từ phong phú để có thể giao tiếp một cách khéo léo, biết sử dụng những lý lẽ hợp lý để thuyết phục người nghe, giải quyết những vướng mắc đang tồn tại. 

Tinh thần kiên nhẫn, ổn định, có thể chịu được những áp lực lớn

Một lưu ý quan trọng cho những bạn muốn theo đuổi ngành Tâm lý học đó là việc kiên nhẫn và luôn giữ tinh thần ổn định sẽ giúp bạn tiến xa và phát triển nhanh hơn trong ngành này.

Trọng trách của một nhà Tâm lý Học chính là lắng nghe những khó khăn trong cuộc sống, công việc mà đối phương đang phải đối diện và tìm ra cho họ những cách giải quyết hợp lý. Một công việc tưởng chừng như dễ dàng và ai cũng có thể làm được thực chất lại vô cùng khó và áp lực.

Bạn cần bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề và quyết định xem đâu sẽ là cách giải quyết hợp lý. Do đó, việc trang bị cho bản thân tố chất này có thể là bước đệm cần thiết giúp bạn có thể đi nhanh hơn trên con đường phát triển sự nghiệp ngành Tâm lý. 

>>>Tìm hiểu thêm: Ambivert là gì? Những đặc điểm nổi bật để nhận biết bạn là một Ambivert?

Lời kết

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc có cho mình cái nhìn tổng quan về ngành Tâm lý học cũng như được trả lời cho những thắc mắc về ngành này. Với những đặc thù riêng biệt, mong bạn có thể đưa ra cho mình những lựa chọn tốt nhất trên con đường đi tìm thành tựu ngành Tâm lý học. StudentJob chúc bạn thành công với những quyết định của bản thân. Đừng quên tham khảo những thông tin về tìm việc làm tai StudentJob. 

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.