Ngành đào tạo Thú y là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Thế nào là ngành Thú y?
Thú y là ngành học nghiên cứu, ứng dụng những nguyên tắc của y học trong việc khám chữa, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho các loại động vật bao gồm: thú cưng; gia súc; gia cầm; cá; tồm; các loại động vật hoang dã; v.v.
Tại các trường đại học hiện nay, sinh viên theo học ngành Thú y sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến những vấn đề, của vật nuôi bao gồm như: các biểu hiện lầm sàn; kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị các bệnh chuyên biệt; phương pháp phòng bệnh; phác đồ giải phẫu, các biện pháp giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, người học cũng được đào tạo thêm các kỹ năng tư vấn về kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong việc chăm nuôi các loại động vật một cách hiệu quả theo định hướng mang lại lợi ích kinh tế.
Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Thú y còn có thể vận dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực thú y để nghiên cứu, sản xuất những loại vaccin hay dược phẩm dùng trong thú y, học các phần mềm văn phòng, cách thức thống kê, kiểm kê cho việc lưu trữ dữ liệu, báo cáo, tổ chức, điều hành phòng khám thú y.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Y học cổ truyền là gì?
Những việc sinh viên ngành Thú y có thể làm
Thú y hiện nay đang có nhu cầu nhân lực rất dồi dào bởi xu hướng nuôi thú cưng của người dân Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y vì thế cũng sẽ có cơ hội làm việc đa dạng và phong phú có thể kể đến như:
- Làm cán bộ hoạt động tại cácbệnh viện; trạm thú y các cấp; trạm kiểm dịch động vật ở các cửa khẩu, biên giới; trung tâm nghiên cứu và bảo vệ động vật.
- Cán bộ đảm nhiệm vị trí quản lý, kỹ thuật tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y hay thủy hải sản trong/ngoài nước
- Nhân viên làm việc tại thảo cầm viên, khu bảo tồn động vật, các cơ quan nghiên cứu động vật, các cơ sở chăn nuôi, chế biến thực phẩm, cơ quan bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái
- Làm việc tại các phòng khám thú y, mở phòng khám tư, chuyên khám chữa, điều trị động vật
- Giảng viên/nhà nghiên cứu làm việc tại các trường đào tạo, các viện nghiên cứu về thú y trên cả nước
>>>Tìm hiểu thêm: Thế nào là công việc thời vụ? Những lợi ích khi làm công việc thời vụ
Trở thành Bác sĩ thú y cần tố chất nào?
Bên cạnh những chứng chỉ y học bắt buộc bạn phải có trong ngành thú y, bạn cũng cần có những tố chất sau để có thể làm việc lâu dài trong ngành này:
- Sự yêu thích và tâm huyết với nghề: đối với ngành y nói chung hay thú y nói riêng, bạn đều cần có sự tâm huyết, công tâm tuyệt đối và luôn đặt y đức lên hàng đầu. Bởi chỉ khi như vậy, bạn sẽ không ngần ngại trước những khó khăn, thử thách phải đối mặt trong nghề cũng có được sự tin tưởng của mọi người.
- Nhân ái, có lòng yêu thương động vật: đây là một điều quan trọng mà không ai có thể phủ nhận khi làm việc trong ngành này. Bởi lẽ, đối tượng phục vụ của bạn và đối tượng mà bạn làm việc cùng hàng ngày là động vật. Vậy nên, chỉ khi có lòng yêu thương chúng, bạn mới có thể vượt qua khó khăn và dành hết tâm huyết để chuẩn đoán, khám chữa đúng bệnh.
- Sự kiên trì và nhẫn lại: Ở ngành thú y, sự nhẫn lại được coi là đặc biệt cần thiết khi bệnh nhân/đối tượng chúng ta làm việc hàng ngày là động vật. Đôi lúc chúng có phần bướng bỉnh, khó hiểu và không phối hợp chữa trị. Điều này dẫn đến việc bạn phải biết rèn cho mình tính nhẫn lại để duy trì công việc ở trạng thái tốt nhất.
- Có quan sát tốt và khéo kéo: Đặc biệt nếu bạn làm bác sĩ thú y, thì việc quan sát lại càng quan trọng. Thú cưng hay các loại động vật khác thì đều không thể nói, vậy nên chúng ta chỉ có thể thấy được những dấu hiệu bệnh tật qua những biểu hiện nhỏ bất thường hay thói quen bản năng của chúng. Vì thế, hãy luôn trau dồi học hỏi thêm kiến thức để có thể phán đoán bằng những quan sát của mình và chữa trị kịp thời.
>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm ngành Y tế/dược đang được tuyển dụng trên StudentJob
Lời kết
Ngành Thú y hiện tại vẫn đang có nhu cầu nhân lực lớn và vẫn luôn cần sự đóng góp, nghiên cứu, học tập của các bạn trẻ trong tương lai. Nếu như bạn là một người yêu thương động vật, đừng ngần ngại thử sức với ngành học này và có được những niềm vui mỗi ngày trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!