Ngành đào tạo Việt Nam học là gì? Ra trường làm gì?

Ngày nay, khi mà cuộc sống và nhận thức con người đang ngày càng được nâng cao, các bạn trẻ Việt đang dần có xu hướng muốn tìm hiểu, học hỏi sâu về lịch sử, văn hóa nước nhà. Ngành Việt Nam sinh ra chính là để phục vụ nhu cầu nghiên cứu đó. Vậy nếu bạn là một người có đam mê về ngôn ngữ, lịch sử văn hóa xã hội Việt Nam, hoặc đơn giản là bạn đang muốn tìm hiểu về ngành, StudentJob sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Mục lục

Ngành Việt Nam học là như thế nào? 

Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu, với chủ thể nghiên cứu là đất nước và con người Việt Nam. Những yếu tố bao gồm trong đó như văn hóa, phong tục tập quán các vùng miền, lịch sử dân tộc, địa lý, tôn giáo, ngôn ngữ,... sẽ được nghiên cứu tìm hiểu một cách toàn diện dựa trên góc nhìn văn hóa. 

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, ngành Việt Nam học mang người Việt trở về với đất nước để thấu hiểu được chính nơi mà mình sinh ra, cũng như giúp những bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.

ngành Việt Nam học là gì?Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu, với chủ thể nghiên cứu là đất nước và con người Việt Nam

Học ngành Việt Nam học bao gồm những gì?

Việt Nam học với tính chất là một ngành đào tạo liên ngành, cung cấp cho người học đầy đủ hệ thống kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm cả tiếng Việt cho sinh viên quốc tế), giúp sinh viên có được kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế cũng như năng lực giao tiếp xã hội, khả năng sử dụng một ngoại ngữ.

Tại các trường đại học, Việt Nam học được chia thành 2 hướng chuyên ngành cụ thể:

Hướng chuyên ngành Việt Nam học cho sinh viên Việt Nam. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức đào sâu về khoa học, xã hội, nhân văn, các lĩnh vực như lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đồng thời, sinh viên Việt Nam cũng sẽ được trang bị kiến thức cho các nghiệp vụ cần thiết cho công việc nghiên cứu như: Nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ văn phòng, nghiệp vụ du lịch, dịch thuật, v.v.

Hướng chuyên ngành Việt Nam học cho sinh viên quốc tế. Sinh viên sẽ được trang bị về Việt Nam học, văn hóa, khoa học, xã hội Việt Nam, những kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Việt, một số môn học tiếng Việt phục vụ cho hoạt động nghiên cứu các công việc nghiệp vụ như văn phòng, du lịch, giảng dạy Tiếng Việt, biên soạn, dịch thuật, v.v.

Về cơ bản, cả 2 chuyên ngành đều sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức như: Phong tục tập quán của Việt Nam cơ bản về văn hóa, xã hội, con người Việt Nam cùng cac kỹ năng về ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng Tiếng Việt cùng những môn về Tiếng Việt chuyên nghành phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, việc thiết kế chương trình học sẽ được phù hợp nhất cho các sinh viên theo học. 

Thi vào Việt Nam học theo khối nào?

  • A00 (Toán - Lí -Hóa) 
  • A01 (Toán - Lí - Anh) 
  • C00 (Văn - Sử - Địa) 
  • C03 (Văn - Toán - Sử) 
  • C04 (Văn - Toán - Địa) 
  • C19 (Văn - Sử - Công dân) 
  • D01 (Văn - Toán - Anh)
  • D02 (Văn -Toán -Tiếng Nga)
  • D03 (Văn - Toán -Tiếng Pháp)
  • D04 (Văn - Toán - Trung)
  • D78 (Văn - KHXH - Anh)
  • D05 (Văn - Toán - Tiếng Đức)
  • D06 (Văn - Toán - Tiếng Nhật) 
  • D14 (Văn - Sử - Tiếng Anh)
  • D15 (Văn - Địa - Tiếng Anh) 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học ra trường làm gì?

Nhu cầu tìm kiếm nhân lực am hiểu văn hóa Việt Nam là rất lớn, mục đích để làm việc cho nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, chính trị, ngoại giao hay du lịch.

Tốt nghiệp ngành Việt Nam học ra trường làm gìNhu cầu tìm kiếm nhân lực am hiểu văn hóa Việt Nam là rất lớn

Với chương trình đào tạo tập trung vào các kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hôi, ngôn ngữ của Việt Nam, nhân lực tốt nghiệp ngành Việt Nam học có thể tìm việc làm như:

  • Làm việc cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý văn hóa, các tổ chức chính trị, giáo dục, khoa học.
  • Làm việc cho các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ, tại các văn phòng ngoại giao, thương mại, cơ quan đại diện.
  • Làm cho các công ty du lịch Việt Nam như hướng dẫn viên du lịch, quản trị lữ hành.
  • Làm việc cho các cơ quan báo chí, đài truyền hình Việt Nam, biên tập, soạn thảo nội dung, bản tin, tổ chức sự kiện.
  • Làm những công việc giáo dục. Trở thành giáo viên, giảng viên dạy các môn văn hóa, lịch sử, địa lý, ngữ văn, v.v. tại các trường trung học hay đại học trên cả nước. 

Mức lương của việc làm ngành Việt Nam học là bao nhiêu?

Với những công việc được nêu trên, sinh viên ra trường có thể có mức lương khởi điểm từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian trau dồi kinh nghiệm và kiến thức, mức lương sẽ được tăng lên nhiều hơn. Đặc biệt, đối với việc làm hướng dẫn viên du lịch, nếu bạn vừa nắm tốt kiến thức và lại có được kỹ năng giao tiếp tốt, bạn hoàn toàn có thể có nguồn thu nhập lên tới nhiều chục triệu.

Lời kết.

StudentJob vừa cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến ngành Việt Nam học đang rất được quan tâm. Mong rằng bạn đọc đã có thể đưa ra cho mình những quyết định về ngành học trong tương lai cũng như những định hướng cá nhân. Chúc bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan

Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.
Làm Quản lý Fanpage là gì? Mô tả công việc Quản lý Fanpage
Có phải bạn đã nghe nhiều người nói về công việc quản lý fanpage hay thấy đâu đó trên những hội nhóm tuyển dụng nhưng lại chưa thực sự hiểu công việc quản lý fanpage là gì, phải làm những gì và làm sao để tìm được công việc quản lý fanpage. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình.