Ngành đào tạo Y khoa là gì? Tốt nghiệp ra làm gì?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Ngành Y khoa là gì?
Ngành Y khoa hay Y đa khoa - tên tiếng Anh là General Medicine - là ngành học cung cấp toàn bộ những kỹ năng, kiến thức để đào tạo ra những bác sĩ đa khoa có đủ khả năng thăm khám, chuẩn đoán, điều trị và hướng dẫn phòng và chữa các bệnh lý phổ biến trong cộng đồng.
Ngoài ra, các bác sĩ đa khoa cũng được hướng đào tạo có năng lực kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, có đủ năng lực ngoại ngữ, nghiên cứu và ứng dụng các thành tự y học vào việc khám chữa cho bệnh nhân.
Ngành Y khoa xét tuyển khối nào?
Hầu hết các trường đào tạo có ngành Y khoa đều xét tuyển các thí sinh đầu vào theo các khối tự nhiên:
- Khối A00 bao gồm môn học Toán + Vật Lý + Hóa học
- Khối A01 bao gôm môn học Toán + Vật Lý + Tiếng Anh
- Khối B00 bao gồm môn học Toán + Hóa học + Sinh học
- Khối B08 bao gồm môn học Toán + Sinh học + Tiếng Anh
Học ngành Y khoa ở đâu?
Hiện tại, ngành Y khoa đã có rất nhiều trường trên cả nước đào tạo. Nổi tiếng và phổ biến nhất phải kể đến như:
- Đại học Y Hà Nội.
- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Y Dược Thái Bình.
- Đại học Y Dược Huế.
- Đại học Y Dược Hải Phòng.
- Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Đại học Y Dược Đà Nẵng.
- Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, cũng còn nhiều trường đại học khác đào tạo ngành Y khoa bạn có thể tham khảo như: Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội; Đại học Y khoa Vinh; Đại học Y khoa Quảng Nam Đẵng; Đại học Y khoa Phú Yên, v.v.
Sinh viên ngành Y khoa phải học gì?
Y khoa là một ngành cần rất đặc biệt bởi nó có thời gian đào tạo kéo dài đến 6 năm. Khối lượng kiến thức cũng như thời lượng học tập của ngành cũng rất lớn, được các sinh viên đánh giá là rất nặng và cần có sự quyết tâm rất cao để theo học.
Trong hai năm đầu tiên, sinh viên Y khoa sẽ được trang bị các kiến thức y học cơ bản làm nền tảng vứng chắc cho các năm tới. Sinh viên Y khoa trong 2 năm đầu cũng được học những kiến thức đại cương như tin học, tiếng Anh, Pháp luật đại cương, thể chất... để tự tin có được những chứng chỉ hành nghề sau này.
Càng học lên cao, lượng kiến thức cũng sẽ lớn hơn và chuyên sâu hơn. Tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu và cốt lõi của Y khoa như Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản khoa,...
Kết hợp với chương trình học lý thuyết nâng cao, nhân viên cũng được thực hành ứng dụng rất nhiều.
Những Tố chất phù hợp với ngành Y khoa
- Chăm chỉ, kiên trì, nhẫn lại
- Có lòng nhân ái, yêu nghề nghiệp
- Có trình độ ngoại ngữ
- Có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt
Nhìn chung, Y khoa là ngành học danh giá và là ước mơ của rất nhiều gia đình mong muốn con em theo học hiện nay.
Sinh viên ngành Y khoa ra trường làm gì?
Ngành y khoa cũng là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thế giới, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia y tế, các sinh viên y khoa cần phải có kiến thức, kỹ năng và sự đam mê để trở thành những bác sĩ tốt.
Những công việc sau khi tốt nghiệp của các cử nhân Y khoa như:
- Bác sĩ chuyên khoa: Các sinh viên y khoa có thể tiếp tục học tập để trở thành bác sĩ chuyên khoa trong các lĩnh vực như nội khoa, phẫu thuật, sản khoa, tim mạch, ung thư, và nhi khoa.
- Bác sĩ gia đình: Các sinh viên y khoa có thể làm việc với một nhóm bệnh nhân để cung cấp chăm sóc bác sĩ gia đình, bao gồm các dịch vụ tư vấn về sức khỏe và chỉ định điều trị.
- Chuyên gia tư vấn y tế: Các sinh viên y khoa có thể làm việc như một chuyên gia tư vấn y tế cho các công ty bảo hiểm, tổ chức y tế hoặc các tổ chức y tế khác.
- Giáo viên đại học: Các sinh viên y khoa có thể tiếp tục học tập để trở thành giáo viên đại học và giảng dạy trong các trường đại học y khoa.
- Nghiên cứu viên: Các sinh viên y khoa có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu y tế hoặc các công ty dược phẩm để phát triển các loại thuốc mới và các kỹ thuật điều trị mới.
- Quản lý y tế: Các sinh viên y khoa có thể làm việc trong các tổ chức y tế hoặc các bệnh viện để quản lý các dịch vụ y tế và các hoạt động quản lý khác.
Lời kết
Với nhiều cơ hội việc làm và sự phát triển không ngừng của ngành y khoa, các sinh viên y khoa có thể tìm thấy công việc phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Vì vậy, nếu bạn có đam mê với lĩnh vực này, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và sự đam mê để có thể trở thành một chuyên gia y tế và đóng góp vào sự phát triển của ngành y khoa.