Ngành Kiểm toán là gì? Có dễ xin việc không?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Kiểm toán là như thế nào?
Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực những con số ở trong báo cáo tài chính do bộ phận kế toán của doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, đội ngũ bộ phận kiểm toán có thể đưa ra nhận định về tình hình những hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay tổ chức.
Để làm được những việc trên, kiểm toán viên sẽ phải dùng các phương pháp đối chiếu, điều tra thông tin, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm thông tin để xác minh tính đúng đắn của tài liệu được cung cấp và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay tổ chức đó.
Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực những con số ở trong báo cáo tài chính
Kiểm toán gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc, kiểm toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng. Ta có thể phân loại kiểm toán như:
-
Kiểm toán Nhà nước: Hoạt động kiểm toán sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, với đối tượng là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.
-
Kiểm toán độc lập: Công việc được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty chuyên về dịch vụ kiểm toán hoạt động độc lập. Ngoài việc làm việc với những những báo cáo tài chính như thông thường, các công ty kiểm toán độc lập còn tổ chức các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.
-
Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên hoạt động trong nội bộ một doanh nghiệp hay tổ chức, thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Những báo cáo kiểm toán sẽ chỉ được sử dụng trong nội bộ của công ty.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành Bảo hiểm là gì? Sinh viên tốt nghiệp Bảo hiểm ra trường làm gì?
Ngành đào tạo Kiểm toán học bao gồm những gì?
Sinh viên theo học ngành kiểm toán sẽ được trang bị những khối kiến thức đại cương lẫn kiến thức chuyên ngành liên quan đến ngành nghề kiểm toán.
Những kiến thức sẽ bao gồm việc thu thập, kiểm tra và cung cấp thông tin về tài chính, hiệu quả của hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như:
- Tính toán chi phí;
- Quản lý doanh thu;
- Phân bổ ngân sách;
- Làm dự toán.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo thêm những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp như cách đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng đàm phán, thương lượng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được học thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng lập kế hoạch làm việc, xử lý những tình huống bất ngờ, v.v. Với những kỹ năng này, sinh viên được đảm bảo được trang bị một cách tốt nhất trước khi bước vào thị trường lao động.
Sinh viên tốt nghiệp kế toán học ra trường làm gì?
Ngành Kiểm toán hiện nay có cơ hội nghề nghiệp rất lớn cũng như có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Cũng như ngành kế toán, kiểm toán là một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế, sinh viên ngành kiểm toán có định hướng công việc tương lai khá rõ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sinh viên ngành kiểm toán có cơ hội việc làm lớn
Cử nhân tốt nghiệp ngành kiểm toán có cơ hội làm việc ở những vị trí như:
- Kiểm toán viên;
- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán;
- Chuyên viên giao dịch ngân hàng;
- Kiểm soát viên, thủ quỹ;
- Nghiên cứu viên và giảng dạy kiểm toán - kế toán;
- Tư vấn kế toán, thuế;
- Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp;
- Quản lý tài chính;
- Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Officer).
Đặc biệt, với những bạn quan tâm đến ngành kiểm toán có lẽ đã ít nhất một lầm nghe tới 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (hay thường gọi là Big4) là : Ernst & Young, KPMG, PwC và Deloitte. Đây là những công ty có sự đình đám cả về quy mô, doanh thu lẫn bề chiều dài lịch sử và là ước mơ của rất nhiề bạn học ngành kiểm toán.
>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm kiểm toán đang tuyển dụng tại StudentJob
Theo ngành kiểm toán cần chú ý điều gì?
Kiểm toán không phải ngành nghề tay ngang
Khác với những ngành nghề có sự linh động như ngành Marketing, ngành IT, v.v. kiểm toán là nghề khó có thể theo đuổi theo con đường tay ngang. Bắt buộc nếu theo ngành này, bạn phải được đào tạo bài bản qua trường lớp.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính. Chính vì vậy, để dấn thân vào ngành kiểm toán, bạn cần xác định và sẵn sàng dành thời gian và công sức cố gắng lâu dài.
Luôn thận trọng trung thực, có khả năng chịu áp lực lớn
Công việc chính của kiểm toán viên là thường xuyên phải kiểm tra và xác nhận độ chính xác của những số liệu được thống kê trước bởi kế toán. Vậy nên tính thận trọng là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, ngoài năng lực chuyên môn, bạn cũng cần tuân thủ theo những quy định về đạo đức nghề nghiệp, khách quan và thực tế, quan trọng nhất là tuân thủ pháp luật. Khả năng chịu áp lực của bạn cũng phải đủ lớn để có thể tiếp nhận công việc liên tục và hoàn thành công việc 1 cách tốt nhất.
Lời kết
Với bài viết trên về ngành Kiểm toán, StudentJob mong bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết. Đừng ngần ngại nếu thấy bản thân phù hợp với ngành này bởi cơ hội việc làm trong ngành là rất lớn. Chúc bạn luôn thành công.