Ngành Kinh tế đối ngoại là gì? Tốt nghiệp ra làm gì?

Trong thời đại phát triển toàn cầu như hiện nay, ngành Kinh tế đối ngoại trở thành một ngành có sức hút không tưởng với những bạn trẻ năng động. Vậy Kinh tế đối ngoại là gì, học những gì và cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? Hãy cũng tìm hiểu bài viết dưới đây của StudentJob để có cho mình câu trả lời.

Mục lục

Tổng quan về ngành Kinh tế đối ngoại.

Trước khi đi vào tìm hiểu những trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, hãy cùng StudentJob tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về ngành kinh tế đối ngoại.

1. Kinh tế đối ngoại là gì?

Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động về xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dịch vụ tài chính và du lịch hay các mối quan hệ hợp tác khác.

Kinh tế đối ngoại là một phần quan trọng của kinh tế toàn cầu và có tác động đáng kể đến tình hình kinh tế của các quốc gia. Các hoạt động kinh tế đối ngoại có thể tăng cường các cơ hội kinh doanh và tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, tuy nhiên cũng có thể đưa đến những rủi ro và thách thức đối với các nền kinh tế.

2. Ngành kinh tế đối ngoại là gì?

ngành kinh tế đối ngoại là gì

Ngành đào tạo kinh tế đối ngoại - tiếng Anh là International Economics - là một ngành học thuộc lĩnh vực Kinh tế, tập trung đào tạo cho sinh viên nắm được toàn bộ những khía cạnh kinh tế, các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau và giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngành này phù hợp với những bạn trẻ yêu thích học kinh tế, năng động, có khả năng ngoại ngữ tốt, đam mê nghiên cứu về kinh tế, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới.

3. Kinh tế đối ngoại học những gì?

Sinh viên theo học ngành Kinh tế đối ngoại sẽ được học những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Từ các hoạt động tài chính, đầu tư, các thỏa thuận thương mại, chính sách đầu tư đến các chính sách phát triển kinh tế liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu, điều tiết thị trường tài chính, học các phương pháp nghiên cứu, các chiến lược tiếp thị quốc tế.

Ngoài ra, sinh viên Kinh tế đối ngoại cũng sẽ được trang bị thêm rất nhiều các kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, khả năng ngoại ngữ từ các cuộc thi, làm việc nhóm, v.v.

Tóm lại, sinh viên Kinh tế đối ngoại luôn được đảm bảo có được hành trang kiến thức nền tảng vững chắc cùng những kỹ năng quan trọng cần thiết trước khi bước chân vào thị trường việc làm.

Kinh tế đối ngoại học trường nào?

kinh tế đối ngoại học trường nào

Hiện nay có rất nhiều trường có đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại cho bạn có thể lựa chọn. Bạn sẽ chọn ngành Kinh tế đối ngoại học tại trường mà bạn cảm thấy bản thân phù hợp nhất có thể. Tại Việt Nam một số trường đào tạo ngành Kinh tế đôi ngoại bạn có thể tham khảo bao gồm như.

  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại.

Tùy thuộc vào sản vào năng lực và sở thích và năng lực của bạn, hãy chọn cho mình một nơi học tập và phát triển phù hợp nhé.

Điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại.

Đây là một ngành học đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và năng động cùng khả năng ngoại ngữ tốt, chính vì vậy, điểm chuẩn ngành Kinh tế nhìn chung rất dao động tùy vào trường mà bạn chọn để học. Trong khoảng từ 15 - 29 điểm, bạn vẫn có thể lựa chọn học ngành Kinh tế đối ngoại tại các trường Top đầu hoặc sau hơn là do năng lực vào sở thích của bạn.

Ví dụ, đại học Ngoại thương tuyển ngành Kinh tế đối ngoại điểm từ 27-29 điểm, đại học Kinh tế Quốc dân có mức điểm chuẩn từ 25 - 27 điểm hay đại học Văn Lang có mức điểm từ 15-17 điểm.

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?

học kinh tế đối ngoại ra làm gì

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính, đầu tư nước ngoài. Làm việc trong các lĩnh vực logistics và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức chính ohuf hay các cơ quan chính phủ liên quan đến thương mại và thương mại đầu tư, các công ty tư vấn, tô chức và nghiên cứu giáo dục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng của mình để làm việc trong những công ty đa quốc gia, các tổ chức chính phủ hoặc các nhân viên của chính phủ. Công việc bạn có thể bao gồm việc đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo thị trường và tăng cường quan hệ kinh doanh giữa các quốc gia.

Nhìn chung, sinh viên Kinh tế đối ngoại ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm tốt nếu biết ứng dụng đúng cách khả năng của bản thân.

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có mức lương tốt so với mặc bằng chung của các ngành Kinh tế. Về cơ bản, bạn mức lương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm như học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ,... và dao động trong khoảng 10 - 30 triệu/tháng

Tìm việc ngành Kinh tế đối ngoại ở đâu?

tìm việc ngành kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại là một ngành đứng đầu trong những ngành kinh tế hiện nay, vì thế sinh viên tốt nghiệp sẽ rất được trọng dụng. Hiện nay, sinh viên hoàn toàn có thể tìm việc trực tiếp qua website của các công ty với những thông tin tuyển dụng được doanh nghiệp đăng trực tiếp.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những trang tìm việc làm uy tín hiện nay như StudentJob.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành kinh tế đối ngoại. Các thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục với nhiều ngành nghề, vị trí làm việc như việc làm thực tập sinh hay việc làm part time, vị trí làm việc như việc làm tại Hà Nộiviệc làm tại TP Hồ Chí Minh, v.v.

Lời kết.

Ngành kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực quan trọng và phát triển trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay. Để có thể học tập và làm việc tốt trong ngành này, bạn đừng quên trau dồi cho mình những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể đạt được những thành tựu như bạn mong muốn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.