Nhân viên kho là làm gì? Lương có cao không?
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Nhân viên kho là gì?
Nhân viên kho là những người làm việc trong bộ phận kho, thực hiện các công việc quản lý, kiểm đếm, bảo quản & xử lý hàng tồn kho. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, số lượng nhân viên kho được tuyển dụng là khác nhau. Còn với những kho hàng nhỏ, nhân viên kho kiêm luôn thủ kho.
Nhiều bạn trẻ mới ra trường cũng rất quan tâm đến vị trí nhân viên kho trong các doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy vị trí này trên các trang tuyển dụng.
Vậy nhân viên kho làm gì? Nó có thực sự khó như người ta vẫn nói không?
Mô tả công việc nhân viên kho
Dưới đây sẽ là bảng mô tả công việc nhân viên kho thường thấy tại các doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này!
Quản lý hồ sơ kho
Bởi trong kho hàng của mỗi doanh nghiệp không chỉ có vài chục loại sản phẩm mà số lượng sản phẩm có thể lên đến hàng trăm loại thậm chí có khối lượng hàng tấn, hàng trăm tấn,… nếu đó là các doanh nghiệp lớn.
Vậy nên, nhân viên kho phải quản lý hồ sơ chặt chẽ để nắm rõ thông tin.
- Tài liệu hiển thị rõ ràng tất cả các lối đi và nơi đặt các mặt hàng theo các tiêu chí nhất định.
- Dựa vào các tiêu chí trên để ghi thẻ, size, màu sắc và hạn sử dụng cho từng sản phẩm.
- Đặt mã vạch điện tử lên hàng hóa khi có yêu cầu để truy xuất dữ liệu khi cần dễ dàng, nhanh chóng.
- Nếu đó là hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng, nhân viên kho sẽ dán biển báo để bộ phận vận chuyển lưu ý.
>>>Xem thêm: Thời vụ là gì? Có nên làm nhân viên thời vụ không?
Chịu trách nhiệm về thủ tục xuất nhập khẩu
- Chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan đến xuất nhập kho theo đúng quy định.
- Trực tiếp tham gia và giám sát quá trình xuất nhập khẩu.
- Kiểm tra đầy đủ số lượng, mẫu mã theo yêu cầu của đơn hàng sau đó ký nhận.
- Lưu các chứng từ liên quan và chuyển cho phòng kế toán.
- Tiến hành lập các chứng từ nhập xuất tương ứng.
- Trong phần mềm quản lý, nhân viên kho sẽ lưu nội dung nhập hoặc xuất để đồng bộ với hệ thống.
Quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi thường xuyên, đối chiếu số lượng hàng hóa trong kho với số lượng hàng thực tế.
- Thực hiện các báo cáo về tình trạng hàng hóa lên cấp quản lý.
- Cập nhật số lượng, đối chiếu hàng tồn kho, đảm bảo rằng hàng tồn kho được giữ chỉ ở mức tối thiểu.
- Tiến hành kiểm tra & thống kê các mặt hàng cần thanh lý gấp hoặc sắp hết hạn sử dụng. Sau đó lập danh sách chuyển sang phòng kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nếu phát hiện có sự khác biệt giữa hàng hóa thực tế trong kho và trên giấy tờ, nhân viên kho cần báo ngay cho cấp quản lý để xử lý kịp thời.
Sắp xếp, quản lý các loại hàng hóa trong kho
- Phân chia và sắp xếp các mục theo tiêu chí nhất định để dễ dàng tìm kiếm.
- Sắp xếp các mặt hàng trong kho một cách khoa học đảm bảo không có điều kiện ẩm mốc.
- Quản lý hàng trong kho bằng cách kiểm tra hàng ngày đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa theo quy định.
- Luôn giữ kho sạch sẽ, an toàn.
Kiểm tra số lượng hàng hóa trong kho
- Khi đã đối chiếu hóa đơn & phiếu nhập kho, nhân viên kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng hàng có khớp với thông tin in trên hóa đơn không.
- Nếu có chênh lệch nhân viên kho báo ngay cho cấp quản lý để được xử lý. Nếu không có gì khác biệt, họ sẽ kiểm tra hạn sử dụng còn lâu hay không để xử lý.
Các công việc khác
Ngoài các nhiệm vụ chính như trên, bộ phận kho còn phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:
- Lập báo cáo theo yêu cầu cấp trên về các công việc đã đạt kết quả.
- Dán tem, nhãn hàng hóa.
- Phối hợp với kế toán kho kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa định kỳ.
- Lưu trữ toàn bộ giấy tờ, hóa đơn,… để bàn giao cho cấp trên.
- Tiến hành hực hiện các công việc do cấp trên yêu cầu.
- Đưa ra đề xuất về giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc.
Những tố chất và kỹ năng cần trau dồi để trở thành nhân viên kho hàng?
Sau khi đã xác định được nhân viên kho là gì, có lẽ bạn sẽ quan tâm đến trình độ và kỹ năng của nhân viên kho là gì đúng không?
Trình độ học vấn và chuyên môn
Vị trí này không bắt buộc bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành quản lý, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có 1-2 năm kinh nghiệm ở vị trí này.
Ngoài ra, biết sử dụng máy tính & các phần mềm cơ bản cũng là một lợi thế.
>>>Xem thêm: Việc làm hiện nay tại TP Hồ Chí Minh
Kỹ năng một nhân viên kho cần có
Ngoài yêu cầu giáo dục cơ bản, nhân viên kho cần trau dồi các kỹ năng:
Kỹ năng kiểm tra, viết phiếu xuất- nhập kho.
Công việc chính nhân viên kho là tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn chứng từ. Bạn cần dành nhiều thời gian tìm hiểu các tài liệu liên quan và tập kiểm tra, rà soát thông tin sao cho vừa nhanh vừa chính xác.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu quy trình làm phiếu xuất nhập kho để đảm bảo công việc được vận hành đúng theo bộ máy.
Kỹ năng tổ chức, quản lý hàng hóa.
Công việc sắp xếp, quản lý hàng hóa tuy không quá khó nhưng để làm việc hiệu quả thì nhất định bạn cần phải học hỏi rất nhiều.
Khi thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng quản lý hàng hóa, rút ngắn thời gian kiểm tra, tìm kiếm sản phẩm trong kho.
Để làm tốt kỹ năng này, cần phải nắm rõ thông tin chung về hàng hóa: số lượng, mẫu mã, kích thước,… để có cách sắp xếp khoa học nhất.
Kỹ năng kiểm hàng trong kho.
Kỹ năng kiểm tra hàng hóa là một trong những yêu cầu bắt buộc. Việc kiểm tra sẽ giúp bạn chủ động trong việc nắm bắt thông tin về sản phẩm, nhanh chóng phát hiện sự khác biệt để kịp thời xử lý.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Nhân viên kho chính là trung gian giữa các phòng. Vì vậy, bạn cần biết cách phối hợp với các phòng ban khác như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng vận chuyển, v.v.
Khi bạn có kỹ năng làm việc nhóm, công việc của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, rút ngắn thời gian và hiệu quả hơn.
Những lưu ý cần phải tránh khi làm nhân viên kho
Khi đảm nhận vị trí nhân viên kho, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để công việc được diễn ra suôn sẻ:
- Khi kiểm hàng quý khách kiểm tra số lượng, mẫu mã, hạn sử dụng của sản phẩm
- Phải luôn kiểm soát hoạt động của đồng nghiệp trong kho nếu bạn giữ vị trí quản lý kho. Khi có tình huống xấu xảy ra, nhân viên thường đổ lỗi cho người khác vì vậy bạn cần phải quan sát một cách tinh tế để xác định nguyên nhân đến từ ai.
- Nó là cần thiết để đảm bảo rằng hàng tồn kho ở mức quy định. Nếu tồn kho ở mức tối thiểu, rất dễ xảy ra tình trạng không cung cấp hàng kịp thời.
- Bạn cần dán nhãn và sắp xếp các mẫu và sản phẩm hợp lý. Nếu sắp xếp hàng hóa không logic sẽ dễ xảy ra tình trạng hàng hóa khó tìm, chiếm nhiều diện tích kho bãi, phát sinh thêm phí quản lý.
- Bạn cần phải nhập dữ liệu một cách chính xác nhất. Bởi chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ, chênh lệch dù chỉ 1 chiếc, doanh nghiệp sẽ phải huy động toàn bộ nhân viên trong kho để rà soát lại toàn bộ giấy tờ, hồ sơ liên quan.
Mức lương & phúc lợi của bộ phận kho như thế nào?
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kho. Nhân viên kho là công việc không qua phức tạp & không yêu cầu bằng cấp.
Hiện nay mức lương trung bình của công nhân kho trên thị trường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm cá nhân, bạn có thể thương lượng hoặc đề xuất tăng mức lương này.
Bên cạnh đó, nhân viên kho còn được hưởng các chế độ phụ cấp theo năng lực và hiệu quả công việc. Trong trường hợp tăng ca, doanh nghiệp sẽ có phụ phí cho bạn.
>>>Xem thêm: Nhân viên Admin là gì? Công việc Admin là gì?
Phần kết
Hi vọng thông qua những thông tin hữu ích này bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất của công viên nhà kho. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc “ngon lành cành đào”, hãy kết nối ngay trên StudentJob luôn cập nhật thông tin và vị trí ứng tuyển giúp ứng viên dễ dàng kết nối nhanh chóng với doanh nghiệp mình yêu thích.